LPB, PTB, TLG có đáng mua trong năm 2019?

18/03/2019 10:05
18-03-2019 10:05:28+07:00

LPB, PTB, TLG có đáng mua trong năm 2019?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua LPB với kỳ vọng tình hình hoạt động chuyển biến tích cực, mua PTB với dự báo kết quả kinh doanh tiếp đà tăng trưởng. Đối với TLG, cổ phiếu này được nhận định hấp dẫn dành cho nhà đầu tư dài hạn.

LPB: Mua với giá mục tiêu 12,200 đồng/cp

Nhìn lại năm cũ, CTCK VNDirect (VND) cho biết lợi nhuận năm 2018 của Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (UPCoM: LPB) sụt giảm vì NIM giảm mạnh và chi phí dự phòng tăng lên do nợ xấu tăng. LPB phải đối mặt với một số trở ngại trong năm vừa qua, bao gồm cả vấn đề nội tại của ngân hàng và cả các quy định mới chặt chẽ hơn từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN).

Theo VND, kết quả kinh doanh của LPB trong năm 2019 sẽ cải thiện.

Việc mở rộng mạng lưới nhanh chóng đã giúp LPB thu hút lượng lớn tiền gửi từ khách hàng cá nhân trong khi đối tượng khách hàng này ưa thích gửi tiền có kỳ hạn. Tuy nhiên, hoạt động cho vay tại các phòng giao dịch mới vẫn chưa thể bắt kịp tốc độ huy động. VND kỳ vọng hoạt động cho vay tại các phòng giao dịch mới sẽ cải thiện trong năm 2019 nhờ cho vay bán lẻ, do đó lợi suất tài sản sẽ cải thiện, thúc đẩy tăng trưởng thu nhập lãi.

Trong năm 2019, NHNN vẫn tiếp tục thắt chặt tăng trưởng tín dụng. Vì vậy, dự báo LPB sẽ tăng trưởng tiền gửi thận trọng hơn và sát với tăng trưởng tín dụng hơn.

Năm 2018, LPB phát hành gần 4,000 tỷ đồng giấy tờ có giá dài hạn để cải thiện tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung/dài hạn. LPB đã giảm tỷ lệ này xuống dưới 40% trong năm 2018 để đáp ứng quy định mới có hiệu lực từ tháng 1/2019. VND cho rằng Ngân hàng sẽ không phát hành lượng lớn giấy tờ có giá trong năm 2019. Do đó, chi phí vốn sẽ không tăng nhanh như trong năm 2018.

Bên cạnh đó, VND cho biết nhận thấy nợ xấu đang có xu hướng tăng do mở rộng cho vay bán lẻ, tuy nhiên sự gia tăng nợ xấu trong năm 2018 chủ yếu đến từ sự thay đổi quy định. Vì vậy, VND cho rằng nợ xấu sẽ tăng chậm hơn trong năm 2019.

Dự phóng kết quả kinh doanh của LPB trong năm 2019
Nguồn: VND

Từ những luận điểm trên, VND khuyến nghị mua cổ phiếu LPB với giá mục tiêu 12,200 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

TLG: Mua với giá mục tiêu 80,200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC) cho biết, doanh số bán trong nước của CTCP Tập đoàn Thiên Long (HOSE: TLG) duy trì mạnh mẽ trong khi thị trường xuất khẩu lấy lại tăng trưởng mạnh.

VCSC dự báo cho năm 2019, TLG sẽ đạt tăng trưởng sản lượng 9% đối với mảng bút viết (39% doanh thu), và 17% đối với mảng văn phòng phẩm (33% doanh thu). Dự phóng doanh số xuất khẩu sẽ ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ 20% so với năm trước, khi TLG tiếp tục thúc đẩy hiện diện ở các thị trường ASEAN khác.

Đồng thời, VCSC dự báo biên lợi nhuận gộp trung bình của TLG đạt 37.8% trong giai đoạn 2019 - 2023. Với vị trí dẫn đầu thị trường, cùng với 60% thị phần nội địa trong mảng bút viết, cũng như sức mạnh thương hiệu cho phép TLG chuyển một phần chi phí giá nhựa cao hơn sang giá bán. TLG đã nâng giá bán trung bình trong tất cả các phân khúc sản phẩm khoảng 2% - 10% trong năm 2018 giữa bối cảnh giá nhựa tăng 12%, tương ứng với giá dầu thô.

Bên cạnh đó, TLG cũng tiếp tục đầu tư vào gia tăng tỷ lệ tự động hóa và tích hợp sản xuất theo chiều dọc, cũng như tối ưu hóa hệ thống phân phối. Cụ thể, Công ty đang cải thiện công suất nhà kho, phát triển loại mực và đầu bút riêng, cũng như áp dụng vận hành Hệ thống Quản lý Phân phối (DMS).

Dự phóng kết quả kinh doanh của TLG trong giai đoạn 2019 - 2021
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: VCSC

Nhận định rằng đợt điều chỉnh của giá cổ phiếu TLG thời gian qua đã khiến định giá của nó trở nên hấp dẫn cho các nhà đầu tư dài hạn, VCSC khuyến nghị mua TLG với giá mục tiêu 80,200 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

PTB: Mua với giá mục tiêu 79,000 đồng/cp

CTCK Bảo Việt (BVS) cho biết, cho năm 2019, CTCP Phú Tài (HOSE: PTB) đặt kế hoạch doanh thu tăng trưởng 20% và lãi trước thuế tăng trưởng 17% so với năm trước. Theo đó, động lực tăng trưởng vẫn đến từ lĩnh vực đồ gỗ với doanh thu kỳ vọng tăng trưởng 23%, tương ứng đạt 2,260 tỷ đồng trong năm 2019, trong đó gỗ sản xuất đạt khoảng 1,500 - 1,600 tỷ đồng, còn lại là gỗ thương mại. Lĩnh vực đá và kinh doanh ô tô kỳ vọng tăng trưởng khoảng 15% so với cùng kỳ.

Dự án bất động sản giữa cơn sốt đất Quy Nhơn sẽ là một câu chuyện mới cho doanh nghiệp bên cạnh những hoạt động kinh doanh chính. Với tình hình giá đất tăng cao tại Quy Nhơn, dự án chung cư của PTB có thể đáp ứng được nhu cầu trong trung tâm thành phố cho người dân và nhiều khả năng sẽ nhận được sự quan tâm lớn của thị trường.

Đây là dự án mà PTB nhận chuyển nhượng từ CTCP Hoàng Anh Gia Lai. Hiện tại dự án đã được UBND tỉnh Bình Định cấp quyết định chấp thuận đầu tư, phê duyệt thiết kế quy hoạch và đã được đóng tiền sử dụng đất. Dự án có vị trí khá tốt khi nằm ở trung tâm thành phố, kế bên hồ Sinh Thái và cảng Quy Nhơn. Khu đất dự án có diện tích 10,800 m2, mật độ xây dựng 39%. Chung cư có tổng cộng 33 tầng nổi và 2 tầng hầm với 634 căn hộ và Shophouse.

Dự án đang trong giai đoạn chờ đấu thầu xác định nhà thầu thi công. Giá bán chung cư được cho vào khoảng 23 - 25 triệu đồng/m2. Trong khi giá đất ở trung tâm thành phố đã vượt hơn 70 triệu đồng/m2.

Bên cạnh đó, việc PTB thực hiện mua cổ phiếu quỹ là động thái tích cực hỗ trợ giá cổ phiếu. Công ty vừa công bố kế hoạch mua 1.5 triệu cổ phiếu quỹ, chiếm 3.1% tổng số cổ phiếu đang lưu hành. Đợt mua cổ phiếu quỹ này của PTB được dự báo sẽ tác động tích cực lên giá thị trường.

Dự phóng kết quả kinh doanh PTB trong năm 2019
Đvt: Tỷ đồng
Nguồn: BVS

BVS khuyến nghị mua PTB với giá mục tiêu 79,000 đồng/cp.

Xem thêm tại đây

---​

Khuyến nghị mua bán cổ phiếu của các công ty chứng khoán được trích dẫn lại có giá trị như một nguồn thông tin để nhà đầu tư tham khảo cho các quyết định đầu tư. Các khuyến nghị này có thể có những xung đột lợi ích với nhà đầu tư.

Vĩnh Thịnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Góc nhìn 29/03: Hạn chế mua mới?

VCBS đánh giá VN-Index sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận lại khu vực 1,290-1,300 điểm nên nhà đầu tư khuyến nghị các nhà đầu tư hạn chế mua mới tại thời điểm hiện tại.

Nhận diện cơ hội và rủi ro của thị trường chứng khoán Việt Nam 2024

Chuyên gia cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian tới sẽ có nhiều kỳ vọng nhưng cũng không thiếu rủi ro.

Chứng khoán Vietcap: Khoản lỗ của EVN là rủi ro với các doanh nghiệp xây lắp điện

Trong buổi hội thảo tổ chức chiều ngày 27/03 về triển vọng ngành điện và xây lắp điện, Chứng khoán Vietcap (HOSE: VCI) nhận định mảng xây lắp điện có triển vọng cao...

Góc nhìn 28/03: Dừng mua, cân nhắc chốt lời cổ phiếu?

Theo CTCK Beta, nhiều khả năng áp lực chốt lời sẽ duy trì ở mức cao khi VN-Index vẫn đang nằm trong vùng kháng cự mạnh 1,280-1,300 điểm. Vì vậy, nhà đầu tư nên thận...

SSI Research: Đường Quảng Ngãi có thể tăng cổ tức tiền mặt lên 45-50% trong 2025

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ, CTCP Đường Quảng Ngãi (UPCoM: QNS) dự kiến nâng tỷ lệ cổ tức 2023 lên 40% bằng tiền (4,000 đồng/cp). Với mức lợi nhuận cao, SSI Research dự...

Góc nhìn 27/03: Sớm tiến lên khu vực 1,300 - 1,310?

VCBS cho rằng thị trường đang có dấu hiệu sideway tích lũy và nếu thanh khoản vẫn gia tăng ổn định thì VN-Index sẽ sớm tiến lên khu vực 1,300-1,310 điểm.

Vietstock LIVE #7: Chuyên gia "điểm mặt" những rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán

Bên cạnh tối đa hóa lợi nhuận thì quản trị rủi ro danh mục đầu tư cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Chủ đề Vietstock LIVE #7: “Các Rủi Ro Của Thị Trường” sẽ...

Góc nhìn 26/03: VN-Index khả năng giảm điểm trong ngắn hạn

Nhiều công ty chứng khoán (CTCK) cho rằng xu hướng ngắn hạn sắp tới của VN-Index nhiều khả năng giảm điểm, nhà đầu tư được khuyên thận trọng.

Cổ phiếu GIL, LHG và TNH có tiềm năng?

Các công ty chứng khoán (CTCK) khuyến nghị mua GIL với mảng bất động sản khu công nghiệp (KCN) sẽ là động lực tăng trưởng mới; mua LHG dựa trên triển vọng tích cực...

Góc nhìn tuần 25 - 29/03: Cẩn trọng trước áp lực chốt lời

Theo BSC, phiên giao dịch 22/03 cho thấy sự giằng co của VN-Index tại ngưỡng 1,280. Nhà đầu tư nên cẩn trọng trong những phiên giao dịch tới, chỉ số có thể tiếp tục...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98