Khung pháp lý toàn diện đầu tiên về kiểm toán nội bộ có hiệu lực từ 01/04/2019

14/03/2019 14:33
14-03-2019 14:33:36+07:00

Khung pháp lý toàn diện đầu tiên về kiểm toán nội bộ có hiệu lực từ 01/04/2019

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều rủi ro kinh doanh khó lường, vấn đề kiểm soát hoạt động quản trị đối với doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Trong đó, vai trò của kiểm toán nội bộ (KTNB) là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. KTNB được đánh giá là tuyến phòng ngự trong việc giúp lãnh đạo kiểm soát và phòng ngừa rủi ro.

Đó là nhận định của ông Phạm Ngọc Hoàng Thanh - Giám đốc Điều hành Smart Train tại Hội thảo “Cập nhật quy định về kiểm toán nội bộ và kinh nghiệm tổ chức chắc năng kiểm toán nội bộ hiệu quả tại công ty niêm yết” diễn ra sáng ngày 14/03/2019.

 

Từ năm 1997, tại Việt Nam đã có quy chế KTNB cho nền kinh tế quốc dân áp dụng đối với khối doanh nghiệp Nhà nước. Tuy nhiên, việc triển khai thời điểm đó còn khá lúng túng do cơ cấu quản trị trong doanh nghiệp gặp rào cản, cũng như chưa có khung pháp lý rõ ràng và nhân sự có chuyên môn.

Và đến gần đây, Luật Kế toán năm 2015 có bổ sung Điều 39 so với Luật Kế toán 2003, quy định về Kiểm soát nội bộ và Kiểm toán nội bộ, phải tăng cường quản trị của chính các đơn vị kế toán. Cụ thể: “KTNB là việc kiểm tra, đánh giá, giám sát tính đầy đủ, thích hợp và tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ”.

Tại Việt Nam, ngoại trừ những ngân hàng và một số ích công ty lớn có sự chuẩn bị tốt, phần lớn KTNB của các doanh nghiệp còn lại khá mờ nhạt, nguyên nhân đến từ nhiều phía như nhận thức của lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, hệ thống quy định pháp lý. Nhưng phần rất quan trọng là hệ thống KTNB ở Việt Nam chưa có nguồn nhân lực có chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, đặc biệt là người am hiểu KTNB theo thông lệ quốc tế.

Bà Trần Anh Đào, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) chia sẻ, Nghị định 05/2019/NĐ-CP về kiểm toán nội bộ do Chính phủ ban hành ngày 22/01/2019 bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/04/2019, theo Nghị định này, những cơ quan Nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp sẽ phải thực hiện công tác kiểm toán nội bộ. Đây được xem là khung pháp lý toàn diện đầu tiên về hoạt động kiểm toán nội bộ tại các đơn vị, các công ty niêm yết, các doanh nghiệp có vốn sở hữu Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con.

Có thể nói trước khi Nghị định 05/2019/NĐ-CP ra đời, ở Việt Nam về cơ bản chưa có văn bản riêng quy định thống nhất cụ thể về KTNB, mà chỉ có một số quy định rải rác ở một số ngành nghề như quy định của ngân hàng và các tổ chức tín dụng. Việc ra đời của Nghị định 05/2019/NĐ-CP phù hợp với bối cảnh quản trị công ty đang được thúc đẩy mạnh ở Việt Nam, cùng với luật Chứng khoán đang được sửa đổi và nguyên tắc quản trị công ty dự kiến được ban hành, Nghị định sẽ giúp đảm bảo lợi ích của các nhà đầu tư đang tham gia thị trường, đồng thời nâng cao tính minh bạch của thị trường chứng khoán.

Bà Lê Thị Tuyết Nhung - Phó Cục trưởng Cục Quản lý giám sát Kế toán và Kiểm toán – Bộ Tài chính chia sẻ, những thay đổi, điểm mới trong Quy định về KTNB đối với doanh nghiệp tại Nghị định 05/2019/NĐ-CP.

Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng tại Nghị định này gồm các đơn vị trong khu vực công, các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động KTNB. Ngoài ra, trong Nghị định này không quy định về tổ chức bộ máy KTNB, chỉ quy định về công tác KTNB được thực hiện thế nào, nhiệm vụ, và các bộ phận liên quan đến công tác KTNB. Đối với các đối tượng mà pháp luật chuyên ngành có quy định phải thực hiện công tác KTNB thì thực hiện theo pháp luật chuyên ngành.

Theo Nghị định, đối tượng phải thực hiện công tác KTNB gồm công ty niêm yết, doanh nghiệp Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con, doanh nghiệp Nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Bà Nhung còn nhấn mạnh mục tiêu của KTNB nhằm thông qua các hoạt động kiểm tra, đánh giá và tư vấn KTNB đưa ra các đảm bảo mang tính độc lập, khách quan và các khuyến nghị. KTNB phải dựa trên các nguyên tắc cơ bản gồm tính độc lập, tính khách quan và tuân thủ pháp luật.

Bộ Tài chính còn ban hành Quy chế mẫu về KTNB cho 4 đối tượng phải thực hiện KTNB quy định tại Nghị định, trong đó có các doanh nghiệp, ban hành quy định về chuẩn mực KTNB. Đồng thời Bộ Tài chính còn xây dựng các tài liệu tham khảo để tuyên truyền, phổ biến thúc đẩy việc đào tạo, bồi dưỡng nhân sự làm KTNB, tạo diễn đàn kết nối, chia sẻ nghề nghiệp giữa những người làm công tác KTNB.

Cát Lam

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thủ tướng Phạm Minh Chính là Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế

Ngày 15/09, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Quyết định 987/QĐ-TTg về việc kiện toàn Ban chỉ đạo xây dựng Đề án Trung tâm tài chính khu vực và quốc tế (BCĐ).

Thủ tướng: Quy định, chính sách nào tốt nhất cho đất nước thì cương quyết làm

Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật tháng 9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới tư duy xây dựng pháp luật theo hướng vừa quản lý chặt...

Hồi phục nhanh sau bão Yagi, Quảng Ninh đón hơn 6 nghìn lượt khách

Sau khi nhanh chóng khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, vịnh Hạ Long, Quảng Ninh đã đón hơn 6.000 lượt khách đến tham quan, lưu trú, trong đó có nhiều đoàn khách du...

Việt Nam trong nhóm top 1 an toàn thông tin toàn cầu

Theo Chỉ số An toàn thông tin mạng toàn cầu (GCI) 2024 của Liên minh Viễn thông quốc tế, Việt Nam được xếp vào nhóm quốc gia bậc 1 “kiểu mẫu”.

Nghiên cứu kinh nghiệm thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân ở Việt Nam

Bộ Công Thương vừa được giao nghiên cứu kinh nghiệm phát triển điện hạt nhân của các nước trên thế giới để đề xuất phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam trong thời...

Việt Nam-Indonesia hướng tới mục tiêu kim ngạch thương mại song phương 18 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto nhất trí phối hợp tháo gỡ khó khăn, giảm rào cản thương mại, tạo thuận lợi triển khai các...

Chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, hơn 2 tháng vẫn bặt tin!

Một khách hàng chuyển khoản nhầm 450 triệu đồng, tài khoản phía người nhận nhầm đã bị phong tỏa nhưng hơn 2 tháng nay vẫn chưa thể lấy lại tiền.

Để nhiều sản phẩm Việt Nam có mặt trên thị trường Hàn Quốc

Bộ trưởng Oh Young Joo cho biết việc có thêm nhiều sản phẩm Việt Nam tại thị trường Hàn Quốc hay có nhiều tiểu thương Việt Nam kinh doanh ở các chợ truyền thống ở...

Canada ban hành kết luận cuối điều tra chống bán phá giá dây thép từ Việt Nam

Biên độ bán phá giá của các doanh nghiệp Việt Nam được xác định cụ thể như sau: Công ty CP Thép Hoà Phát Dung Quất là 17,7% và Công ty Thép Hoà Phát Hải Dương là...

Các đối tác phát triển đánh giá cao dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi)

Ngày 13/9, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến các đối tác phát triển về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi). Hội thảo có sự tham dự của nhiều đối...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98