Bộ Công thương muốn đưa lợi nhuận của EVN cố định vào giá điện

29/03/2019 08:43
29-03-2019 08:43:26+07:00

Bộ Công thương muốn đưa lợi nhuận của EVN cố định vào giá điện

Thay vì đưa lợi nhuận định mức của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vào công thức tính giá điện trong từng thời điểm điều chỉnh giá điện, Bộ Công Thương đang muốn đưa lợi nhuận định mức của EVN cố định vào công thức này.

Giá điện có thể được tính cố định thêm lợi nhuận định mức của EVN. Ảnh: TTO

Dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg ngày 30 tháng 6 năm 2017 của Thủ tướng quy định về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân do Bộ Công thương vừa đưa ra lấy ý kiến, đã đưa lợi nhuận định mức của EVN cố định trong công thức tính giá bán lẻ điện bình quân.

Theo dự thảo, giá bán điện bình quân được lập trên cơ sở chi phí của các khâu phát điện, truyền tải điện, phân phối, bán lẻ điện, điều hành quản lý ngành và chi phí khác cùng lợi nhuận định mức của EVN để đảm bảo vận hành, cung ứng điện và đáp ứng đủ nhu cầu đầu tư theo kế hoạch của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Đây là điểm khác biệt khi trước đây lợi nhuận định mức của EVN mặc dù vẫn được tính toán vào giá bán lẻ điện bình quân, song không phải là khoản cố định trong công thức tính.

Nêu quan điểm về vấn đề này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng việc bổ sung lợi nhuận định mức của EVN vào công thức tính giá điện bình quân là phù hợp với cách tính giá điện trong thời gian qua.

Đơn cử như tại quyết định của Thủ tướng về phê duyệt kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển 5 năm 2016-2020 yêu cầu EVN phải có lợi nhuận tối thiểu 3% trên vốn chủ sở hữu.

Thực tế lần tăng giá ngày 20-3-2019 vừa qua EVN đã được hưởng lợi nhuận định mức là 3% vốn chủ sở hữu.

Ngoài ra, với các khoản chi phí được tính vào giá điện như chênh lệch tỷ giá, các chi phí khác hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành, VCCI cho rằng cần làm rõ hơn "các chi phí khác hợp lý, hợp lệ theo quy định hiện hành" là chi phí gì và được thực hiện theo những quy định nào?

Bởi trên thực tế, cơ quan này cho rằng việc xác định chi phí nào được tính hoặc không được tính vào giá điện không đơn giản, bởi EVN có rất nhiều khoản chi ứng với các hoạt động rất đa dạng.

Dẫn chứng là trong quá trình kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện các năm, đã có trường hợp tranh luận giữa các thành viên đoàn kiểm tra về việc chi phí nào được tính vào giá điện, ví dụ, chi phí cho Tạp chí Điện lực có được tính vào giá điện hay không?

Do đó, VCCI cho rằng để tránh việc có những chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh điện được tính vào giá điện, đề nghị cơ quan soạn thảo minh định rõ nguyên tắc chỉ những chi phí phục vụ việc vận hành, cung ứng điện thì được tính vào giá điện.

Đồng thời, với các khoản chi phí cho những công việc mà nếu không có công việc đó thì cũng không ảnh hưởng đến việc vận hành, cung ứng điện trong ngắn hạn và dài hạn, VCCI đề nghị cần được loại ra khỏi giá điện.

Đơn cử như chi phí tuyên truyền tiết kiệm đưa vào giá điện là không hợp lý theo VCCI, cũng như không phù hợp với nguyên tắc "giá điện chỉ bao gồm những chi phí phục vụ việc vận hành, cung ứng điện".

Cụ thể, các phương án giá điện cần được công khai ít nhất 10 ngày trước khi được ban hành. Các quyết định tăng giá điện chỉ có hiệu lực sau ít nhất 15 ngày kể từ ngày ban hành.

VCCI cũng đề nghị cần công khai phương án giá điện. Bởi hiện nay phương án giá điện vẫn được coi là tài liệu mật và việc tăng giá chỉ được thông báo rộng rãi vào thời điểm quyết định tăng giá có hiệu lực, khiến doanh nghiệp sử dụng điện gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch kinh doanh, tài chính. 

N.An

Tuổi Trẻ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

So kè lợi nhuận 8 tháng của 2 doanh nghiệp đầu ngành nước

Tám tháng đầu năm 2024, "ông lớn" ngành nước Biwase ghi nhận 430 tỷ đồng lãi sau thuế, trong khi TDM Water có lãi hơn 112 tỷ đồng - chỉ chiếm hơn 1/4 số lãi Biwase...

Hội nghị “Gateway to ASEAN 2024”: Bà Đặng Huỳnh Ức My chia sẻ những giải pháp đổi mới sáng tạo một cách bền vững

Ngày 06/09 vừa qua, hội nghị “Gateway to ASEAN” 2024 với chủ đề "ASEAN: Crossroad to The World” của Ngân hàng UOB Singapore đã diễn ra tại TP.HCM. Tham dự thảo luận...

Hai pháp nhân liên quan KHG tại siêu dự án Gò Găng bất ngờ giảm mạnh vốn

Hai pháp nhân liên quan KHG tham gia vào siêu dự án Gò Găng mới đây bất ngờ giảm mạnh vốn điều lệ đăng ký từ hàng ngàn tỷ đồng chỉ còn vài trăm tỷ đồng. KHG cũng...

Do đâu SSG điều chỉnh kế hoạch lợi nhuận 2024 gấp 10 lần ban đầu?

Vận tải biển Hải Âu cho biết tàu Sea Dream đang bước vào giai đoạn tàu già sau gần 18 năm khai thác, vì vậy Công ty có kế hoạch bán tàu này với giá từ 3.4-3.6 triệu...

Cựu thành viên GVR lại tạm dừng hoạt động kinh doanh, có khả năng giải thể

Lãnh đạo CTCP Xây dựng - Địa ốc Cao su (UPCoM: RCD) vừa quyết định tạm dừng kinh doanh trong vòng 1 năm do hoạt động không hiệu quả.

Bất chấp sóng gió thị trường, 2 ông lớn ngành nhựa vẫn đua nhau lập đỉnh

NTP và BMP là những đối thủ truyền thống trong ngành nhựa. Tuy nhiên, trên thị trường chứng khoán, cuộc đua về giá cổ phiếu cũng đang diễn ra bất chấp tâm lý chung...

Dự định ngành chăn nuôi còn khó khăn, Dolico ước lỗ gần 2 tỷ trong 9 tháng đầu năm

Dolico ước lỗ trước thuế gần 2 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm. Để cải thiện hoạt động kinh doanh, Doanh nghiệp đã thông qua việc cho thuê nhà kho, cửa hàng và thậm...

Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh lỗ sau thuế 164 tỷ đồng

Đầu tư Phát triển Mỹ Khánh lỗ sau thuế 164 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, cùng kỳ Công ty lỗ hơn 1 tỷ đồng. Đáng chú ý, nợ phải trả tăng lên 2,590 tỷ đồng, gấp 36...

UBCKNN phạt nặng các doanh nghiệp không công bố thông tin

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành loạt quyết định xử phạt các doanh nghiệp do vi phạm công bố thông tin.

Tân Liên Phát Tân Cảng kinh doanh ra sao nửa đầu năm?

CTCP Tiếp vận và Bất động sản Tân Liên Phát Tân Cảng lỗ sau thuế hơn 4 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024. Dù thua lỗ nhưng kết quả này đã cải thiện so với khoản lỗ 129...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98