Đâu là nước chịu nhiều thiệt hại vì thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?

14/03/2019 17:22
14-03-2019 17:22:08+07:00

Đâu là nước chịu nhiều thiệt hại vì thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung?

Đài Loan và Malaysia sẽ bị tác động mạnh nhất trong ngắn hạn nếu Mỹ và Trung Quốc tiến tới một thỏa thuận thương mại. Bên cạnh đó, Hàn Quốc và Nhật Bản cũng chịu nhiều thiệt thòi, Goldman Sachs cho biết trong báo cáo phân tích.

Các nhà xuất khẩu thiết bị bán dẫn ở châu Á rất dễ bị tổn thương nếu Trung Quốc quyết định nhập khẩu thêm hàng hóa từ Mỹ để xoa dịu căng thẳng thương mại, các chuyên viên phân tích tại Goldman Sachs viết trong một báo cáo công bố trong tuần này.

Đài Loan sẽ mất hơn 1% GDP, còn Malaysia sẽ mất khoảng 0.7% GDP, theo ước tính của Goldman Sachs với giả định rằng “danh sách mua sắm” của Trung Quốc sẽ lên tới 125 tỷ USD hàng hóa Mỹ mỗi năm. Hàn Quốc và Nhật Bản có thể mất tới 8 tỷ USD.

Một thỏa thuận về việc Trung Quốc tăng cường mua thêm hàng hóa từ Mỹ là một điểm quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại giữa Washington và Bắc Kinh, khi Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn giảm bớt khoản thâm hụt thương mại ngày càng tăng với Trung Quốc, vốn chạm mức kỷ lục 891 tỷ USD trong năm 2018.

Trong tháng 12/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cam kết rằng Trung Quốc sẽ đồng ý tăng cường mua mạnh nông sản và hàng hóa năng lượng từ Mỹ. Bắc Kinh cũng được cho là đề xuất tăng mua thiết bị bán dẫn từ Mỹ.

Theo báo cáo từ Goldman Sachs, phần nông sản xuất khẩu bị mất đi sẽ dễ dàng được bù đắp ngay cả khi Trung Quốc chuyển sang mua hàng hóa Mỹ, vì các quốc gia khác sẽ mua ít hàng hóa Mỹ hơn – với giả định sản lượng Mỹ sẽ không tăng mạnh trong ngắn hạn – và mua nhiều hơn từ các nhà cung cấp thức ăn khác.

Ở chiều ngược lại, ngành bán dẫn – vốn phức tạp hơn và có rào cản gia nhập cao hơn – sẽ đối mặt với nhiều sự gián đoạn vì sự dịch chuyển nguồn cung của Trung Quốc.

Các thay đổi tiềm năng về việc mua hàng của Trung Quốc cũng diễn ra trong bối cảnh thị trường bán dẫn toàn cầu đang tăng trưởng chậm lại. Tháng trước, cơ quan Thống kê Thương mại Bán dẫn Thế giới (WSTS) dự báo thị trường chip điện tử sẽ giảm 3% trong năm 2019, trái ngược với mức tăng trưởng 13.7% trong năm 2018.

Hàn Quốc – quê nhà ở các ông lớn bán dẫn Samsung Electronics và SK Hynix – chứng kiến kim ngạch xuất khẩu bán dẫn giảm 3 tháng liên tiếp (tính tới tháng 2/2019), sau hơn 2 năm tăng trưởng liên tục. Một trong những công ty sản xuất chip điện tử lớn nhất của Đài Loan, Taiwan Semiconductor Manufacturing Co., cũng nhận thấy doanh thu giảm trong 3 tháng liên tiếp.

Các chuyên viên phân tích tại Goldman Sachs nhận thấy Hàn Quốc và Đài Loan sẽ là những quốc gia bị tác động nặng nề nhất trong ngắn hạn, nếu Trung Quốc quyết định mua thêm chip điện tử từ Mỹ, xét tới “các điều kiện nguồn cung dư thừa”.

“Bên cạnh các nhà sản xuất chip điện tử lớn, Malaysia, Philippines và Singapore cũng có thể chịu nhiều mất mát về mảng chip điện tử thông qua chuỗi cung ứng công nghệ của Mỹ”, trích từ báo cáo của Goldman Sachs.

Trong năm 2018, gần 40% kim ngạch xuất khẩu của Malaysia thuộc phân khúc sản phẩm điện và điện tử, theo số liệu của Cục Thống kê Malaysia.

Tuy nhiên, Goldman Sachs nhấn mạnh rằng báo cáo này tập trung vào các tác động ngắn hạn của thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung.

“Trong dài hạn, chúng tôi hy vọng cán cân thương mại sẽ bị chi phối bởi các yếu tố cơ bản như tiết kiệm nội địa và lãi suất đầu tư thay vì các thỏa thuận mua hàng song phương”, trích từ báo cáo của Goldman Sachs.

Trung Quốc và Mỹ đang kéo nhau vào cuộc chiến tranh thương mại kể từ ngày 06/07/2018 khi cả hai nền kinh tế lớn nhất thế giới này thi nhau áp thuế lên hàng hóa của đối phương – hành động này đã được các chuyên gia phân tích cảnh báo sẽ gây tổn thương phần nào lên hoạt động thương mại toàn cầu.

Vũ Hạo (Theo Nikkei Asian Review)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thước đo lạm phát yêu thích của Fed tăng 2.8% trong tháng 2, khớp với dự báo

Chỉ số lạm phát yêu thích của Fed tăng đúng như kỳ vọng trong tháng 2/2024.

Quan chức Mỹ cảnh báo nguy cơ Trung Quốc “xả” hàng giá rẻ ra nền kinh tế toàn cầu

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen mới đây bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc có thể bán sản phẩm dư thừa với giá rẻ, gây khó khăn cho Mỹ và các nước khác trong...

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio: Trung Quốc có thể đối mặt với thập kỷ mất mát

Huyền thoại đầu tư Ray Dalio đã cảnh báo rằng Trung Quốc có nguy cơ rơi vào một thập kỷ mất mát nếu không giảm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ.

Thống đốc Fed: Số liệu lạm phát đáng thất vọng, Fed có thể hoãn hoặc giảm số lần hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller cho biết NHTW không vội hạ lãi suất sau khi các dữ liệu lạm phát công bố gần đây đều cao hơn dự báo. Ông cho rằng Fed sẽ hoãn hạ...

Lợi nhuận công nghiệp tăng, báo hiệu kinh tế Trung Quốc dần ổn định

Lợi nhuận của các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp ở Trung Quốc tăng trưởng trở lại trong 2 tháng đầu năm sau khi giảm liên tục trong suốt năm ngoái. Theo...

Cầu lớn bị sập, cảng biển hàng đầu của nước Mỹ phải đóng cửa

Vụ sập cầu Francis Scott Key ở Baltimore vào ngày 26/03 đã tạo ra một cơn chấn động và gây ra sự gián đoạn trong hoạt động của một trong những cảng biển bận rộn...

Vì sao Fed dự báo Mỹ không suy thoái?

Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), không hề có tín hiệu nào cho thấy kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và cả năm 2025.

Quy mô kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD

Kinh tế số Đông Nam Á có thể đạt 1.000 tỷ USD vào năm 2030, thậm chí là gấp đôi con số này, nếu các chính phủ có chính sách tốt, nhất là cải thiện kỹ năng số cho...

Fed: Kinh tế Mỹ không có dấu hiệu suy thoái trong những năm tới

Các nhà hoạch định chính sách của Fed đã công bố một loạt các dự báo mới về nền kinh tế, với nhận định tăng trưởng trong các năm 2024, 2025 và 2026 thậm chí còn...

Tuần bước ngoặt của nhiều ngân hàng trung ương lớn trên thế giới

Nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vừa ghi nhận bước ngoặt về chính sách trong tuần trước. Trong đó, Thụy Sỹ trở thành nền kinh tế lớn đầu tiên trên thế giới...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98