Cách để doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng các hiệp định thương mại

21/03/2019 15:39
21-03-2019 15:39:15+07:00

Cách để doanh nghiệp vừa và nhỏ tận dụng các hiệp định thương mại

Chủ tịch FedEx châu Á Thái Bình Dương cho rằng nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn mơ hồ về cách tận dụng các hiệp định thương mại.

Các hiệp định thương mại được lập ra nhằm mục đích cắt giảm và xóa bỏ các rào cản thuế quan cũng như phi thuế quan giữa các nước tham gia - giúp các doanh nghiệp địa phương có cơ hội tiếp cận nhiều khách hàng hơn và mở rộng thị trường ra quốc tế, thúc đẩy thương mại toàn cầu.

Đơn cử như CPTPP, giúp xóa bỏ thuế quan đối với khoảng 95% hàng hóa được giao dịch giữa các quốc gia thành viên. Hiệp định nãy đã bắt đầu hiệu lực từ tháng 12/2018, tạo ra một khối thương mại quốc tế với 11 nền kinh tế thành viên chiếm khoảng 14% nền kinh tế toàn cầu. Con số đó được dự đoán sẽ tăng lên 18% khi nhiều quốc gia đang quan tâm đến việc tham gia Hiệp định này.

Hiệp định Đối tác kinh tế giữa Liên minh châu Âu với Nhật Bản (EPA) cũng là một thỏa thuận được kỳ vọng sẽ thúc đẩy tăng trưởng khối lượng thương mại toàn cầu lên thêm 30%. Hiệp định này có hiệu lực bắt đầu từ tháng 2/2019.

Bên trong một nhà máy giấy các tông tại TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa

"Tuy nhiên, điều ngạc nhiên lớn nhất là có rất ít các doanh nghiệp và doanh nghiệp vừa và nhỏ trên toàn thế giới biết về những thỏa thuận này, và đang bỏ lỡ cơ hội để biến những tiềm năng của doanh nghiệp đi đến thành công", bà Karen Reddington - Chủ tịch FedEx châu Á Thái Bình Dương nói vẫn thường gặp các trường hợp doanh nghiệp còn khá mơ hồ về thỏa thuận thương mại.

Tại một số thị trường như Singapore, có một sự thừa nhận rộng rãi rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc gặt hái những lợi ích trong giao dịch thương mại. Ở Australia, một thăm dò của chính phủ đã diễn ra vì những lo ngại rằng các doanh nghiệp vừa và nhỏ không nắm bắt được cơ hội tiếp cận thỏa thuận thương mại. Ở châu Âu, nghiên cứu chỉ ra rằng việc thiếu thông tin hoặc sự phức tạp về quy định sẽ khiến các công ty thất thoát hàng tỷ euro vào các trách nhiệm hải quan phi lý.

Vậy đâu là câu trả lời cho vấn đề này? Theo chuyên gia, nên bắt đầu bằng việc xem các thỏa thuận thương mại là một phần của chiến lược kinh doanh, đảm bảo doanh nghiệp hiểu rõ tại sao họ có thể hưởng lợi khi các điều khoản được cải thiện.

Rõ ràng, công ty tận dụng các thỏa thuận thương mại sẽ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn, tiếp cận thị trường mới, sở hữu cơ sở dữ liệu khách hàng rộng hơn và có thể tự tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Triển vọng thay đổi càng rõ ràng hơn đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp nhỏ.

Tuy nhiên, cũng có các thách thức. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường thiếu hụt nhân lực và chuyên môn để điều hướng các quy tắc thương mại phức tạp và không biết cách gặt hái những lợi ích từ các hiệp định thương mại. Vì vậy, cần có những "người giảng giải" để hướng dẫn họ chọn lọc ra thông tin tối ưu và có thể chạm đến các lợi ích cụ thể trong giao dịch thỏa thuận.

Ngoài giảm thuế cho hầu hết hàng hóa, CPTPP còn giúp việc vận chuyển hàng hóa giữa các quốc gia thành viên dễ dàng hơn bằng cách hợp lý hóa giấy tờ, tăng tính minh bạch và thiết lập các quy tắc phản ánh chuỗi cung ứng hiện đại. Điều đó có nghĩa là các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ có thể thực hiện giao dịch thương mại tại 11 thị trường thuộc CPTPP, chỉ với một bộ quy tắc và tài liệu yêu cầu duy nhất, giúp nâng cao khả năng tiếp cận thị trường chung tiềm năng với gần 500 triệu người tiêu dùng.

Trong một khối thương mại, các thành viên đang ngày càng có nhiều lựa chọn. Chẳng hạn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các thị trường CPTPP khác nhau có thể hợp tác để khai thác một thị trường thứ ba hoàn toàn khác biệt – điều này giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc bằng cách tập hợp các nguồn lực để cùng hướng đến một mục tiêu chung.

"Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng nên tận dụng mối liên kết với các cơ quan kinh doanh, chính phủ hay các tổ chức doanh nghiệp vừa và nhỏ - hoặc làm việc cùng với các công ty đối tác logistics để hiểu hơn về điểm bắt đầu cho sự thành công nhanh chóng của doanh nghiệp", bà Karen khuyến nghị.

Viễn Thông

VNEXPRESS





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Một công ty bị truy tố tội trốn thuế trong vụ mua bán trái phép hóa đơn trị giá 13.000 tỉ đồng

Trong vụ mua bán trái phép hóa đơn, công ty này đã sử dụng 51 hóa đơn GTGT khống để kê khai, trốn hơn 31 tỉ đồng tiền thuế GTGT và thuế TNDN.

TPHCM: Đến năm 2030, kinh tế số sẽ đóng góp 40% GRDP, xây dựng Trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

TPHCM đặt mục tiêu đến năm 2030 là đầu tàu về kinh tế, đi đầu trong hoạt động đổi mới sáng tạo. Phấn đấu kinh tế số đóng góp khoảng 40% GRDP, 40% doanh nghiệp có...

Dồn lực khắc phục sự cố lưới điện sau bão số 3

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang tập trung chỉ đạo Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) và các đơn vị trực thuộc tổng lực huy động lực lượng xử lý, khắc...

Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên: Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 07/09, Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên cho biết, Bộ Công an đã phát hiện những vụ lừa đảo qua mạng rất lớn có đầy đủ quy trình, quy...

Lo thiếu điện, Bộ Công Thương đề xuất phát triển điện hạt nhân cỡ nhỏ

Bộ Công Thương tính đến phương án tăng phát triển điện mặt trời và nghiên cứu giải pháp phát triển năng lượng hạt nhân lò phản ứng mô đun nhỏ, bao gồm nhà máy điện...

Bộ Tài chính: Giải ngân vốn đầu tư công đạt 290 ngàn tỷ đồng, bằng 36% kế hoạch

Bộ Tài chính kiến nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc, quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công của...

Doanh nghiệp Việt đã sẵn sàng cho ‘nền kinh tế bạc’?

Việt Nam đã bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 khi tỷ lệ người cao niên trên 60 tuổi bắt đầu vượt ngưỡng 10%. Tỷ lệ này tiếp tục tăng nhanh và đạt 25%...

Ông Nguyễn Huy Dũng được bầu làm Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên

Chiều 06/09, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã bầu đồng chí Nguyễn Huy Dũng giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên, nhiệm kỳ 2020-2025.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tăng 2.0% so với tháng trước

Sản xuất công nghiệp tháng 8 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 8/2024 tăng 2.0% so với tháng trước và tăng 9.5% so...

Tám tháng năm 2024, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn NSNN ước đạt 47.8% kế hoạch năm

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương tập trung đẩy mạnh thực...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98