Chứng khoán châu Á giao dịch ảm đạm trước thềm cuộc họp chính sách của Fed

19/03/2019 17:38
19-03-2019 17:38:12+07:00

Chứng khoán châu Á giao dịch ảm đạm trước thềm cuộc họp chính sách của Fed

Chứng khoán châu Á không có quá nhiều biến động trong ngày thứ Ba (19/03) trước khi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu vào cuối ngày hôm nay.

Khép lại phiên giao dịch ngày thứ Ba (19/03), cổ phiếu Trung Quốc Đại lục xanh đỏ đan xen, cụ thể chỉ số Shanghai Composite giảm 0.18% xuống 3,090.98 điểm và chỉ số Shenzhen Component gần như đi ngang ở mức 9,839.74 điểm. Trong khi đó, chỉ số Shenzhen Composite tăng 0.176% lên 1,688.76 điểm.

Chỉ số Hang Seng của Hồng Kông tăng 0.1% lên 29,466.28 điểm, khi cổ phiếu của ông lớn ngân hàng HSBC tăng hơn 0.2%.

Chỉ số Nikkei 225 của Nhật bản giảm nhẹ còn 21,566.85 điểm (tương đương 0.08%) mặc dù chỉ số cổ phiếu của những ông lớn như Fast Retailing, Softbank Group và Fanuc đều tăng trong ngày giao dịch hôm nay. Chỉ số Topix hạ 0.21% và kết thúc phiên với 1,610.23 điểm. 

Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi giảm nhẹ 0.09% xuống còn 2,177.62 điểm.

Nguồn: CNBC

Giữa lúc thị trường đi xuống, một nhà đầu tư đã nói rằng hiện nay ông “đang khá cẩn trọng”.

“Dường như giá của các tài sản rủi ro đã chạy trước những chỉ số cơ bản”, Daryl Liew, Trưởng bộ phận quản lý danh mục đầu tư của REYL Singapore, trả lời trên chương trình “Street Signs” của CNBC vào ngày thứ Ba (19/03). “Nếu như nhìn vào đà tăng đột ngột của thị trường chứng khoán trong giai đoạn từ đầu năm đến nay, có thể thấy được nó đang đi ngược lại với bối cảnh giảm tốc của  kinh tế toàn cầu”.

Trong khi đó, chỉ số ASX 200 của Australia khép phiên giao dịch ở 6,184.80 điểm sau khi giảm nhẹ 0.09%.

Cũng trong ngày thứ Ba (19/03), các biên bản cuộc họp chính sách tháng 3 của Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) đã được công bố, nhấn mạnh đến những căng thẳng thương mại “tiếp tục là nguồn nguyên nhân gây bất ổn cho dự báo kinh tế toàn cầu”.

“Việc hoãn nâng thuế (vốn được ấn định vào ngày 01/03/2019) đã tạo ra tâm lý lạc quan cho rằng căng thẳng thương mại có thể dịu đi. Thế nhưng, việc nâng thuế trong năm 2018 tiếp tục đè nặng lên thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và đã gây ra hiệu ứng dây chuyền làm ảnh hưởng đến một số nền kinh tế khác”, dựa theo các biên bản được đưa ra. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Australia, theo dữ liệu mới nhất từ Bộ Ngoại giao và Thương mại Australia.

Đồng AUD tiếp tục giảm xuống mức 0.7095 USD vào phiên chiều, sau khi chạm mức trên 0.711 USD trong ngày hôm qua, thời điểm đồng tiền này được thúc đẩy bởi đồng USD yếu và giá quặng sắt tăng, cùng với một số yếu tố khác.

Fed tổ chức họp vào ngày thứ Ba

Đêm qua trên Phố Wall, chỉ số Dow Jones ghi nhận chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp khi đóng cửa giao dịch ở 25,914.10 điểm, cao hơn phiên trước 65.23 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0.4% lên 2,832.94 điểm, đồng thời chỉ số Nasdaq Composite cũng cộng thêm 0.3% lên 7,714.48 điểm.

Các chỉ số tăng lên trước khi cuộc họp chính sách tiền tệ kéo dài hai ngày của Fed bắt đầu, dự kiến diễn ra vào ngày thứ Ba (19/03). Thị trường kỳ vọng Fed sẽ giữ nguyên lãi suất, theo công cụ FedWatch của CME Group. Tuy nhiên, giới đầu tư sẽ tìm kiếm manh mối về dự báo kinh tế của Ngân hàng Trung ương. Fed trước đó đã báo hiệu sẽ “kiên nhẫn” trong việc tăng lãi suất từ cuộc họp đầu năm 2019.

“Chúng tôi sẽ quan sát chặt chẽ để xem liệu có thể thấy được bất cứ thay đổi đáng kể nào trong biểu đồ Dot-Plot hay không và mặc dù trên thực tế có thể có vài dấu chấm vẫn giữ nguyên vị trí”, David Mann, Chuyên gia kinh tế toàn cầu tại Standard Chartered, trả lời trong chương trình “Capital Connection” của CNBC vào ngày thứ Ba (19/03). Biểu đồ Dot-Plot là biểu đồ thể hiện kỳ vọng của các thành viên Ủy ban Thị trường Mở Liên bang Mỹ (FOMC) đối với dự báo lãi suất của Fed.

Ông Mann nói rằng, biểu đồ Dot-Plot được sử dụng vào thời điểm Fed “muốn sử dụng phương pháp dẫn dắt kỳ vọng thị trường trong tương lai (forward guidance) một cách mạnh mẽ hơn như là một cách chủ yếu để dẫn dắt lãi suất xuống mức thấp hơn trong khoảng thời gian dài hơn”.

Chỉ số đồng USD – chỉ số theo dõi diễn biến đồng bạc xanh so với những đồng tiền chủ chốt khác – dừng ở mức 96.425 sau khi dao dộng ở mức 96.524 trong phiên sáng.

Đồng Yên Nhật giao dịch ở mức 111.25 đổi 1 USD sau khi dao động ở mức 111.6 đổi 1 USD trong phiên trước.

Giá dầu tuần này tiếp tục tăng, nhờ vào tín hiệu gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC. Trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Ba (19/03), hợp đồng dầu Brent tương lai tăng 0.3% lên mức 67.74 USD/thùng và hợp đồng dầu WTI tương lai tăng nhẹ, giao dịch ở mức 59.13 USD/thùng.

Trân Võ (Theo CNBC)

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.

S&P 500 giảm nhẹ sau cảnh báo của Chủ tịch Fed

Chỉ số S&P 500 giảm điểm vào ngày thứ Ba (16/04), sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell cho biết lãi suất có thể cần duy trì ở mức cao.

Chủ tịch BlackRock dự báo thị trường cổ phiếu Mỹ sắp tăng trở lại

Lãnh đạo của gã khổng lồ BlackRock dự báo thị trường chứng khoán Mỹ sắp trở lại mạnh mẽ.

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm hơn 1% do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Chứng khoán Mỹ đỏ lửa vào ngày thứ Hai (15/04), khi lợi suất tăng và lo ngại xung đột ở Trung Đông đã làm lu mờ kết quả lợi nhuận mạnh mẽ của Goldman Sachs và dữ...

Giới đầu tư toàn cầu “tháo chạy” do lo ngại lạm phát cao kéo dài

Trong bối cảnh lo ngại lạm phát cao và đồn đoán Fed giảm lãi suất vào tháng Sáu, các nhà đầu tư đã bán ra lượng lớn quỹ đầu tư cổ phần tuần thứ 2 liên tiếp trong...

Dow Jones rớt hơn 470 điểm, S&P 500 chứng kiến phiên tồi tệ nhất kể từ đầu năm

Chứng khoán Mỹ bị bán tháo vào ngày thứ Sáu (12/04), khi những lo ngại về lạm phát và địa chính trị một lần nữa làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư trên Phố Wall. Đà sụt...

Dow Jones giảm gần 400 điểm, giá dầu tăng hơn 2%

Chứng khoán Mỹ nhuốm sắc đỏ trong ngày 12/04 khi các ngân hàng lớn ở Mỹ bắt đầu công bố kết quả lợi nhuận, trong khi lạm phát và các lo ngại địa chính trị đè nặng...

Vì sao giá cổ phiếu 5 công ty Nhật Bản được Warren Buffett đầu tư tăng vọt?

Các công ty thương mại Nhật Bản - con cưng của thị trường chứng khoán kể từ khi tỷ phú Berkshire Hathaway tiết lộ mua cổ phần của họ vào năm 2020 – đang đặt lại mục...

S&P 500 khởi sắc và Nasdaq Composite khép phiên ở mức cao kỷ lục

Chỉ số S&P 500 khởi sắc và chỉ số Nasdaq Composite đóng cửa ở mức cao kỷ lục vào ngày thứ Năm (11/04), khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi từ đợt sụt giảm trước đó...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98