FIS chi ra 35 tỷ USD để mua lại Worldpay

19/03/2019 16:23
19-03-2019 16:23:20+07:00

FIS chi ra 35 tỷ USD để mua lại Worldpay

Trong ngày thứ Hai (18/03), Fidelity National Information Services Inc (FIS) cho biết họ đã đồng ý mua lại Worldpay với giá 35 tỷ USD. Đây là thỏa thuận lớn nhất từ trước tới nay của FIS trong ngành thanh toán điện tử tăng trưởng nhanh chóng.

Lĩnh vực công nghệ tài chính ngày càng được củng cố nhanh chóng, trong đó doanh thu từ thanh toán toàn cầu sắp chạm mức 3 ngàn tỷ USD/năm vào năm 2023, khi ngày càng nhiều người chuyển từ tiền mặt sang thanh toán kỹ thuật số đối với khoản mua hàng trực tuyến và các cửa hàng lớn, công ty tư vấn McKinsey dự báo.

Gary Norcross, Tổng Giám đốc FIS, cho biết: “Quy mô là yếu tố rất quan trọng trong ngành thay đổi nhanh chóng này”. Ông Norcross sẽ là người “lèo lái” công ty sau hợp nhất.

Thậm chí trong lúc các động thái sáp nhập ở các lĩnh vực khác đã chững lại vì lo ngại về căng thẳng thương mại và đà giảm tốc kinh tế toàn cầu, các thỏa thuận sáp nhập trong lĩnh vực thanh toán vẫn tiếp tục diễn ra.

Hơn 1 năm trước đó, công ty Mỹ Vantiv đã chi ra 10.63 tỷ USD để mua lại công ty thanh toán Worldpay – vốn được tạo ra ở Anh và phân tách ra từ Royal Bank of Scotland trong năm 2010. Trước đó, trong tháng 1/2010, công ty Fiserv Inc có trụ sở ở Mỹ đã chi ra 22 tỷ USD đểmua lại công ty xử lý thanh toán First Data Corp., trong khi công ty Nexi của Ý đã lên kế hoạch niêm yết trong một thương vụ có thể được xem là một trong những đợt IPO lớn nhất của châu Âu trong năm nay.

Sau sáp nhập, FIS và Worldpay sẽ có tổng doanh thu hàng năm khoảng 12 tỷ USD và lợi nhuận lõi đã điều chỉnh khoảng 5 tỷ USD.

Nguồn tin thân cận cho biết: “Vantiv vẫn chưa nhận được sức mạnh từ sự hợp lực  từ thương vụ sáp nhập với Worldpay, nhưng đề xuất của FISS là quá tốt để có thể từ chối”.

Cổ phiếu của công ty Worldpay, chuyên cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán có tuổi đời hơn 40 năm, tăng 9.9% trong khi cổ phiếu của Fidelity lại giảm 0.7%.

Russ Mould, Giám đốc đầu tư tại AJ Bell, cho hay: “Việc hai công ty hợp nhất sẽ mang lại vị thế rất mạnh để tăng trưởng trong mảng thanh toán kỹ thuật số. Họ có khả năng cung cấp danh mục dịch vụ rộng hơn tới khách hàng”.

Worldpay là tay chơi lớn trong lĩnh vực thanh toán bằng thẻ, nhất là ở Anh. Trong khi đó, FIS là nhà sản xuất phần mềm cho các ngân hàng và công ty quản lý tài sản cũng như dịch vụ tài chính.

Cổ đông Worldpay sẽ nhận được 0.9287 cổ phiếu FIS và 11 USD tiền mặt cho mỗi cổ phiếu nắm giữ, định giá công ty ở mức 112.12 USD/cp, tức cao hơn mức giá đóng cửa hôm thứ Sáu (15/03) khoảng 14%.

Sau sáp nhập, cổ đông FIS sẽ sở hữu 53% công ty hợp nhất và cổ đông Worldpay chiếm 47%. Tổng Giám đốc của Worldpay, Charles Drucker, sẽ trở thành Phó Chủ tịch điều hành.

Một nguồn tin khác cho biết: “Đây là ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng và FIS gặp nhiều áp lực khi Fiserv mua lại First Data trong tháng 1/2019”.

Công ty cho biết, nhờ thương vụ sáp nhập này, triển vọng tăng trưởng doanh thu hữu cơ sẽ là 6-9% cho tới năm 2021 và khoản tiết kiệm lợi nhuận lõi đạt 700 triệu USD trong vòng 3 năm tới. Sau sáp nhập, hai công ty kỳ vọng có dòng tiền mặt tự do gần 4.5 tỷ USD trong vòng 3 năm tới.

FIS – vốn tăng trưởng nhờ các thương vụ thâu tóm trong 15 năm qua – cung cấp phần mềm và dịch vụ thuê ngoài tới các ngân hàng, quản lý tài sản và bảo hiểm.

Năm 2015, FIS thực hiện thương vụ mua lại công ty phần mềm tài chính SunGard với giá 9.1 tỷ USD. Trước đó nữa, FIS chi ra 2.9 tỷ USD để mua lại Metavante, công ty cung cấp dịch vụ xử lý thanh toán cho các công ty tài chính, trong năm 2009.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thị trường dự đoán phi tập trung - khi đồng tiền không biết nói dối

Nếu vượt qua được những thách thức về pháp lý và vận hành, thị trường dự đoán phi tập trung có tiềm năng trở thành một trụ cột mới của nền kinh tế thông tin, nơi mà...

BlackRock và quyền lực trong thị trường vốn

BlackRock - tập đoàn quản lý tài sản lớn nhất thế giới, một thế lực bao trùm trong lĩnh vực tài chính toàn cầu. Với khoảng 11.6 ngàn tỷ USD tài sản đang được quản...

Mỹ chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu năm 2024

Tài sản tại Mỹ đã gia tăng nhanh chóng đáng kể trong năm ngoái khi có thêm hơn 379.000 người trở thành triệu phú USD, tức trung bình có hơn 1.000 triệu phú mỗi ngày.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản vẫn giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) đã quyết định giữ nguyên lãi suất chính sách ở mức 0,5%. Đồng thời, BoJ tiếp tục giảm quy mô mua vào trái phiếu chính phủ.

Tuần quyết định về lãi suất của các ngân hàng trung ương toàn cầu

Tâm điểm chú ý của giới đầu tư sẽ là quyết định lãi suất tại cuộc họp chính sách của Fed ngày 18/6, nhằm tìm manh mối về thời điểm và lý do Fed có thể điều chỉnh...

Căng thẳng giữa Israel-Iran gia tăng đẩy đồng USD mạnh lên

Đồng USD lên giá so với các đồng tiền chủ chốt khác khi các thị trường chuyển hướng sang tích lũy tài sản "trú ẩn an toàn," giữa bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở...

Kỳ lân công nghệ Đông Nam Á ngày càng giống ngân hàng

Nhiều kỳ lân công nghệ Đông Nam Á đang vận hành mảng kinh doanh ngân hàng số với kỳ vọng đem lại phần lớn doanh thu trong tương lai, điều mà cách đây vài năm không...

JPMorgan và ván cược 50 tỷ USD vào châu Á

JPMorgan Chase đang tăng tốc nỗ lực của mình tại thị trường tín dụng tư nhân đang phát triển nhanh chóng của châu Á, tập trung vào nhu cầu ngày càng tăng đối với...

Nhà đầu tư đổ xô mua trái phiếu chính phủ ở châu Á

Các nhà đầu tư trên toàn cầu đang tăng tốc mua trái phiếu chính phủ tại các nước châu Á để tận dụng làn sóng giảm lãi suất và các đồng tiền trong khu vực mạnh lên...

Cuộc chơi xếp hạng tín nhiệm của Egan-Jones (kỳ 2): Phố Wall dấy lên nghi vấn

Từ căn nhà 4 phòng ngủ ở ngoại ô Pennsylvania, Egan-Jones đã tăng trưởng nhanh chóng trong vài năm gần đây. Năm 2014, với 10 chuyên viên, công ty duy trì xếp hạng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98