Ngành xi măng tăng trưởng trong năm 2018 có tạo cú huých cho các doanh nghiệp xi măng niêm yết?

06/03/2019 08:29
06-03-2019 08:29:27+07:00

Ngành xi măng tăng trưởng trong năm 2018 có tạo cú huých cho các doanh nghiệp xi măng niêm yết?

Hoạt động xuất khẩu xi măng của Việt Nam trong năm 2018 đã đạt được con số ấn tượng. Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng niêm yết nói chung cũng đạt mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ.

Theo số liệu được dẫn từ Hiệp hội xi măng Việt Nam, tổng sản lượng xuất khẩu xi măng trong năm 2018 đạt 31.2 triệu tấn, tăng 55% so với năm 2017. Giá trị xuất khẩu vượt 1 tỷ USD và đây cũng là mức cao nhất từ trước đến nay. Giá xuất khẩu xi măng năm qua đạt khoảng 50 USD/tấn và giá clinker xuất khẩu từ 38 - 42 USD/tấn.

Hiện nay, sản phẩm xi măng Việt Nam đã có mặt hơn 40 quốc gia trên thế giới. Năm vừa qua, các doanh nghiệp xi măng Việt Nam đã sản xuất ra 99 triệu tấn, trong đó tiêu thụ gần 97 triệu tấn, bao gồm cả xuất khẩu và nội địa.

Trên thị trường chứng khoán, chỉ số ngành vật liệu xây dựng nói chung, trong đó bao gồm cả ngành xi măng gần như biến đổi cùng chiều với chỉ số VN-Index, tức tăng vào nửa đầu năm 2018 và giảm ở 6 tháng cuối năm.

Biến động giá của ngành vật liệu xây dựng so với VN-Index trong năm 2018

Trong số 13 doanh nghiệp xi măng niêm yết, có 6 doanh nghiệp có cổ phiếu tăng trưởng trong năm qua. Tuy nhiên, phần lớn thanh khoản của các doanh nghiệp này đều rất yếu, thậm chí là không có thanh khoản như TBXHVX.    

Biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp xi măng niêm yết trong năm 2018

Theo thống kê của Vietstock, 13 doanh nghiệp xi măng niêm yết (1 doanh nghiệp chưa công bố BCTC quý 4/2018) đã tạo ra gần 20,358 tỷ đồng doanh thu thuần872 tỷ đồng lãi ròng trong năm 2018. Mặc dù doanh thu thuần giảm nhẹ 1% nhưng lãi ròng lại tăng đến 160% so với năm 2017. Điều đáng mừng là trong năm qua, các doanh nghiệp này đều kinh doanh có lãi.

Xét về kết quả thực hiện kế hoạch thì có 5/13 doanh nghiệp vượt kế hoạch năm đề ra, bao gồm CLH, ACC, HT1, BTSHOM. Riêng HCC không có kế hoạch năm và QNC chưa công bố kết quả kinh doanh quý 4 cũng như năm 2018.

CTCP Xi măng Hà Tiên 1 (HOSE: HT1) dẫn đầu lợi nhuận toàn ngành với gần 645 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần đơn vị đứng thứ 2 và đây cũng là doanh nghiệp duy nhất đạt lợi nhuận trên 100 tỷ đồng trong năm 2018.

Sản lượng tiêu thụ trong năm tăng giúp doanh thu và lợi nhuận HT1 tăng trưởng. Cụ thể, doanh thu thuần đạt hơn 8,376 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là doanh thu từ xi măng và clinker. Bên cạnh đó, doanh thu tài chính của Công ty cũng tăng mạnh từ 17 tỷ đồng ở năm 2017 lên gần 32 tỷ đồng nhờ tăng các khoản tiền gửi ngân hàng, lãi chênh lệch tỷ giá và cổ tức được chia. Theo đó, lãi ròng của Công ty tăng trưởng trên 32% và vượt 12% kế hoạch lợi nhuận năm, gần chạm 645 tỷ đồng.

Kết quả kinh doanh năm 2018 của CTCP Xi măng Bỉm Sơn (HNX: BCC) tăng trưởng vượt trội so với năm liền trước khi đạt 3,679 tỷ đồng doanh thu thuần và gần 94 tỷ đồng lãi ròng. Doanh thu chỉ tăng chưa đến 6% nhưng lợi nhuận lại cao gấp 28 lần năm 2017 do Công ty tiết giảm đáng kể phần chi phí lãi vay và chi phí bán hàng. Toàn bộ nguồn thu của Công ty đến từ xi măng và clinker, doanh thu khác đóng góp không đáng kể.

Kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp xi măng niêm yết trong năm 2018. Đvt: Tỷ đồng

Trong số các doanh nghiệp xi măng niêm yết, không phải doanh nghiệp nào cũng có nguồn thu từ xi măng và clinker. Do vậy, dù thị trường xi măng năm qua tăng trưởng tích cực nhưng vẫn tồn tại một số doanh nghiệp có kết quả kinh doanh phản ánh theo chiều ngược lại.

Điển hình như CTCP Sông Đà 7.04 (HNX: S74) là đơn vị có “sức khỏe yếu nhất ngành” khi chỉ đạt 140 triệu đồng lãi ròng trong năm 2018, giảm mạnh gần 93% so với năm 2017 và chỉ thực hiện được 6.3% kế hoạch lợi nhuận năm.

Doanh thu của S74 không phải đến từ xi măng hay clinker như những doanh nghiệp khác mà chủ yếu đến từ sản xuất công nghiệp; bán vật tư, ca máy và xây lắp. Trong khi đó, năm vừa qua Công ty chỉ tập trung quyết toán thu vốn các công trình như thủy điện Lai Châu, Huội Quảng, Bản Chát,… mà không có dự án mới nên doanh thu giảm mạnh hơn phân nửa cùng kỳ, chỉ đạt 34.7 tỷ đồng.

Tiến độ thực hiện kế hoạch của các doanh nghiệp xi măng niêm yết trong năm 2018. Đvt: %

Ngành xi măng sẽ tăng trưởng yếu hơn?

Trước tình trạng rủi ro kinh tế và căng thẳng thương mại đặt gánh nặng lên ngành xây dựng ở nhiều quốc gia, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, ngành xi măng toàn cầu được dự báo tăng trưởng tương đối yếu hơn so với năm 2017 và 2018. Hiệp hội Xi măng Thế giới dự báo, nếu loại trừ Trung Quốc thì nhu cầu xi măng trong năm 2019 tăng 2.8%, con số này ở năm 2018 là 3.3%.

Đánh giá về thị trường xi măng Việt Nam, ông Thái Duy Sâm - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam và ông Nguyễn Văn Cung - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam đều cho rằng, tăng trưởng tiêu thụ xi măng nội địa năm 2019 dao động khoảng 7%-8%, tức tăng từ 64 triệu tấn lên 70 triệu tấn và xuất khẩu đạt khoảng 25 triệu tấn.

“Hiện nay, do giá xi măng Trung Quốc cao và vì những biện pháp về môi trường nên một số nhà máy của Trung Quốc không đáp ứng được yêu cầu buộc phải đóng cửa. Hai nguyên nhân đó tác động với nhau, làm nguồn cung ở Trung Quốc có thể bị hạn chế chút ít. Đây là điều kiện cho các thương gia Trung Quốc tận dụng, vì người ta làm thương mại, người ta thấy hàng ở đâu rẻ thì mua về bán. Theo đó, sức cạnh tranh clinker ở Việt Nam cao lên và xuất khẩu sang Trung Quốc sẽ tiếp diễn. Tôi tin rằng, tình hình xi măng năm 2019 vẫn ổn định chứ không hi vọng sẽ phát triển hơn như thế này”, ông Cung cho biết.

Tình hình xi măng Việt Nam trong tương lai theo ông Cung đánh giá “rất đau đầu” bởi những ảnh hưởng từ Trung Quốc. Còn việc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung có ảnh hưởng đến ngành xi măng nói riêng và vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung hay không đến nay vẫn chưa có thông tin nghiên cứu cũng như đánh giá tác động chính thức.

Trong 2 tháng đầu năm 2019, sản lượng xi măng xuất khẩu ước đạt 5.37 triệu tấn, mang về 228 triệu USD, tương ứng tăng 7.4% sản lượng và gần 30% giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Clinker và xi măng của Việt Nam được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Đông Nam Á, trong đó Philippines đứng đầu. Trong tháng 1/2019, lượng clinker và xi măng xuất khẩu sang Philippines đạt hơn 778 nghìn tấn với giá trị gần 39 triệu USD, giá xuất bình quân 50.07 USD/tấn, tăng 34% về lượng, 50% về giá trị và 12% về giá xuất bình quân so với tháng 1/2018.

Mới đây, theo thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Philippines (Bộ Công thương), Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã có thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời đối với sản phẩm xi măng nhập khẩu vào quốc gia này.

Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, sau quá trình điều tra, DTI kết luận rằng lượng nhập khẩu xi măng gia tăng đột biến là nguyên nhân gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất trong nước trong thời kỳ điều tra.

Do đó, để bảo vệ cũng như thúc đẩy ngành sản xuất nội địa tiếp tục phát triển, DTI quyết định áp dụng biện pháp tự vệ tạm thời 8.40 Php/túi 40kg, tương đương 210 peso/tấn (khoảng 4 USD/tấn).

Theo đó, biện pháp tự vệ tạm thời này sẽ có hiệu lực trong 200 ngày dưới hình thức tiền ký quỹ đối với xi măng nhập khẩu với sản phẩm bị điều tra là xi măng có mã HS: 2523.2990 và 2523.9000; thời kỳ điều tra để xem xét lượng tăng nhập khẩu, thiệt hại từ năm 2013 - 2017.

Cơ quan điều tra cho rằng, lượng xi măng nhập khẩu đã gia tăng tới 70% trong giai đoạn 2014 - 2017. Được biết, Việt Nam là nước có lượng xuất khẩu và thị phần xuất khẩu xi măng lớn nhất vào Philippines trong giai đoạn này.

Nguyên Ngọc

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (12)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...

KN Cam Ranh của ông Lê Văn Kiểm tăng nợ phải trả lên gần 24 ngàn tỷ

Công ty TNHH KN Cam Ranh cho biết lãi sau thuế hơn 173 tỷ đồng trong năm 2023, giảm hơn 16% so với năm trước. Nợ phải trả cuối năm tăng lên gần 24 ngàn tỷ.

Công ty chứng khoán cần cả kiếm và khiên

Công ty chứng khoán (CTCK) bị sự cố hệ thống công nghệ thông tin thi thoảng vẫn xảy ra trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên, thường sớm được khắc phục trong phiên.

Sudico đặt mục tiêu 2024 lãi trước thuế 350 tỷ, "chờ thời" bán dự án Nam An Khánh

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của CTCP Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico, HOSE: SJS) đã thông qua kế hoạch kinh doanh 2024 với lợi nhuận trước...

Nhờ đâu iPhone 15 "đắt như tôm tươi" trên Shopee, Lazada và Tiki?

Tính riêng ba tuần lễ Siêu Sale từ tháng 10 đến tháng 12-2023, tổng doanh thu của iPhone 15 Series đã cán mốc 357,1 tỉ đồng.

Dư nợ vay còn hơn 3,600 tỷ đồng, NBB tiếp tục thế chấp bất động sản để vay ngân hàng

Tại ngày 31/12/2023, NBB đang dư nợ vay hơn 3,640 tỷ đồng, tăng 16% so đầu kỳ, chiếm 71% tổng nợ phải trả và 53% nguồn vốn. Tuy vậy, Doanh nghiệp vẫn tiếp tục thế...

PNJ đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 6% khi sức mua chưa thể phục hồi như kỳ vọng

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) vừa công bố tài liệu chuẩn bị tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2024 vào ngày 16/04 tới.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98