Đình trệ về công nghệ 5G ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến các công ty công nghệ châu Á?

20/03/2019 15:00
20-03-2019 15:00:00+07:00

Đình trệ về công nghệ 5G ảnh hưởng tiêu cực như thế nào đến các công ty công nghệ châu Á? 

Nhiều nhà sản xuất điện thoại thông minh và phát triển ứng dụng châu Á đang có ý định tận dụng công nghệ 5G. Đối với nhiều nhà mạng là nhà cung cấp công nghệ mạng di động thế hệ mới này, 5G đòi hỏi phải có khoản vốn đầu tư đáng kể - nhưng lợi nhuận thu về thì chưa rõ ràng.

Cả ba nhà mạng lớn của Hàn Quốc – SK Telecom, KT và LG Uplus – đều đang chuẩn bị đưa dịch vụ di động 5G chính thức vào hoạt động thương mại vào cuối tháng 3/2019. Điều này đòi hỏi một nguồn vốn đầu tư lớn ngay cả ở những quầy đăng ký thuê bao.

Lợi nhuận ròng năm 2018 của cả SK Telecom và KT đều tăng lên lần lượt là 17.9% và 27.3%, nhưng thu nhập trước lãi, tiền thuế, tiền khấu hao và tiền khấu trừ dần hoặc EBITDA lại giảm lần lượt là 6% và 5%. Doanh thu trung bình trên một khách hàng, hay còn gọi là ARPU, giảm 10.2% và 7.2%, tốc độ tăng trưởng thuê bao cũng chỉ tăng lần lượt là 0.8% và 5.5%. Đối với SK Telecom, đơn vị sản xuất chip điện tử SK Hynix đem lại phần lớn lợi nhuận ròng với số tiền lên đến 3.1 ngàn tỷ KRW.

Công ty SK Telecom tại một buổi triển lãm.

“Chúng tôi đoán lợi nhuận của SK Telecom sẽ tiếp tục thấp trong vòng một đến hai năm tới chủ yếu là vì cuộc cạnh tranh căng thẳng trong việc triển khai đã lên kế hoạch của 5G, giảm giá cước mạng không dây và tiếp tục nhận lỗ từ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của công ty”, Park Junhong, Chuyên gia phân tích tín dụng tại S&P Global Ratings, nói trong một báo cáo giảm cấp triển vọng xếp hạng của công ty này xuống mức âm vào ngày 06/03/2019. Điều này có nghĩa là nhà cung cấp mạng này đang đứng trước nguy cơ mất đi hạng “A-” của mình. 

Ông cũng dự báo rằng việc triển khai 5G sẽ đẩy nguồn chi tiêu vốn của SK Telecom lên cao ở mức 4.3 ngàn tỷ KRW trong năm 2019 và 2020, tăng từ mức 3.3 ngàn tỷ KRW của năm 2018.

Đây không phải là việc riêng của những nhóm nhà mạng ở Hàn Quốc. Janice Chong, Giám đốc xếp hạng các công ty Châu Á-Thái Bình Dương tại Fitch Ratings, nói rằng cả ngành công nghiệp này ở châu Á đều “đang chạy để giữ nguyên vị trí”. Cuộc cạnh tranh gay gắt đang làm giá dữ liệu hạ xuống, bào mòn khả năng tận dụng triệt để đà tăng trưởng nhanh chóng của lượng tiêu thụ mạng di dộng băng thông rộng, trong khi nguồn vốn đầu tư tiếp tục đang làm suy yếu vị thế dòng tiền tự do của họ.

Những nỗ lực nhằm trở thành nhà cung cấp thông tin của họ “cho đến nay chỉ vừa đạt được những thành công giới hạn trong việc tạo ra đủ lợi nhuận”, bà Chong nói. Những áp lực này đã khiến nhà cung cấp mạng không dây lớn nhất Malaysia, Axiata Group phải thu hẹp tham vọng trong khu vực. Ngày 15/02/2019, công ty này đã thông báo rằng họ sẽ bán 28.7% cổ phần trong công ty cung cấp mạng Singaporean M1 cho tập đoàn địa phương Keppel Corp. and Singapore Press Holdings với giá 1.65 tỷ MYS (tương đương 403 triệu USD).

Trong năm 2018, công ty Axiata ghi nhận lỗ ròng lên tới hơn 5 tỷ MYS, vì số tiền lỗ đến từ công nghệ cũ đã chiếm đến 1.82 tỷ MYS, chủ yếu là ở đơn vị XL Axiata ở Indonesia và công ty con Celcom của Malaysia.

“Chỉ đang có một số ít cuộc thử nghiệm công nghệ 5G đang diễn ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Việc đầu tư vào công nghệ 5G có khả năng sẽ bị chọn lọc”, bà Chong nói. Dù hơi cường điệu nhưng bà tin rằng “việc này nhấn mạnh đến chuyện thiếu đi những tình huống kinh doanh vững chắc cho 5G, sự giới hạn trong số lượng thiết bị sẵn có 5G và sự cần thiết của các công ty viễn thông trong việc duy trì sức mạnh của bảng cân đối chi tiêu”.

Trân Võ (Theo Asian Nikkei Review)

Fili





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

JPMorgan: Thị trường chứng khoán Mỹ đã quá đông đúc, có thể lao dốc bất kỳ lúc nào

Đi ngược với xu hướng lạc quan trên Phố Wall, vị chuyên gia tại JPMorgan cảnh báo chứng khoán Mỹ có thể quay đầu bất kỳ lúc nào khi giá cả đã phản ánh nhiều yếu tố...

Dow Jones tăng hơn 450 điểm, S&P 500 lập kỷ lục mới

Chỉ số S&P 500 khởi sắc vào ngày thứ Tư (27/03), khép phiên tại mức cao kỷ lục khi chỉ số này hướng đến ghi nhận quý đầu tiên tăng tốt nhất kể từ năm 2019.

Bán tháo hơn 6 tỷ USD, khối ngoại tháo chạy khỏi chứng khoán Thái Lan

Thị trường chứng khoán Thái Lan vẫn chưa thể hồi sinh như kỳ vọng của nhiều chuyên gia.

S&P 500 giảm 3 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 đã giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày thứ Ba (26/03).

Hàng loạt lãnh đạo Boeing từ chức giữa khủng hoảng về dòng máy bay 737 Max

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng an toàn của dòng máy bay 737 Max, Dave Calhoun sẽ rời vị trí CEO của Boeing vào cuối năm nay.

Dow Jones giảm hơn 150 điểm vào đầu tuần

Chứng khoán Mỹ giảm điểm vào ngày thứ Hai (25/03) để khởi đầu một tuần giao dịch rút ngắn, khi đà leo đốc đưa Phố Wall lên các mức cao kỷ lục tạm dừng.

Thị trường IPO Hồng Kông chờ được ‘hâm nóng’ bởi các chuỗi trà sữa

Sau nhiều năm suy giảm, thị trường chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của Hồng Kông trông chờ vào các thương vụ niêm yết sắp tới của nhiều chuỗi cửa hàng...

Dow Jones giảm hơn 300 điểm

Chỉ số Dow Jones giảm điểm vào ngày thứ Sáu (22/03), nhưng vẫn ghi nhận tuần tăng tốt nhất từ đầu năm đến nay sau những phiên lập kỷ lục liên tiếp.

Sóng gió tại Apple: Liên tục bị điều tra và khởi kiện, vốn hóa “bốc hơi” 113 tỷ USD

Từ Mỹ, châu Âu cho tới Trung Quốc, Apple liên tục đối mặt với các vụ kiện tụng và điều tra, điều này đang đang đe dọa tới vị thế của “táo khuyết”.

Phố Wall lập kỷ lục 2 phiên liền

Chứng khoán Mỹ tăng điểm vào ngày thứ Năm (21/03), thúc đẩy các chỉ số chính đạt mức đóng cửa kỷ lục mới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98