Bán lẻ Việt vẫn thiếu chuyên nghiệp

21/03/2019 10:10
21-03-2019 10:10:56+07:00

Bán lẻ Việt vẫn thiếu chuyên nghiệp

Đến thời điểm này, Việt Nam vẫn chưa có chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước.

Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá phát triển khá mạnh trong những năm gần đây. Riêng năm 2018, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt gần 4,4 triệu tỉ đồng, tăng 11,7% so với năm 2017, mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây. Thông tin này được bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), cho biết tại diễn đàn đầu tư tiếp thị và bán lẻ Việt Nam tổ chức ngày 20-3 tại Hà Nội.

Tuy nhiên, các ý kiến ở diễn đàn cũng nhất trí thị trường bán lẻ Việt Nam hiện còn nhiều hạn chế, bất cập như thiếu chiến lược tổng thể và toàn diện để đẩy mạnh phát triển thương mại trong nước một cách bền vững; thiếu tính liên kết giữa các lực lượng tham gia thị trường, tính chuyên nghiệp không cao, năng lực tài chính hạn chế... Đặc biệt, hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ thiếu tính chuyên nghiệp từ công nghệ quản trị chuỗi, tổ chức trưng bày hàng hóa; giá cả thiếu cạnh tranh; nguồn hàng chưa phong phú, đa dạng; mức độ kiểm soát chất lượng hàng hóa chưa đáp ứng được yêu cầu; mạng lưới chưa rộng khắp và tương xứng với nhu cầu của khách hàng...

Từ góc độ cơ quan quản lý nhà nước, bà Nga chỉ rõ các doanh nghiệp (DN), hàng hóa Việt Nam còn gặp khó khăn khi tham gia vào chuỗi phân phối của các siêu thị trong và ngoài nước. "Ngoài việc phải trải qua một quy trình phức tạp về thủ tục, các nhà cung cấp phải trả hàng loạt phí như phí trưng bày, mở mã, quầy kệ, marketing, thưởng doanh số, chiết khấu" - bà Nga nêu thực tế.

Dưới góc nhìn của một DN có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bán lẻ, ông Nguyễn Tiến Vượng, Phó Tổng Giám đốc Thường trực Tổng Công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), nhìn nhận Việt Nam nhiều tiềm năng nhưng không phải vì thế mà các DN chủ quan, chậm thay đổi. Ông cho rằng để có được thị phần, DN bán lẻ Việt cần chủ động hội nhập, nắm bắt cơ hội và đầu tư hạ tầng công nghệ để đủ sức cạnh tranh.

Nhiều ý kiến cho rằng hệ thống chuỗi siêu thị, cửa hàng bán lẻ Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế - Ảnh: Tấn Thạnh

Bà Đặng Thúy Hà, Giám đốc khu vực miền Bắc - Công ty Nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, nhấn mạnh nhu cầu của người tiêu dùng về sự tiện lợi có thể xem là kim chỉ nam cho sự đổi mới của các DN và các kênh bán lẻ hiện nay. DN bán lẻ cần chú ý đến trải nghiệm của người tiêu dùng, họ luôn muốn dễ dàng lựa chọn, dễ dàng thanh toán trong không gian tự do, nhanh chóng, không bị làm phiền.

"Hiến kế" cho các DN Việt phát triển thị trường bán lẻ, bà Lưu Bảo Vân, Giám đốc điều hành dự án Intage Việt Nam, cho rằng DN cần ứng dụng công nghệ để khai thác thông tin khách hàng, nắm bắt thị hiếu và cập nhật nó hằng ngày để thay đổi theo. "Việc khai thác được các dữ liệu lớn (Big data) hay thông tin từ trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ giúp các nhà bán lẻ cập nhật được hơi thở thị trường, từ đó có những quyết định đầu tư đúng đắn" - bà Vân nhận định.

Lĩnh vực khởi nghiệp nhiều nhất

TS Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh, đánh giá bán lẻ là lĩnh vực có nhiều DN đăng ký kinh doanh và khởi nghiệp nhất ở Việt Nam. Theo ông Thành, Việt Nam cũng là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng nhanh trong lĩnh vực bán lẻ. Vị chuyên gia nhấn mạnh dư địa của lĩnh vực này còn rất lớn, trong khi thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng thay đổi đòi hỏi DN phải thích ứng để phát triển.

Minh Chiến

NGƯỜI LAO ĐỘNG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng: Quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt...

Hồi phục nhanh sau bão Yagi, Quảng Ninh đón hơn 6 nghìn lượt khách

Sau khi nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du...

Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

Theo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia bậc 1 “kiểu mẫu”.

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Bộ Công Thương vừa được giao nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời...

Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các...

Chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, hơn 2 tháng vẫn bặt tin!

Một khách hàng chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, tài khoản phía người nhận nhầm đã bị phong tỏa nhưng hơn 2 tháng nay vẫn chưa thể lấy lại tiền.

Để nhiều sản phẩm Việt Nam có mặt trên thị trường Hàn Quốc

Bộ trưởng Oh Young Joo cho biết việc có thêm nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc hay có nhiều tiểu thương Việt Nam kinh doanh ở các chợ truyền thống ở...

Canada ban hành kết luận cuối điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam được xác định cụ thể như sau: Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hoà Phát Hải Dương là...

Các đối tác phát triển đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Ngày 13/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Hội thảo có sự tham dự của nhiều đối...

Các quỹ châu Á lập liên minh, hứa hẹn bơm 35 tỉ đô la vào Việt Nam

Một liên minh đầu tư mới thành lập, có tên gọi Vietnam Private Capital Agency (VPCA) đặt mục tiêu thúc đẩy 35 tỉ đô la Mỹ vốn đầu tư chảy vào Việt Nam trong thập...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98