Chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc hồi phục mạnh

31/03/2019 13:34
31-03-2019 13:34:54+07:00

Chỉ số PMI sản xuất của Trung Quốc hồi phục mạnh

Chỉ số PMI chính thức về hoạt động sản xuất công nghiệp của Trung Quốc hồi phục mạnh trong tháng 3/2019, báo hiệu sự ổn định đang trở lại nền kinh tế nước này khi các biện pháp kích thích kinh tế bắt đầu phát huy tác dụng.

Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất công nghiệp của Trung Quốc tăng lên 50.5, từ mức 49.2 trong tháng trước, đánh dấu mức tăng mạnh nhất kể từ năm 2012. Chỉ số PMI phi sản xuất – đo lường lĩnh vực dịch vụ và xây dựng – ở mức 54.8, cao hơn mức 54.3 trong tháng 2/2019. Được biết, chỉ số PMI trên mức 50 thể hiện sự mở rộng.

Các chỉ số phụ khác cũng được cải thiện, trong đó số đơn đặt hàng mới và đơn xuất khẩu mới đều tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng.

“Các biện pháp chính sách tiền tệ đã phát huy tác dụng và các chính sách tài khóa chủ động đã góp phần ổn định khoản đầu tư”, Zhou Hao, Chuyên gia kinh tế tại Commerzbank AG ở Singapore, nhận định. “Trong ngắn hạn, kỳ vọng Trung Quốc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc có thể sẽ giảm”, ông cho biết.

Ông Zhou lên tiếng cảnh báo rằng sự cải thiện về dữ liệu kinh tế trong tháng 3/2019 có thể phóng đại quá đà tăng thực sự của hoạt động kinh tế, khi dịp nghỉ lễ Tết Nguyên Đán đã bóp méo dữ liệu tháng 2/2019.

Dấu hiệu hồi phục

Những thông tin kinh tế vừa mới được công bố đã góp phần thể hiện dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế, trong đó cho thấy niềm tin của doanh nghiệp và các thị trường chứng khoán đã cải thiện phần nào giữa lúc nhận được sự hỗ trợ từ chính sách và những tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Tuần trước, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nói rằng các chỉ báo kinh tế tháng 3/2019 sẽ cho thấy dấu hiệu cải thiện, trong đó nền kinh tế đang làm tốt hơn dự báo trong quý 1/2019.

"Nền kinh tế khỏe mạnh của Trung Quốc không phải là kết quả của chính sách nới lỏng định lượng hay kích thích ồ ạt", Thủ tướng Trung Quốc - Lý Khắc Cường phát biểu tại Diễn đàn Châu Á Bác Ngao tại Trung Quốc hôm nay, "Một vài biến động về tăng trưởng kinh tế theo tháng, hoặc theo quý, là khó tránh khỏi. Dù vậy, chúng tôi vẫn tiếp tục các chính sách hiện tại, miễn là các số liệu kinh tế chủ chốt biến động trong khoảng hợp lý năm nay".

Chính phủ Trung Quốc tháng này công bố kế hoạch cắt giảm thuế quy mô 2,000 tỷ NDT(297 tỷ USD). Năm ngoái, họ cũng ra nhiều chính sách giúp doanh nghiệp nhỏ và lĩnh vực tư nhân tiếp cận vốn dễ dàng hơn. Dù vậy, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung vẫn đang là yếu tố gây bất ổn chính cho nhà đầu tư. Hôm nay cũng là ngày hai nước tiếp tục vòng đàm phán mới ở Bắc Kinh.

Thủ tướng Trung Quốc cũng cho biết chính phủ nước này chuẩn bị áp dụng luật đầu tư nước ngoài mới vừa được thông qua tháng này. Thay đổi này nhằm giải quyết các lo ngại về khả năng tiếp cận thị trường Trung Quốc - vốn bị nhiều công ty Mỹ phàn nàn. Trung Quốc dự định loại bỏ các luật mâu thuẫn với luật đầu tư mới và soạn thảo quy định để thực thi vào cuối năm. Họ cũng cam kết sẽ đối xử công bằng với tất cả công ty.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

GDP Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh

Nền kinh tế Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh và điều này có thể làm rối loạn con đường chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữa...

NHTW Nhật Bản dọn đường cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dường như đang làm hành lang chuẩn bị cho việc kết thúc chính sách lãi suất âm tại xứ sở mặt trời mọc khi Phó Thống đốc BoJ...

Thêm một ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt

Mặc dù không điều chỉnh, nhưng Ngân hàng Trung ương Canada vẫn để ngỏ khả năng lãi suất tiếp tục tăng nếu lạm phát ở nước này không giảm xuống.

Chuyên gia: Fed đang “xa rời” thực tế và sẽ phải giảm lãi suất 5 lần trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024, theo dự báo của chuyên gia quản lý quỹ Paul Gambles.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.

Giá nhà ở Mỹ tăng tháng thứ 8 liên tiếp, đạt mức cao kỷ lục mới trong tháng Chín

Giá nhà ở tại Mỹ đã tăng 0,7% trong tháng Chín so với tháng Tám trong bối cảnh lượng tồn kho thấp lịch sử tiếp tục đẩy giá nhà lên cao, ngay cả khi lãi suất thế...

Việc đồng USD giảm giá tác động như thế nào đến kinh tế thế giới?

Đối với các quốc gia phụ thuộc vào hàng hóa nhập khẩu, đồng USD yếu hơn có nghĩa là họ phải trả ít hơn cho những mặt hàng thiết yếu. Điều này có thể giúp giảm lạm...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98