Malaysia sẽ xem xét lại về việc đặt mua Boeing 737 Max sau thảm họa rơi máy bay của Ethiopian Airlines

12/03/2019 17:33
12-03-2019 17:33:23+07:00

Malaysia sẽ xem xét lại về việc đặt mua Boeing 737 Max sau thảm họa rơi máy bay của Ethiopian Airlines

Singapore, Trung Quốc và Indonesia đã ra lệnh cấm bay lên toàn bộ máy bay thuộc mẫu Boeing 737 Max, trong khi đó Mỹ lại nói rằng mẫu máy bay vẫn an toàn để bay.

Chính phủ Malaysia sẽ xem xét lại việc hãng hàng không hàng đầu đất nước Malaysia Airlines đặt mua loại máy bay 737 Max 8 của Boeing sau khi vụ tai nạn chết người thứ hai có liên quan tới mẫu máy bay này xảy ra chỉ trong vòng chưa đầy 5 tháng.

Vào ngày thứ Hai (11/03), Bộ trưởng Kinh tế Azmin Ali phát biểu rằng quỹ quản lý tài sản quốc gia của Malaysia, Khazanah – vốn sở hữu hãng hàng không Malaysia Airlines – sẽ phải “xem xét lại” thỏa thuận mua 25 chiếc máy bay 737 Max của Boeing sau vụ tai nạn của chuyến bay số hiệu ET302 thuộc hãng hàng không Ethiopian Airlines vào ngày Chủ nhật (10/03) ngay sau khi vừa cất cánh. 157 người có mặt trên máy bay đã thiệt mạng. “Ban quản lý của Khazanah nên gấp rút xem xét vấn đề. Việc này là để đảm bảo sự an toàn cho hãng hàng không quốc gia, đây là việc tối quan trọng”, ông Ali nói.

Những hãng hàng không khác của châu Á cũng trả lời với Nikkei Asian Review rằng họ cũng đang cân nhắc lại tình hình.

Cùng lúc đó vào ngày thứ Ba (11/03), Singapore đã trở thành quốc gia mới nhất ra lệnh cấm bay lên toàn bộ máy bay thuộc mẫu 737 Max. Lệnh cấm này sẽ làm ảnh hưởng đến SilkAir, công ty con của hãng hàng không Singapore Airlines, đồng thời các hãng như China Southern Airlines, Garuda Indonesia, Shandong Airlines và Thai Lion Air – những hãng hàng không sử dụng loại máy bay 737 Max để bay đến Singpore – cũng sẽ bị ảnh hưởng. Động thái này “nối gót” lệnh cấm bay đối với các chuyến bay sử dụng mẫu 737 Max 8 mà các cơ quan quản lý ở Indonesia, Trung Quốc, Mông Cổ và Ethiopia đã đưa ra.

Những quyết định này được thúc đẩy bởi những điểm giống nhau giữa vụ tai nạn ở Ethiopia với vụ tai nạn rơi máy bay 737 Max 8 khác của hãng hàng không Lion Air xảy ra vào tháng 10/2018. Trong vụ tai nạn này, 189 hành khách và phi hành đoàn trên chuyến bay đã thiệt mạng.

Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cũng đã đưa ra một thông báo đối với những hãng hàng không sử dụng mẫu máy bay Boeing 737 Max vào ngày thứ Hai (11/03), lên tiếng trấn an rằng những chiếc máy bay loại này vẫn đủ an toàn để bay.

Tuy nhiên, FAA vẫn yêu cầu rằng nhà sản xuất máy bay Boeing cần phải thực hiện việc “thay đổi về thiết kế” của mẫu 737 Max trước tháng 4/2019. Công ty Boeing nói rằng họ đang hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý của Mỹ và họ sẽ thực hiện yêu cầu “cải tiến phần mềm điều khiển máy bay” cho mẫu 737 Max trong “vài tuần tới”.

Quyết định cấm bay của các cơ quan quản lý quốc tế đã đặt ra những câu hỏi về tương lai sắp tới của những chiếc máy bay thân hẹp 737 Max của Boeing tại thị trường châu Á và đặc biệt là ở Trung Quốc, thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

“Việc cả hai vụ tai nạn đều xảy ra khi sử dụng mẫu máy bay mới sản xuất Boeing 738-8 và đặc biệt là đều gặp trục trặc ngay sau khi vừa cất cánh, hai vụ việc này hẳn phải giống nhau ở một điểm nào đó”, Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) nói trong một bản tuyên bố. Tổng Giám đốc vận tải hàng không của Indonesia, Polana Pramesti nói rằng những biện pháp này là để “bảm đảm rằng tình trạng của những chiếc máy bay mẫu này là có thể bay được”.

Giá cổ phiếu của Boeing có lúc lao dốc 12% vào ngày thứ Hai (11/03), kéo theo chỉ số Dow Jones giảm 345 điểm. Cổ phiếu của công ty này cũng kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai ở mức 400 USD/cp, tương đương giảm 5.3%.

Hình ảnh logo của công ty Boeing được chiếu trên màn hình của Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE).

Các chuyên gia phân tích cho biết việc cấm bay áp lên mẫu máy bay 737 Max 8 đã phủ một bóng đen u ám lên vị thế của Boeing ở Trung Quốc, vốn đang trong quá trình vượt qua Mỹ để trở thành thị trường hàng không lớn nhất thế giới vào năm 2022.

“Hành động của CAAC đã nhấn mạnh mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện nay đối với công ty Boeing”, Michel Brekelmans, Giám đốc điều hành của công ty tư vấn SCP/Asia, cho biết.

“Rõ ràng ai nấy cũng đều rất lo lắng. Nếu như đã không đủ tự tin thì các cơ quan quản lý sẽ đứng bên lập trường ‘thà cứ an toàn còn hơn phải xin lỗi’”, ông Brekelman nói. “Các nhà chức trách sẽ nói rằng hiện tại đã có tới hai vụ tai nạn … Khi chưa có được tất cả câu trả lời, tốt hơn hết chúng ta nên có những biện pháp thận trọng. Tôi sẽ không ngạc nhiên khi những nước khác sẽ thực hiện động thái tương tự”.

Quyết định xem xét lại thỏa thuận mua mẫu máy bay 737 Max của Malaysia cũng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy các hãng hàng không của khu vực này đang cân nhắc đến việc sử dụng dòng máy bay này, vốn là mẫu mới nhất của chiếc máy bay từ lâu được coi là “ngựa chiến” của những hãng hàng không châu Á.

Một số chuyên gia phân tích lại lo lắng về một vấn đề khác. “Nếu như ngày càng có nhiều những hãng hàng không quyết định trì hoãn hoặc hủy bỏ việc đặt mua máy bay từ Boeing thì các kế hoạch tăng trưởng trong tương lai của nền công nghiệp hàng không châu Á sẽ cần phải tính toán lại”, Corrine Png, Trưởng Khu vực của Công ty Nghiên cứu Cổ phiếu AIA Investment Management, cho biết. “Tác động này sẽ được thể hiện rõ nhất trên các tuyến bay nội địa và trong khu vực”.

Với số dân lên đến 4.46 tỷ người và tình hình kinh tế đang ngày càng phát triển, châu Á là động lực tăng trưởng về lượng du khách di chuyển bằng đường hàng không. Năm 2016, có khoảng 1.8 tỷ hành khách di chuyển bằng đường hàng không trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, theo dữ liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế. Con số đó dự kiến sẽ tăng gấp đôi lên 3.1 tỷ hành khách vào năm 2035.

Sự gia tăng của việc di chuyển bằng đường hàng không cũng thúc đẩy nhu cầu mua những chiếc máy bay như 737 Max. Theo ước tính, châu Á chiếm tới 1/3 tổng lượng máy bay loại 378 Max đang hoạt động, trong đó Trung Quốc đang sở hữu khoảng 25% máy bay loại này, dựa trên dữ liệu của công ty tư vấn hàng không Capa. Nhìn chung, các hãng hàng không châu Á chiếm hơn một phần tư trong tổng số 5,526 đơn đặt hàng mua mẫu máy bay Max 8 và Max 9 của Boeing.

Hãng China Southern là công ty sở hữu nhiều nhất mẫu máy bay này tại Trung Quốc, theo sau đó lần lượt là Air Chian, Hainan Airlines và Shanghai Airlines.

Vẫn còn nhiều hãng hàng không Trung Quốc khác đang chờ nhận lô hàng máy bay mà họ đã đặt trước đó với Boeing. Nhưng những vụ tai nạn gần đây cùng với quyết định của CAAC đã khiến họ phải cân nhắc lại về việc nhận lô hàng mới này.

Hãng hàng không Ruili có trụ sở tại Côn Minh (Trung Quốc) trả lời với tờ Nikkei Aisan Review rằng họ đang “cân nhắc lại đơn đặt hàng với nhà sản xuất Boeing”. Hãng hàng không này đã đặt 37 chiếc Boeing 737 Max từ năm 2017, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được hàng.

Hãng Far Eastern Air Transport của Đài Loan dường như cũng đã cân nhắc lại việc mua máy bay của Boeing sau khi vụ tai nạn của hãng Lion Air xảy ra.

Lu Chi-jun, Phát ngôn viên kiêm Phó Chủ tịch của Far Eastern Air Transport, trả lời với Nikkei Asian Review vào ngày thứ Hai (11/03) rằng hãng này vẫn chưa hoàn tất thỏa thuận với Boeing. Thỏa thuận này chỉ được ký khi Boeing thông báo rõ nguyên nhân của những vụ tai nạn có liên quan đến mẫu máy bay 737 Max 8, bà nói.

“Chúng tôi vẫn chưa ký thỏa thuận với phía Boeing”, bà Lu nói. “Chúng tôi đang chờ Boeing đưa ra những bản đánh giá mới nhất và kết quả điều tra của hai vụ tai nạn gần đây, và chúng tôi sẽ chỉ tiếp tục thỏa thuận khi xác định được những kết quả báo cáo này đủ rõ ràng”.

Một vài hãng máy bay khác trong khu vực châu Á cũng quyết định sẽ chờ đợi kết quả rồi mới quyết định.

Cơ quan ANA của Nhật bản cũng cho biết rằng những vụ tai nạn gần đây không là nguyên nhân khiến họ phải cân nhắc lại những đơn đặt hàng của họ, vì nguyên nhân gây ra tai nạn vẫn còn đang được điều tra. Công ty Nhật Bản này cho đến nay đã đặt mua 20 chiếc máy bay 737 Max 8 của Boeing và đang xem xét đến việc mua thêm 10 chiếc nữa.

Trân Võ (Theo Nikkei Asian Review)

Fili





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...

Các đồng tiền ở thị trường mới nổi rơi xuống đáy mới trong năm 2024

Sự trở lại mạnh mẽ của đồng USD đã giáng đòn nặng nề tới các đồng tiền trên toàn cầu trong ngày 16/04, làm suy yếu nhiều đồng tiền châu Á và có thể buộc các quan...

Nhật Bản: Đồng yen giảm xuống mức thấp kỷ lục kể từ năm 1990

Trong bối cảnh đồng USD tăng mạnh sau khi Fed công bố dữ liệu kinh tế, trong phiên giao dịch ngày 15/4, 154,28 yen đổi 1 USD, mức thấp chưa từng thấy kể từ tháng...

Giới chuyên gia nâng dự báo tăng trưởng của kinh tế Mỹ trong năm 2024

Tờ The Wall Street Journal (WSJ) ngày 14/4 dẫn kết quả thăm dò quý mới nhất cho thấy giới lãnh đạo doanh nghiệp và học giả kinh tế đã hạ nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào...

Các nền kinh tế mới nổi và phát triển thận trọng trước đồng USD tăng giá

Trước sức mạnh của đồng USD, ngay cả các nền kinh tế có quy mô như Australia, Canada và EU cũng chứng kiến đồng nội tệ suy yếu với tốc độ mất giá lần lượt là 4,4%...

Triển vọng tín dụng toàn cầu năm 2024 ngày càng tồi tệ

Theo một cuộc khảo sát của Hiệp hội các nhà quản lý danh mục tín dụng quốc tế (IACPM), các nhà quản lý danh mục đầu tư và tài sản tại một số tổ chức tài chính lớn...

Đồng USD vẫn giữ vị trí ổn định trong dự trữ ngoại hối của nhiều nước

Khảo sát của IMF cho thấy tỷ trọng của đồng USD trong dự trữ ngoại hối của các nước tăng 0,2 điểm phần trăm, lên 58,4% trong năm 2023, tuy khiêm tốn nhưng là mức...

KPMG và Deloitte đối mặt mức phạt lớn nhất trong lịch sử ngành kiểm toán Mỹ

PCAOB đã áp đặt mức phạt 25 triệu USD đối với KPMG chi nhánh Hà Lan và 2 triệu USD đối với các chi nhánh của Deloitte ở Indonesia và Philippines, vì hành vi gian...

Fitch hạ triển vọng tín nhiệm nợ của Trung Quốc xuống mức tiêu cực

Fitch Ratings hạ triển vọng tín nhiệm nợ nước ngoài dài hạn của Trung Quốc từ ổn định xuống mức tiêu cực do rủi ro tài chính công tăng lên khi Bắc Kinh chuyển đổi...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98