Chuyện Công viên 23.9: Kiện tụng ở trung tâm thành phố

23/03/2019 15:34
23-03-2019 15:34:00+07:00

Chuyện Công viên 23.9: Kiện tụng ở trung tâm thành phố

Một khu đất đắc địa bậc nhất ở Sài Gòn như Công viên 23.9, nằm giữa tứ giác đường Lê Lai-Phạm Ngũ Lão-vòng xoay Quách Thị Trang-vòng xoay chợ Thái Bình (thuộc quận 1), luôn là nơi được đặc biệt chú ý.

Công viên 23.9 đang bị xẻ nhỏ làm bãi giữ xe, sân khấu, khu mua bán... ẢNH: NGỌC DƯƠNG

Với tôi, những câu chuyện xung quanh khu vực này gần 25 năm qua bỗng như “sống” lại, sau khi UBND TP.HCM quyết định thu hồi, trả lại cho người dân thụ hưởng.

Khuất tất đền bù giải tỏa

Vào năm 1997, thuở thị trường bất động sản mới manh nha, tôi được tòa soạn giao cho phụ trách mảng viết khô khan nhưng cũng đầy ắp sự xáo động, bởi một khi có một dự án được giao đất cho một nhà đầu tư, nghĩa là ở đó có một “mặt trận” xung đột vô cùng khốc liệt về chuyện đền bù giải tỏa. Và chuyện xảy ra đối với dự án ở khu vực Công viên 23.9 cũng không ngoại lệ.

Công viên 23.9 là dự án lớn triển khai trên diện tích 5 ha đất tại trung tâm thành phố. Việc dừng triển khai dự án từ năm 2000 đã gây những ảnh hưởng không tốt tới dư luận xã hội, tới môi trường đầu tư tại Việt Nam và gây thiệt hại không nhỏ cho các đối tác Việt Nam tham gia dự án, chưa kể ảnh hưởng không nhỏ tới cảnh quan môi trường của thành phố. UBND TP.HCM chủ trương sớm thu hồi đất để đưa vào các hoạt động có hiệu quả

(Theo đánh giá của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản ngày 16.8.2005 gửi Thủ tướng Chính phủ)

Lúc ấy, kế bên khu vực Công viên 23.9, phía góc giao lộ Lê Lai-Nguyễn Trãi là khu tập thể cán bộ nhân viên Ga xe lửa đã tồn tại từ trước năm 1975. Khi có dự án được Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (sau này đổi thành Bộ Kế hoạch-Đầu tư) cấp giấy phép đầu tư một dự án có tên là Trung tâm Văn hóa Thương mại Sài Gòn vào tháng 3.1995, thì nơi này bỗng chộn rộn hẳn lên. Dù dự án chỉ cấp phép với diện tích 53.500 m2 (tức là khoảng gần 1/3 tổng diện tích của tứ giác kể trên), khoanh vùng bởi 4 con đường Nguyễn Trãi-Lê Lai-Phạm Ngũ Lão-Nguyễn Thị Nghĩa, nhưng đã tạo ra một làn sóng phản đối về cách thức áp giá đền bù giải tỏa, cũng như lùm xùm đủ thứ tiêu cực.

Một ngày tháng 10.1997, tôi được tòa soạn phân công tiếp một số bà con đến đưa đơn khiếu nại. Đại diện cho những người này là một vị cán bộ sắp về hưu có nhà ở khu vực tập thể Ga xe lửa - ông Đặng Văn Nghiêm, nhà số 1/3 Nguyễn Trãi. Ông Nghiêm bày tỏ bức xúc về những khuất tất khi giải tỏa tại khu tập thể. Ông nói: “Đối với diện tích nhà do Nhà nước quản lý, được công văn 828/LCQ ghi rõ là đơn giá trợ cấp sẽ áp theo diện tích nhà được cấp hoặc được thuê, khác với đơn giá diện tích nhà tự làm thêm hoặc cơi nới. Nhưng khi thực hiện, họ (tức ban chỉ đạo giải tỏa đền bù) đã vận dụng và áp giá tùy tiện để thanh toán phần nhà tự làm thêm bằng đơn giá nhà được cấp hoặc được thuê, do vậy xảy ra tình trạng ăn chặn tiền trợ cấp khá lớn tùy theo sự thỏa thuận của mỗi hộ với cán bộ đo đạc, không loại trừ việc hai bên thỏa thuận để nâng khống diện tích, đưa vào hồ sơ giải tỏa rồi nhận tiền đền bù chia nhau”.

Tiếp xúc với một số hộ dân khác, tôi thấy rõ ràng hơn yếu tố không công bằng, có dấu hiệu biển thủ tiền đền bù trong số 17,4 triệu USD mà phía đối tác nước ngoài (là Tập đoàn JinWen - Đài Loan) chuyển trả cho bà con nằm trong khu vực dự án. Đi sâu tìm hiểu qua các kênh của các sở ngành, mà đặc biệt là ở cơ quan Thanh tra TP.HCM, ngày càng thấy lộ rõ “vấn đề”. Người mà tôi thường xuyên tiếp xúc và trao đổi tận tình với báo chí về những khuất tất tại dự án này là ông Nguyễn Văn Nớp - Phó chánh Thanh tra TP.HCM. Những trường hợp cụ thể đơn khiếu nại của mỗi hộ dân đều được Thanh tra TP kiến nghị lên UBND TP khá thấu tình đạt lý. Riêng còn lại một vài trường hợp có “đòi hỏi” cao hơn khung giá, nhất là các hộ gia đình có nhà được cấp sổ hồng hoặc sổ trắng, là chủ sở hữu nhà ở, thì Thanh tra tích cực hòa giải hoặc thay mặt họ “thương lượng với liên doanh Vijico (là chủ đầu tư dự án) để “đặc cách” thêm chút ít ngoài khung!

Lộ diện "bước đệm" chuyển nhượng dự án

Từ những thu thập tư liệu công phu, sau đó bài đầu tiên đăng trên Thanh Niên ngày 29.10.1997 là Đi về đâu một công trình chào thế kỷ 21?. Tiếp đó, bài viết ngày 10.11.1997 có tựa đề Dự án xây dựng trung tâm Văn hóa Thương mại Sài Gòn: Giải tỏa - đền bù còn nhiều bất cập?. Rồi sau đó là 2 bài điều tra xuất hiện trên Thanh Niên vào tháng 2.1998: Giải tỏa, đền bù ở khu vực Công viên 23.9: Những tiêu cực đằng sau một công trình thế kỷ, gồm bài 1 là Ảo thuật trên từng thước đất; bài 2: Ngôi nhà đền bù 2 lần trị giá 2,5 tỉ đồng và nỗi oan của ông giám đốc Nhà xuất bản Sống Mới. Loạt 4 bài báo được đăng dồn dập này đã tạo nên một cú “sốc” cho nhiều quan chức của TP, của quận 1, và đặc biệt là đối với 3 đối tác phía Việt Nam trong liên doanh Vijico là Công ty Dịch vụ du lịch Bến Thành, Công ty Công viên cây xanh và Công ty dịch vụ phát triển đô thị, những đối tác tưởng rằng góp một phần diện tích đất do Nhà nước giao để hợp tác với phía tập đoàn JinWen, rồi sau đó có thể ung dung khai thác khi dự án hoàn thành, nhưng không ngờ lại phát sinh ra đủ thứ chuyện “dâu bể” như thế, sau khi Báo Thanh Niên vào cuộc!

Điều đáng nói là trong bài báo Đi về đâu một công trình chào thế kỷ 21? đăng ngày 29.10.1997, Thanh Niên đã nêu rõ như một sự dự báo: “Phải chăng sự dây dưa của việc triển khai dự án là một “bước đệm” để đối tác nước ngoài “chạy làng” rồi sau đó tìm cách để chuyển nhượng dự án, bởi theo thông tin mà Thanh Niên có được thì một tập đoàn của Mỹ đã “đánh tiếng” sẵn sàng mua lại cổ phần của phía đối tác nước ngoài và trả thêm 3% trên tổng vốn đầu tư”?

Nhận định đó là hoàn toàn có cơ sở bởi qua quá trình điều tra của Báo Thanh Niên, tài sản của đối tác nước ngoài trong dự án này chủ yếu là bất động sản và vốn đầu tư vào liên doanh chủ yếu có được từ việc vay vốn ngân hàng thông qua thế chấp bất động sản, có nghĩa là phía nước ngoài hoàn toàn không chủ động về vốn. Và 4 năm sau, những nhận định của Thanh Niên đã hoàn toàn đúng khi tập đoàn JinWen liên tục trì hoãn và cuối cùng là xin rút khỏi dự án, để lại một khu đất trống trải, hoang hóa ngay giữa trung tâm TP.

 Dự án Trung tâm Văn hóa Thương mại Sài Gòn từ khi được cấp giấy phép đầu tư cho đến lúc phá sản.

- Ngày 1.3.1995, Ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư cấp giấy phép đầu tư

- 1995 -1998, thực hiện đền bù giải tỏa

- Ngày 8.8.1998, làm lễ động thổ

- Tháng 4.2000, tập đoàn Jin Wen có văn thư xin chuyển thành 100% vốn nước ngoài

- Từ tháng 8.2000, tập đoàn Jin Wen gửi nhiều văn thư xin tạm ngừng triển khai dự án do có khó khăn về tài chính

- Ngày 31.10.2001, Thủ tướng Chính phủ có công văn đồng ý với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho phép lui thời hạn triển khai dự án đến hết ngày 31.12.2001

- Ngày 11.8.2004, UBND TP.HCM đồng ý cho Tổng công ty địa ốc Sài Gòn mua lại phần vốn góp của bên nước ngoài trong liên doanh Vijico với giá mua cao nhất không quá 6,9 triệu USD.

- Ngày 24.8.2005, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi các Bộ ngành và UBND TP.HCM truyền đạt ý kiến của Phó thủ tướng Vũ Khoan đồng ý chuyển đổi công ty liên doanh Vijico thành doanh nghiệp 100% vốn trong nước.

An Phong

THANH NIÊN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Doanh nghiệp kín tiếng làm khu công nghiệp hơn 1.2 ngàn tỷ ở Bắc Ninh

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 13/09/2024 về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Châu...

Khoảng 2.900 tỷ đồng để khắc phục các tuyến quốc lộ bị hư hỏng do mưa lũ

Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương khôi phục hạ tầng đường bộ phục vụ tìm kiếm cứu nạn, vận chuyển hàng hóa thiết yếu...

Chỉ đầu tư cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu việc đầu tư xây dựng bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ chỉ thực hiện khi đáp ứng yêu cầu vì lợi ích quốc gia, dân...

Sở Xây dựng TPHCM đề xuất đầu tư 6 công viên lớn để tăng mảng xanh

Tại buổi họp báo cung cấp thông tin các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn TPHCM đại diện Sở Xây dựng cho hay đã tham mưu UBND thành phố về việc đầu tư xây dựng 6...

Hải Phòng: Đề xuất không đưa người dân trở lại sinh sống tại các chung cư cấp D

Sở Xây dựng Hải Phòng đề xuất không đưa các hộ dân quay trở lại sinh sống tại các chung cư cấp độ D đang có dấu hiệu bị nghiêng, nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và...

Thi tuyển quốc tế ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận

“Ý tưởng quy hoạch chung đô thị sân bay Long Thành, tỉnh Đồng Nai và vùng phụ cận” có quy mô diện tích nghiên cứu gần 57.3 ngàn ha.

Phê duyệt quy hoạch sân bay Pleiku công suất 4 triệu khách/năm

Bộ Giao thông Vận tải vừa ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không Pleiku thời kỳ 2021-2030 với công suất 4 triệu khách/năm, tầm nhìn đến năm 2050.

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nói gì trước đề xuất di dời Ga Đà Nẵng?

Thành phố Đà Nẵng đề xuất triển khai Dự án di dời Ga Đà Nẵng thành hai giai đoạn và dùng nguồn vốn ngân sách Nhà nước để thực hiện.

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 31/8/2024 về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030...

Khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương đạt tiêu chí đô thị loại I

Ngày 30/8/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 924/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ công nhận khu vực tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến thành lập...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98