Lúng túng xử lý hàng giả trên mạng

27/03/2019 06:34
27-03-2019 06:34:00+07:00

Lúng túng xử lý hàng giả trên mạng

Bộ Công Thương đang tích cực tìm giải pháp để hạn chế hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên sàn thương mại điện tử. Tại diễn đàn toàn cảnh thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam tổ chức ngày 26-3 ở Hà Nội, ông Nguyễn Hữu Tuấn, đại diện Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương), cho biết 2018 được coi là năm sôi động nhất của kinh doanh trực tuyến với tốc độ tăng trưởng trên 30%. Nếu tốc độ tăng trưởng của năm 2019 và 2020 tiếp tục ở mức 30%, quy mô thị trường này sẽ lên tới 13 tỉ USD.

Nạn hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử hiện rất phức tạp Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Tuy nhiên, ông Tuấn cũng thừa nhận công tác quản lý lĩnh vực TMĐT đang gặp không ít khó khăn khi tốc độ tăng trưởng nhanh, cùng với sự phát triển về công nghệ đã khiến những dự báo về TMĐT trở nên lỗi thời. Đặc biệt, vấn nạn hàng giả, hàng nhái trên các sàn TMĐT rất nhức nhối, khiến cơ quan quản lý nhà nước đau đầu. Cụ thể, trong năm 2018 cơ quan này đã phối hợp với các địa phương phát hiện, xử lý 250 trường hợp vi phạm về hoạt động TMĐT, trong đó tập trung vào các hành vi như trách nhiệm minh bạch thông tin, quy trình giao dịch, trách nhiệm thực hiện hợp đồng với khách hàng của các sàn TMĐT. "Nghị định 52 của Chính phủ về lĩnh vực TMĐT chưa xử lý được hết về giao dịch thanh toán, minh bạch thông tin, bảo vệ người tiêu dùng. Vì pháp luật chưa điều chỉnh nên chúng tôi cũng lúng túng trong việc xử lý các mô hình mới" - ông Tuấn nhìn nhận.

Cũng theo ông Tuấn, Bộ Công Thương đang tích cực tìm giải pháp để hạn chế hàng giả, hàng nhái xuất hiện trên sàn TMĐT. Trình Chính phủ ban hành các văn bản để quản lý, xử lý vi phạm về hoạt động TMĐT. Đồng thời, phối hợp với lực lượng quản lý thị trường, địa phương để kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm.

Cũng tại diễn đàn, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội TMĐT, gửi đến đại diện Bộ Công Thương câu hỏi liên quan đến việc hiện nay chưa cấp phép cho các mô hình cho vay trực tuyến không qua ngân hàng. Ông Nguyễn Hữu Tuấn cho rằng đây là một lĩnh vực khá mới, pháp luật cũng chưa điều chỉnh hết. Hơn nữa, Thông tư 47 của Bộ Công Thương quy định về quản lý website TMĐT cũng loại các website về lĩnh vực tài chính. "Mảng này có liên quan đến việc quản lý ngành của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước. Các mô hình cho vay ngang hàng chưa được phân định cụ thể nên chúng tôi chưa thể cấp phép cho mô hình này được" - ông Tuấn nói và cho biết Chính phủ đang giao các bộ, ngành nghiên cứu về vấn đề này.

Ngoài ra, nhiều diễn giả nhìn nhận sau một giai đoạn bùng nổ, thu hút người tiêu dùng bằng giá cả, các chương trình khuyến mại, chính sách bán hàng,… các sàn TMĐT đang coi lĩnh vực giao hàng là trụ cột để giữ chân khách hàng. Dịch vụ chuyển phát tăng nhanh với tốc độ khoảng 70% trong năm 2018 đã chứng minh điều này. Bởi, TMĐT muốn phát triển mạnh thì khâu giao hàng và thanh toán trực tuyến phải được chú trọng hoàn thiện. Ông Phan Trọng Lê, Trưởng Ban Nghiên cứu Phát triển và Thương hiệu VNPost, đánh giá nhiều doanh nghiệp chuyển phát đang "bơi" ra thị trường để phục vụ TMĐT. Ông thừa nhận VNPost đã chuẩn bị kế hoạch phát triển nhưng rất khó để theo kịp thị trường vì sự thay đổi từng ngày của TMĐT. "Dịch vụ chuyển phát liên quan đến vấn đề hạ tầng, con người nên rất khó để bắt kịp. Nếu chỉ riêng về công nghệ thì có thể khắc phục được" - ông Lê nhấn mạnh.

Minh Chiến

NGƯỜI LAO ĐỘNG





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

'Không ai muốn đầu tư để bán điện mặt trời mái nhà 0 đồng'

Chuyên gia cho rằng điện mặt trời mái nhà tự dùng nếu bán 0 đồng sẽ khó thu hút người dân, doanh nghiệp vì suất đầu tư không hiệu quả.

Khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Thái Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội

Ông Phạm Thái Hà, Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội, bị bắt với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để...

Xuất khẩu dệt may khởi sắc

Ngành dệt may đang đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng đối mặt nhiều thách thức buộc phải vượt qua để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 44 tỉ USD trong năm 2024.

Tín chỉ carbon rừng: Nên bán hay để dành?

Có chuyên gia cho rằng nên bán tín chỉ carbon thay vì dự trữ bởi có thời hạn sử dụng, nhưng cũng có ý kiến đề xuất nên thành lập quỹ để có thể mua sớm những tín chỉ...

Ông lớn bán lẻ 190 năm của Nhật sắp mở trung tâm thương mại ở Hà Nội

Takashimaya, ông lớn bán lẻ có tuổi đời hơn 190 năm của Nhật Bản, lên kế hoạch đầu tư 13 triệu USD để xây dựng một trung tâm thương mại tại Hà Nội vào năm 2026.

Loạt đề xuất mới về kiểm kê khí nhà kính, giảm phát thải

Trong giai đoạn đầu, các cơ sở có mức phát thải lớn thuộc 3 lĩnh vực: nhiệt điện, sản xuất sắt thép, sản xuất xi măng sẽ được phân bổ hạn ngạch phát thải khí nhà...

Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024 sẽ có một phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp

Phiên họp dành riêng cho giới doanh nghiệp với chủ đề tận dụng các cơ hội để phát triển trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, do Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Thủ...

Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương trình ban hành chính sách mua bán điện trực tiếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách mua bán điện...

Thiếu chính sách hỗ trợ xe máy điện

Ô tô điện được miễn lệ phí trước bạ lần đầu trong 3 năm kể từ ngày 1-3-2022, còn xe máy điện chưa được hưởng chính sách hỗ trợ này

Dàn Elite và gần 4,000 vận động viên đổ bộ Ecopark Marathon 2024

Đỗ Quốc Luật, Bùi Thu Hà, Đoàn Thu Hằng, Sầm Văn Đời - những người truyền cảm hứng cho cộng đồng yêu chạy bộ,… cùng gần 4,000 vận động viên (VĐV) khác đã có một...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98