Đâu là những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới?

06/03/2019 13:16
06-03-2019 13:16:59+07:00

Đâu là những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới?

Những thay đổi trong năm 2018 vừa qua ở các lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh, công nghệ, giải trí, từ thiện và cả chính trị có dấu ấn không nhỏ của những người phụ nữ, họ giữ vai trò là những nhà đổi mới, phát ngôn viên, sử dụng giọng nói của mình để thay đổi cơ cấu quyền lực và tạo ra những ảnh hưởng lâu dài. Những người phụ nữ ấy đã được vinh danh trong danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất thế giới năm 2018 do Forbes bình chọn.

Sau đây là top 10 được rút ra từ danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất của Forbes.

1. Angela Merkel (64 tuổi), Thủ tướng Đức

Bà Angela Merkel.

Năm 2005, bà Merkel đã trở thành vị nữ Thủ tướng đầu tiên của Đức và hiện đang tiếp tục nhiệm kỳ thứ 4 của mình.

Vào tháng 11/2018 vừa qua bà đã từ chức lãnh đạo Liên minh Dân chủ Kito giáo Đức (CDU) và cũng cho biết sẽ không tiếp tục giữ chức vụ Thủ tướng trong nhiệm kỳ 2021 sắp tới.

Bà Merkel vẫn còn giữ vai trò là người lãnh đạo thực thụ của châu Âu. Bà dẫn dắt nền kinh tế lớn nhất châu Âu thoát khỏi vực sâu từ cuộc khủng hoảng tài chính và trở lại đà tăng trưởng.

Khả năng lãnh đạo của bà được ghi dấu bằng sự kiên định, từ việc đứng lên phản đối lại Donald Trump để cho phép hơn 1 triệu người dân tị nạn Syria cư trú tại Đức.

Hiện tại, bà đang lãnh đạo một Chính phủ liên minh nhưng không được lòng cử tri, phải đối mặt với những cơn giông tố liên tiếp từ Brexit và quan điểm chống người dân nhập cư ngày càng tăng ở châu Âu.

2. Theresa May (62 tuổi), Thủ tướng Anh

Bà Theresa May.

Trong tháng 7/2016, bà May thay thế David Cameron trở thành Thủ tướng Anh sau kết quả cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi khỏi Liên minh Châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

Bà May đã phải đàm phán về Brexit trong suốt hai năm qua, đối mặt với sự phản kháng đến từ cả hai phe ủng hộ và chống đối châu Âu ở trong chính Đảng của bà và Đảng đối lập.

Vào tháng 11/2018, các nhà lãnh đạo của châu Âu đã chấp nhập kế hoạch của bà May, quyết định sẽ mở cửa để Anh rời khỏi khối liên minh có 45 năm lịch sử này.

Việc điều chỉnh lại các mục tiêu của Anh nhằm tiến đến các thỏa thuận thương mại tự do ngoài khối EU và giải quyết vấn đề đường biên giới với Ireland, có thể đi lùi nhiều năm làm việc để tạo lập hòa bình.

Bà May tiếp tục đấu tranh cho việc hợp nhất của nước Anh và theo lời của bà là “một Brexit truyền tải kết quả của cuộc trưng cầu dân ý”.

3. Christine Lagarde (63 tuổi), Tổng Giám đốc IMF

Bà Christine Lagarde.

Bà Lagarde đảm nhận vai trò lãnh đạo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) từ năm 2011, cung cấp giám sát tài chính và chỉ dẫn cho 189 quốc gia thành viên, bao gồm cả Trung Quốc, Nga và Anh.

Dưới sự lãnh đạo của bà, IMF đã điều hướng cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng Euro, quản lý rủi ro của những thị trường mới nổi và cả mối đe dọa tiềm ẩn trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Trong tháng 11/2018, bà đã cảnh báo rằng các tranh chấp và hàng rào thuế quan sẽ khiến đà tăng trưởng toàn cầu lâm nguy và thúc giục các nước sửa chữa hệ thống thương mại toàn cầu.

Bà Lagarde cũng đã yêu cầu các ngân hàng trung ương chấp nhận loại tiền kỹ thuật số như một nguồn cung tiền hợp pháp ở các nền kinh tế kỹ thuật số.

4. Mary Barra (57 tuổi), CEO General Motors

Bà Mary Barra.

Bà đã đầu tư hàng tỷ USD vào xe điện, ô tô tự lái và dịch vụ chia sẻ chuyến đi gọi là Maven để đảm bảo tương lai cho General Motors.

Vào tháng 11/2018, là một phần của kế hoạch tái cơ cấu để công ty nhanh nhẹn và đem lại nhiều lợi nhuận hơn, bà đã tuyên bố sa thải 14,000 công nhân Bắc Mỹ.

Mặc dù tin tức này đã gây chấn động khu vực Trung Tây và khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump giận dữ, nhưng nhờ cắt giảm chi phí này, giá cổ phiếu của công ty này đã tăng 5%.

“Đút túi” thu nhập là 22 triệu USD trong năm 2017, Barra là người có mức thù lao cao nhất trong số các nhà lãnh đạo của nhà sản xuất ô tô Detroit Big Three.

Vị Tổng giám đốc này cũng xếp hạng đầu tiên trong Báo cáo toàn cầu năm 2018 về bình đẳng giới. Đây là một trong hai công ty có quy mô toàn cầu mà không có phân biệt giới tính.

5. Abigail Johnson (57 tuổi), CEO của Fidelity Investments

Bà Abigail Johnson.

Bà Johnson trở thành CEO của Fidelity Investments từ năm 2014, đây là công ty quỹ tương hỗ tư nhân được ông của bà thành lập. Bà được bầu làm Chủ tịch của quỹ này từ năm 2016 và sỡ hữu khoảng 24% cổ phần trong tổ chức này với tổng giá trị lên đến 2.5 ngàn tỷ USD.

Bà Johnson không ngại việc làm xáo trộn mọi thứ ở tổ chức quỹ có 72 năm lịch sử này, chuyển đổi từ các quỹ tương hỗ hợp pháp thua lỗ sang tập trung cho những giải pháp mới.

Trong năm 2018, Fidelity đã cho ra mắt các quỹ chỉ số không tốn phí và nền tảng tiền kỹ thuật số giúp các nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận với các loại hình tài sản kỹ thuật số.

6. Melinda Gates (54 tuổi), Đồng Chủ tịch, Bill & Melinda Gates Foundation

Bà Melinda Gates.

Bà Gates vẫn duy trì ngôi vị người phụ nữ quyền lực nhất trong công tác tổ chức từ thiện khi đảm nhiệm vai trò là Đồng Chủ tịch tại Bill and Melinda Gates Foundation.

Được thành lập từ năm 2000, đây là quỹ từ thiện tư nhân lớn nhất thế giới với khoản tài trợ lên đến 40 tỷ USD.

Bà càng ngày càng làm tăng sự chú ý của mọi người thông qua những chiến lược sắc bén của quỹ từ thiện, giải quyết những khó khăn thách thức toàn cầu từ giáo dục, nạn đói cho đến phòng tránh thai và vấn đề vệ sinh.

Như là một phần trong nhiệm vụ giúp đỡ tất cả mọi người có được một sống khỏe mạnh và hữu ích mà quỹ từ thiện đã đề ra, bà Gates đã hoạt động rất nhiều để đấu tranh cho nữ quyền.

Tiếp theo đây, bà Gates có dự dịnh sẽ thu hẹp khoảng cách tài trợ cho các nhà sáng lập nữ, thông qua công ty đầu tư và công ty ươm mầm khởi nghiệp của bà, công ty Pivotal Ventures.

7. Susan Wojcicki (50 tuổi), CEO của Youtube

Bà Susan Wojcicki.

Trở thành CEO của Youtube từ tháng 2/2014, đế chế chia sẻ video toàn cầu Youtube đã thu về được lượng cơ sở người dùng trung thành với 1.9 tỷ người dùng mỗi tháng.

Năm 1999, bà Wojcicki đã trở thành nhân viên thứ 16 của Google. Năm 2006 bà ủng hộ việc Google mua lại Youtube với giá 1.65 tỷ USD.

Bây giờ trang web này đã có giá trị lên đến xấp xỉ 90 tỷ USD.

Việc tránh cho những nội dung gây khó chịu không được phát trên Youtube của bà không phải lúc nào cũng thành công, nhưng nền tảng này đã tránh được vụ bê bối tai họa Facebook.

Các cơ sở sản xuất mới của Google ở LA đã giúp đỡ việc chuyển đổi Youtube từ một trang web chứa những video do người dùng đăng lên thành một mạng truyền hình theo phong cách riêng của nó.

8. Ana Patricia Botín (58 tuổi), Chủ tịch và Giám đốc điều hành, Banco Santander

Bà Ana Patricia Botín.

Bà Botín đã trở thành Chủ tịch của Banco Santander từ năm 2014, sau cái chết đột ngột của cha bà, ông Emilio.

Bà đã thực hiện một kế hoạch táo bạo vào năm 2017 khi Banco Santander thành công mua lại Banco Popular (BP) với giá 1 euro để trở thành ngân hàng lớn nhất Tây Ban Nha.

Đối mặt với tình hình chính trị bất ổn, bà ủng hộ mạnh mẽ cho công nghệ tài chính và tập trung vào các nhà khởi nghiệp, ủng hộ cho các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ.

Bà cũng cho ra mắt chương trình Santander X nhằm hỗ trợ các dự án khởi nghiệp tại các trường đại học và giúp đỡ việc tạo ra nền tảng dựa trên công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đa ngành đầu tiên của đất nước.

Quỹ đầu tư tư nhân InnoVentures trị giá 200 triệu USD của ngân hàng này đã giúp đỡ cho sự phát triển của các công ty đột phá như Digital Asset Holdings, Ripple và Kabbage.

9. Marillyn Hewson (65 tuổi), CEO của Lockheed Martin

Bà Marillyn Hewson.

Đảm nhiệm chức vụ CEO của Lockheed Martin từ năm 2013, bà Hewson đã khéo léo dẫn dắt công ty hàng không này vươn lên vị trí dẫn đầu trong ngành an ninh, hàng không vũ trụ và công nghệ.

Chương trình máy bay chiến đấu F-35 và những dự án phát triển khác đáp ứng nhu cầu quân sự hiện đại đã giúp tăng giá thị trường của công ty lên gần 100 tỷ USD.

Năm 2017, công ty này đã thu về được doanh thu là 51 tỷ USD, gần 70% trong số đó đến từ Chính phủ Mỹ.

Bà Hewson cũng tập trung vào việc mở rộng ra thị trường quốc tế, nâng tổng thu nhập từ nước ngoài từ 17% lên 30%.

Để giữ vững vị trí đi đầu về đổi mới công nghệ, Lokheed Martin đang phát triển một loại máy bay siêu thanh có thể phá vỡ hàng rào âm thanh với loại bom siêu thanh.

10. Ginni Rometty (61 tuổi), CEO của IBM

Bà Ginni Rometty.

Vốn là một công ty công nghệ mang tính biểu tượng đã thành lập được 36 năm, và Rometty đã chuyển hướng IBM thành một công ty dữ liệu.

Ngày nay, một nửa doanh thu trị giá 79.1 tỷ USD trong năm 2017 của IBM đến từ những phân khúc công nghệ thông tin mới nổi và có giá trị cao so với các sản phẩm phần mềm kinh điển.

Cô đã đem nhận thức về điện toán áp dụng vào chiến lược trong tâm tương lai của công ty và đặt cược lớn vào công nghệ Blockchain và máy tính lượng tử.

Vào tháng 10/2018, IBM đã mua lại công ty Red Hat với giá 34 tỷ USD, hành động này đã đặt IBM vào vị trí thi đua với Amazon và Microsoft trong công nghệ điện toán đám mây.

Nhưng bên cạnh cuộc thu mua với giá cao này, cổ phiếu của IBM đã rớt 20% trong năm 2018 và có báo cáo doanh thu yếu trong quý 3/2018.

Bà cũng nỗ lực không ngừng để giữ vững vị trí của phụ nữ trong lực lượng lao động bao gồm việc kéo dài thời gian nghỉ nuôi con, chương trình giao sữa mẹ và chương trình trở lại làm việc cho những bà mẹ.

Trân Võ (Theo Forbes)

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật cán bộ

Bộ Chính trị quyết định khiển trách ông Đào Ngọc Dung, cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền và ông Huỳnh Văn Tí. Riêng ông Lê Viết Chữ bị đề nghị khai trừ ra...

Khởi tố, bắt khẩn cấp lãnh đạo Tập đoàn Tâm Lộc Phát

Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Công an TP. Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án, tiến hành khám xét khẩn cấp trụ sở làm việc của CTCP Tập đoàn Tâm Lộc Phát. Đồng...

Tổng Giám đốc Nhã Nam Nguyễn Nhật Anh bị đình chỉ chức vụ, nắm bao nhiêu cổ phần công ty?

Ngoài vai trò Tổng Giám đốc và đại diện pháp luật (theo giấy phép kinh doanh thay đổi gần nhất vào tháng 10/2022), ông Nguyễn Nhật Anh còn nắm lượng lớn cổ phần tại...

Nữ cựu chủ tịch Vimedimex được đề nghị án treo

Cáo buộc vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản gây thiệt hại tài sản nhà nước, VKS đề nghị bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn...

Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng lên tiếng vì bị nhầm ảnh với chủ tịch Tập đoàn Thuận An

Bị đăng nhầm ảnh với ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An, người vừa bị khởi tố, bắt tạm giam - ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Công ty Chứng khoán...

Chủ tịch Thuận An Group Nguyễn Duy Hưng bị bắt

Ông Nguyễn Duy Hưng - Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Thuận An Group, bị bắt với cáo buộc vi phạm về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ.

Thu nhập Chủ tịch CKG “khủng” cỡ nào?

Năm 2023, thu nhập Chủ tịch HĐQT CKG Trần Thọ Thắng đạt con số 11.7 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ đồng/tháng và chiếm hơn một nửa thu nhập của HĐQT, BKS và Ban Điều...

Bắt nguyên Phó Tổng giám đốc LDG

Ông Nguyễn Quốc Vy Liêm - nguyên Phó Tổng giám đốc CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG) đã có hành vi lừa dối khách hàng tại dự án Khu dân cư Tân Thịnh (huyện Trảng Bom...

Bị cáo Trương Mỹ Lan lĩnh án tử hình

Sau khi xem xét, HĐXX quyết định tuyên phạt bị cáo Trương Mỹ Lan mức án tử hình cho 3 tội danh, buộc bồi thường gần 677.000 tỷ đồng.

PSD vội vã thay Chủ tịch mới

Ngày 09/04, CTCP Dịch vụ Phân phối Tổng hợp Dầu khí (HNX: PSD) cập nhật một số nội dung tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024, trước thời điểm họp chỉ 3 ngày, gây chú ý...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98