Không 'quan hệ', 'bôi trơn' thì doanh nghiệp khó sống

29/03/2019 15:20
29-03-2019 15:20:33+07:00

Không 'quan hệ', 'bôi trơn' thì doanh nghiệp khó sống

58,2% doanh nghiệp cho biết có hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước (ở địa phương) giải quyết thủ tục; 54,8% cho biết phải mất tiền bôi trơn.

Trình bày báo cáo điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018, ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), cho rằng về tổng thể, PCI năm nay ghi nhận những cảm nhận tích cực của khoảng 12.000 doanh nghiệp (DN) dân doanh về nỗ lực gần đây của chính quyền trong phòng chống tham nhũng và cắt giảm chi phí không chính thức.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều con số cho thấy môi trường kinh doanh còn đầy yếu tố bất trắc với DN. Cụ thể, 58,2% DN cho biết có hiện tượng nhũng nhiễu khi cán bộ cơ quan nhà nước (ở địa phương) giải quyết thủ tục; 54,8% cho biết phải mất tiền bôi trơn.

Có 34% DN cho biết họ gặp khó khăn khi xin các giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề đòi hỏi điều kiện; 15,8% DN cho biết sau khi có giấy chứng nhận đăng ký DN, phải chờ hơn 1 tháng mới có đủ các giấy tờ cần thiết khác để có thể chính thức hoạt động...

“Con số trên có xu hướng gia tăng trong 5 năm trở lại đây. Tỷ lệ công ty gặp khó khăn để xin được các loại giấy phép cũng cao ở mức đáng báo động”, ông Tuấn quan ngại và bày tỏ mong muốn rằng cần có thêm nhiều nỗ lực kiên trì, bền bỉ của các cơ quan nhà nước thì cộng đồng DN mới giảm bớt gánh nặng chi phí ngoài luồng.

Chi tiết hơn, điều tra PCI 2018 cho thấy, các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa thường có mức độ gặp khó khăn cao hơn các công ty lớn trong tiếp cận vốn, mặt bằng. Các DN mới thành lập từ 5 năm trở lại đây là nhóm có tỷ lệ gặp khó khăn cao nhất, đặc biệt là khi tìm kiếm nguồn vốn, mặt bằng kinh doanh, thực hiện thủ tục hành chính.

Chính vì việc tiếp cận thông tin chưa thuận lợi nên các DN cho rằng khả năng để họ dự đoán được việc thực hiện của địa phương đối với các quy định pháp luật của T.Ư rất hạn chế. Hệ quả là các DN bị động trong kế hoạch mở rộng đầu tư và kinh doanh của mình.

Một điểm rất đáng suy nghĩ trong bảng xếp hạng PCI 2018 là việc điểm số của các địa phương đầu tàu kinh tế không có chuyển biến đáng kể, thậm chí thụt lùi, điển hình như với địa phương đứng đầu bảng xếp hạng PCI 2018 là Quảng Ninh năm nay vẫn trụ ở đỉnh bảng song điểm số lại thấp hơn năm ngoái khi chỉ đạt 70,36 điểm trên thang điểm 100 (so với mức 70,69 điểm 1 năm trước).

Trong khi Đà Nẵng chỉ nhích từ 70,11 điểm lên 70,19 điểm và bị rớt từ vị trí 2 xuống thứ 5. TP.HCM chỉ tăng 0,15 điểm và bị rớt 2 hạng, suýt bật ra khỏi top 10.

Chí Hiếu

THANH NIÊN





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Không có chuyện dự án đường sắt bị bán, chuyển nhượng cho nước ngoài

Các đại biểu nhấn mạnh nhà đầu tư phải có năng lực, có khả năng huy động vốn để làm dự án và đề nghị cần cơ chế để thẩm định, thậm chí kiểm tra chéo để tìm ra những...

Phó thủ tướng đề nghị Google phổ cập AI cho doanh nghiệp Việt Nam

Phó thủ tướng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh Google cần chủ động phổ cập AI, hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ Y tế: Không có tình trạng thuốc giả trong bệnh viện

Giải trình tại phiên thảo luận kinh tế-xã hội của Quốc hội ngày 18/6, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan khẳng định, có tình trạng thuốc giả trên thị trường nhưng không...

Doanh nghiệp cần lưu ý gì khi hải quan Mỹ dùng AI truy xuất nguồn gốc hàng hóa?

Chuyên gia cảnh báo, hải quan Mỹ đang áp dụng công nghệ AI một cách mạnh mẽ trong giám sát và truy xuất nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu. Điều này buộc các doanh nghiệp...

Bình Thuận yêu cầu chi trả lương tháng 7 cho công chức trước ngày 23-6

Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu Kho bạc Nhà nước Khu vực XV cấp kinh phí để chi trả tiền lương kịp thời cho cán bộ, công chức, viên chức của tháng 7-2025...

FDI suy giảm cản trở tăng trưởng của các nước đang phát triển

Dòng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào các nền kinh tế đang phát triển đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2005, làm dấy lên lo ngại về khả năng thúc đẩy tăng...

Rót 7 tỷ USD vào Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM

Khu lõi của Trung tâm tài chính quốc tế TPHCM đặt tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm rộng 9,2 ha. Diện tích này sẽ đầu tư xây dựng trụ sở của các cơ quan quản lý, cơ quan...

Tập đoàn của Hậu 'Pháo' thu hơn 7.000 tỷ đồng tại dự án ở Nha Trang

Từ năm 2016 đến nay, Tập đoàn Phúc Sơn của Nguyễn Văn Hậu, thông qua các hợp đồng hợp tác đầu tư, hợp đồng tiến trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất để thu của...

Kinh tế tuần hoàn và dệt may: Những thay đổi cần thiết để giảm thiểu tác động môi trường tại Việt Nam

Ngành dệt may Việt Nam đang đối mặt với áp lực chuyển đổi mạnh mẽ từ yêu cầu phát triển bền vững và cam kết giảm phát thải carbon toàn cầu. Với tổng kim ngạch xuất...

Dùng ngân sách Trung ương để giải phóng mặt bằng Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà khẳng định, dự án giải phóng mặt bằng và tái định cư phục vụ Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là một dự án độc lập, sử dụng ngân sách...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98