“Đãi cát” tìm cổ phiếu cho năm 2019

11/03/2019 10:18
11-03-2019 10:18:25+07:00

“Đãi cát” tìm cổ phiếu cho năm 2019

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua MBB nhờ định giá tương đối thấp, khuyến nghị mua REE bởi kỳ vọng vào doanh nghiệp sẽ giữ vững đà tăng trưởng. Đối với BID, cổ phiếu được khuyến nghị tích lũy với điểm sáng từ thương vụ phát hành chiến lược cho đối tác nước ngoài.

MBB: Mua với giá mục tiêu 29,400 đồng/cp

CTCK KB Việt Nam (KBSV) nhận định lợi thế cạnh tranh nổi bật của Ngân hàng TMCP Quân Đội (HOSE: MBB) là cơ sở khách hàng lớn trong hệ sinh thái quân đội và chi phí vốn thấp.

Hệ sinh thái của MBB
Nguồn: KBSV

Nhờ mối quan hệ lâu bền với các doanh nghiệp quân đội lớn như Viettel, Vinacomin, Saigon New Port, Vietnam Helicopter… MBB đã vươn lên đầu ngành về tỷ lệ CASA, đứng thứ 2 về chi phí vốn bình quân và trong nhóm đầu về khả năng sinh lời trên tài sản với kết quả trong năm 2018 lần lượt đạt 33.5%, 3.48% và 1.83%. Theo KBSV, điều này sẽ tiếp tục là lợi thế cạnh tranh lớn nhất của MBB trong “cuộc chiến” giành thị phần tín dụng cũng như các hoạt động khác.

Tăng trưởng cho vay tiêu dùng cá nhân của MBB tập trung vào cho vay mua nhà để ở và tiêu dùng tín chấp tại Mcredit là hai điểm nhấn chính trong xu hướng dịch chuyển sang tín dụng bán lẻ. Bên cạnh đó, việc MBB đẩy mạnh nguồn thu ngoài lãi từ bảo hiểm nhân thọ với MB Ageas và hoạt động thanh toán sẽ giúp Ngân hàng đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro. Đây sẽ là hai động lực quan trọng thúc đẩy hoạt động của MBB trong các năm tới.

Mặt khác, KBSV kỳ vọng vào sự chuyển mình mạnh mẽ hơn của MBB như đã diễn ra trong năm 2018 với sự dẫn dắt của Tổng Giám đốc đầu tiên trong lịch sử MBB không xuất thân từ quân đội. Dù quan điểm thận trọng vẫn là ưu tiên hàng đầu tại MBB, KBSV tin rằng sự thay đổi trên sẽ giúp MBB nhanh chóng mở rộng NIM và đẩy mạnh tăng trưởng lợi nhuận so với các năm trước.

Dù rủi ro trong ngắn đến trung hạn là hiện hữu, cổ phiếu MBB vẫn được đánh giá tích cực nhờ mức định giá tương đối thấp hiện tại trong khi sở hữu chất lượng tài sản tốt và tiềm năng tăng trưởng cao hơn trung bình ngành.

Dự phóng kết quả kinh doanh của MBB giai đoạn 2019 - 2021
Nguồn: KBSV

Qua đó, KBSV khuyến nghị mua cổ phiếu MBB với giá mục tiêu 29,400 VND/cp.

Xem thêm tại đây

REE: Giá hợp lý của cổ phiếu là 41,800 đồng/cp

CTCK Everest (EVS) dự phóng, mảng M&E của CTCP Cơ Điện Lạnh (HOSE: REE) sẽ đạt doanh thu 2,980 tỷ đồng trong năm 2019, tương ứng tăng hơn 10% so với 2018, lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 300 tỷ đồng; kết quả này nhờ không còn các khoản trích trước chi phí như trong năm 2018. Giá trị hợp đồng chuyển giao sang 2019 của mảng M&E đạt khoảng hơn 5,000 tỷ đồng.

Cơ cấu doanh thu của REE trong năm 2018
Nguồn: REE

Về phía mảng Reetech, EVS cho rằng sẽ không có nhiều thay đổi trong năm 2019, kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận sau thuế mảng này của REE sẽ giữ nguyên như 2018, tương ứng đạt lần lượt là 720 tỷ đồng và 4 tỷ đồng.

Lợi nhuận sau thuế mảng đầu tư điện và nước trong năm 2019 sẽ giảm, do tình hình thời tiết không thuận lợi cho các công ty thủy điện.

Mảng cho thuê văn phòng sẽ ghi nhận nhiều tăng trưởng trong năm 2019 khi dự án Etown Central tăng tỷ lệ lấp đầy lên gần 100%. EVS cho biết, trong năm 2019, REE cũng đưa Etown 5 vào hoạt động trong quý 2 với diện tích cho thuê khoảng 14,000 m2, giá cho thuê khoảng 17 USD/m2, tỷ lệ lấp đầy dự kiến đạt 100% trong năm 2019.

EVS dự phóng lợi nhuận 2019, REE sẽ đạt lãi sau thuế xấp xỉ hơn 1,809 tỷ đồng, tăng trưởng 3% so với 2018.

Bên cạnh đó, với cổ tức tiền mặt duy trì đều đặn với tỷ lệ 16% - 18%/năm, REE được nhà đầu tư nước ngoài ưa thích, hiện cổ phiếu này đang trong tình trạng hết room (room nước ngoài là 49%).

Theo EVS, một số điểm cần lưu ý đó là mảng điện của REE bị ảnh hưởng nhiều bởi tình hình thủy văn, và sự biến động trong chu kỳ bất động sản sẽ ảnh hưởng tới mảng M&E.

Dự phóng kết quả kinh doanh của REE trong năm 2019
Nguồn: REE, EVS dự phóng

EVS xác định mức giá hợp lý cho cổ phiếu REE là 41,800 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

BID: Tích lũy với giá mục tiêu 35,000 đồng/cp

Theo BCTC đã công bố, lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID) trong quý 4/2018 đạt 2,218 tỷ đồng. Như vậy, cả năm 2018, Ngân hàng đạt lợi nhuận trước thuế 9,473 tỷ, hoàn thành kế hoạch kinh doanh cả năm 2018.

Cơ cấu cho vay theo đối tượng khách hàng của BID giai đoạn 2017 - 2018
Nguồn: BID, VDSC

CTCK Rồng Việt (VDSC) cho biết, dịch chuyển sang cho vay bán lẻ và SME của BID đang chậm lại, trong khi huy động chịu áp lực.

Việc chậm mở rộng sang phân khúc bán lẻ và SME cũng như việc giảm tỷ trọng cho vay kỳ hạn dài và các ngành rủi ro cao đã khiến lợi suất tài sản giảm nhẹ từ 7.5% xuống 7.4% trong năm 2018.

Do biến chuyển ở cả lợi tức tài sản và chi phí vốn nên NIM của BID đã giảm nhẹ từ 3.0% xuống còn 2.9% trong năm 2018. Với xu hướng tăng lãi suất trong năm 2019 cũng như việc trên 50% nguồn huy động của BID đến từ khách hàng cá nhân, VDSC nhận định BID sẽ tiếp tục chịu áp lực khiến chi phí huy động vốn nhiều khả năng sẽ còn tăng trong năm tới, nhất là khi Ngân hàng tiếp tục đặt mục tiêu tăng trưởng huy động cao hơn tăng trưởng cho vay trong giai đoạn 2019 - 2020.

Tuy vậy, áp lực này có thể giảm đi phần nào nếu dự thảo Thông tư về giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc được thông qua. Theo dự thảo trên, các tổ chức tín dụng hỗ trợ tái cơ cấu các tổ chức tín dụng (TCTD) yếu kém sẽ được giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN). VDSC cho rằng BID có thể hưởng lợi từ quy định này do Ngân hàng cũng nằm trong số các TCTD tham gia hỗ trợ tái cơ cấu, đặc biệt là khi lượng tiền gửi của BID tại NHNN hiện đang rất lớn (50,185 tỷ, tương đương 3.8% tổng tài sản).

Thu nhập dịch vụ của BID tăng tích cực, chi phí hoạt động được kiểm soát tốt nhưng chi phí dự phòng tiếp tục là gánh nặng.

Một số chỉ số tài chính của BID giai đoạn 2015 - 2018
Nguồn: BID, VDSC

Điểm sáng đối với BID sẽ đến từ việc phát hành chiến lược, VDSC cho biết. Đây là tín hiệu tích cực để giải tỏa cho áp lực tăng vốn cũng như nâng cao khả năng quản lý hiệu quả khi ngân hàng Hàn Quốc này tham gia vào việc quản trị của BID. KEB Hana bank có nhiều lợi thế khi đây là thành viên của tập đoàn tài chính Hana (Hana Financial Group) – một trong các tập đoàn tài chính lớn nhất châu Á cung cấp toàn diện đầy đủ các hoạt động tài chính.

Cho năm 2019, VDSC dự báo cho vay và huy động của BID tăng trưởng 14%, lợi nhuận trước thuế đạt 10,500 tỷ đồng tương ứng tăng 11% so với 2018. BID cũng đặt kế hoạch trả cổ tức tiền mặt ít nhất 700 đồng/cổ phiếu mỗi năm cho giai đoạn 2019 - 2020.

Với những luận điểm trên, VDSC khuyến nghị tích lũy cổ phiếu BID với giá mục tiêu 35,000 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

---​

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Vĩnh Thịnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (4)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 01/12: Kiểm tra lại vùng 1,085 điểm?

Các công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng VN-Index sẽ tiếp tục có những phiên tăng giảm đan xen và có thể sẽ kiểm tra lại vùng 1,085 điểm.

Góc nhìn 30/11: Đi ngang để tích lũy chắc vùng 1,080?

Chứng khoán Shinhan kỳ vọng trong kịch bản cơ sở, thị trường sẽ đi ngang để tích lũy vững chắc vùng 1,080. Và khi thị trường vượt 1,140, sẽ mở ra sóng tăng mạnh...

Góc nhìn 29/11: Xu hướng giảm vẫn chủ đạo?

KBSV nhận định xu hướng giảm điểm vẫn đang đóng vai trò chủ đạo, nhiều khả năng chỉ số sẽ gặp áp lực điều chỉnh đáng kể trở lại quanh ngưỡng kháng cự gần 1,115.

Thị trường chứng khoán Việt Nam khó vượt cận biên: Hệ lụy đánh quả…

Hệ lụy đánh quả hay tình trạng tranh thủ thời vụ là thực trạng nghĩ ngắn và đánh ngắn làm cho thị trường khó lớn lên, khó vượt ngưỡng cận biên, và thường tạo ra các...

Góc nhìn 28/11: Hạn chế sử dụng đòn bẩy

CTCK Beta đánh giá do áp lực rung lắc/điều chỉnh vẫn còn cao, nhà đầu tư chỉ nên xem xét duy trì tỷ trọng cổ phiếu vừa phải và hạn chế sử dụng đòn bẩy khi thị...

Động lực tăng trưởng nào cho VIC, PHR và GEG?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị khả quan VIC với kỳ vọng mảng bất động sản tích cực, doanh số xe điện tăng mạnh; khả quan PHR nhờ định giá với tỷ suất cổ...

Mong đợi hệ thống giao dịch KRX vận hành

Hệ thống giao dịch chứng khoán KRX được kỳ vọng sẽ góp phần thu hút dòng tiền từ các quỹ đầu tư, hướng tới nâng hạng thị trường Việt Nam.

Góc nhìn tuần 27/12 - 01/12: Thị trường bước vào vùng tích lũy ngắn hạn?

Theo Yuanta, thị trường có dấu hiệu bước vào giai đoạn tích lũy ngắn hạn cho nên thị trường có thể sẽ tiếp tục giằng co đi ngang với biên độ hẹp trong những phiên...

Góc nhìn 24/11: Xem xét mua tích lũy cổ phiếu?

CTCK Beta khuyến nghị trong phiên giao dịch cuối tuần 24/11, nhiều khả năng chỉ số VN-Index sẽ tiếp tục biến động mạnh. Đối với nhà đầu tư có tỷ trọng tiền mặt cao...

Góc nhìn 23/11: Tích lũy đi ngang?

Aseansc cho rằng VN-Index nhiều khả năng vẫn đang nằm trong xu hướng tích luỹ đi ngang trong bối cảnh thiếu vắng động lực tăng giá. Trong một vài phiên giao dịch...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98