Nhật Bản hạ đánh giá về kinh tế lần đầu tiên kể từ năm 2016

20/03/2019 16:50
20-03-2019 16:50:03+07:00

Nhật Bản hạ đánh giá về kinh tế lần đầu tiên kể từ năm 2016

Chính phủ Nhật Bản đã hạ đánh giá về kinh tế lần đầu tiên trong 3 năm, qua đó vun vén thêm cho nỗi lo trước đợt nâng thuế giá trị gia tăng.

Văn phòng Nội các Nhật Bản đề cập tới đà suy yếu của hoạt động xuất khẩu và sản lượng công nghiệp trong báo cáo định kỳ vừa được công bố trong ngày thứ Tư (20/03), mặc dù họ cho rằng nền kinh tế tiếp tục hồi phục chậm rãi.

Nền kinh tế Nhật Bản rơi vào thế khó khi kinh tế toàn cầu giảm tốc. Đà hồi phục mong manh đặt Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vào thế khó. Đợt tăng thuế giá trị gia tăng trước đó đã “giáng đòn nặng nề” tới người tiêu dùng. Trong năm 2014, nền kinh tế Nhật Bản suy thoái mại sau khi nâng thuế giá trị gia tăng.

Văn phòng Nội các hạ đánh giá về sản lượng từ nhà máy trong 2 tháng liền, cho rằng sản lượng gần như đi ngang. Hoạt động xuất khẩu yếu ớt, họ cho biết, sau khi dữ liệu ngày thứ Hai (18/03) cho thấy hoạt động xuất khẩu giảm 3 tháng liên tiếp trong tháng 2/2019.

Yuki Masujima của Bloomberg Economics dự báo GDP Nhật Bản sẽ bị tác động nặng nề trong quý 1/2019, trong đó công cụ theo dõi GDP của Bloomberg dự báo GDP Nhật Bản suy thoái 2.5% so với quý trước đó.

NHTW đưa ra đánh giá kém lạc quan

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) cũng đưa ra cái nhìn ảm đạm hơn về nền kinh tế, hạ đánh giá về hoạt động xuất khẩu và sản lượng công nghiệp tại cuộc họp chính sách tiền tệ trong tuần trước. Một vài quan chức tin rằng họ sẽ khó mà đạt mục tiêu lạm phát 2% ngay cả khi năm 2021, dựa trên nguồn tin thân cận.

Các nhà máy trên toàn cầu đã chững lại trong tháng 2/2019 khi nhu cầu hàng hóa bị tác động bởi cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, đà giảm tốc kinh tế toàn cầu và bất ổn chính trị ở châu Âu, trước khi Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) (hay còn gọi là Brexit).

Đồng tình với quan điểm rủi ro đang gia tăng, BoJ đánh giá bi quan về các nền kinh tế nước ngoài, cho rằng họ đang cho thấy dấu hiệu giảm tốc. Ngoài ra, họ cũng hạ dự báo về hoạt động xuất khẩu và sản lượng.

“Hoạt động xuất khẩu cho thấy sự suy yếu trong thời gian gần đây”, BoJ cho biết trong một tuyên bố về chính sách, đưa ra một cái nhìn ảm đạm hơn tháng 1/2019.

BoJ cũng cho rằng nền kinh tế Nhật Bản đang tăng trưởng khiêm tốn, nhưng nói thêm “hoạt động xuất khẩu và sản lượng đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đà giảm tốc của kinh tế nước ngoài”. Trong tháng 1/2019, họ chỉ nói nền kinh tế đang tăng trưởng khiêm tốn.

“Đà giảm tốc mạnh của hoạt động xuất khẩu và sản lượng công nghiệp có thể là vấn đề đáng quan ngại đối với BoJ", Masayuki Kichikawa, Trưởng bộ phận chiến lược vĩ mô tại Sumitomo Mitsui Asset Management, nhận định. “Hiện nay, bạn có thể vẫn cho rằng đà suy yếu kinh tế chỉ là tạm thời, nhưng giờ thì mọi thứ đã trở nên nguy hiểm hơn. 3 tháng kế tiếp là giai đoạn then chốt”.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Mỹ chiếm gần 40% tổng số triệu phú toàn cầu năm 2024

Tài sản tại Mỹ đã gia tăng nhanh chóng đáng kể trong năm ngoái khi có thêm hơn 379.000 người trở thành triệu phú USD, tức trung bình có hơn 1.000 triệu phú mỗi ngày.

Fed giữ nguyên lãi suất, vẫn dự báo hai lần giảm lãi suất trong năm nay

Fed đã giữ nguyên lãi suất trong bối cảnh kỳ vọng lạm phát cao hơn và tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Nhưng điều đáng chú ý nhất là họ vẫn dự báo hai lần giảm lãi...

Thế giới đối mặt “cú sốc xuất khẩu mới” từ Trung Quốc

Hàng xuất khẩu từ Trung Quốc đang tràn khắp thế giới, khi thuế quan của Tổng thống Trump đóng cửa thị trường Mỹ và buộc hàng hóa Trung Quốc phải tìm đường sang các...

Nomura: Mỹ có thể áp thuế quan cao lên châu Á để ngăn hàng Trung Quốc "đi vòng”

Mỹ có thể áp mức thuế quan cao đối với các nước Đông Nam Á do dữ liệu cho thấy Trung Quốc đang chuyển hướng hàng hóa qua khu vực này để tránh mức thuế cao hơn, theo...

Chờ đợi gì từ cuộc họp Fed khuya nay?

Các quan chức Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ bày tỏ quan điểm về lộ trình lãi suất tương lai trong tuần này, cùng với đánh giá tác động của thuế quan và bất ổn Trung...

Châu Á ‘đi dây’ trong căng thẳng thương mại Mỹ – Trung

Khi căng thẳng thương mại giữa hai siêu cường Mỹ và Trung Quốc leo thang, châu Á đứng trước bài toán hóc búa: làm sao bảo vệ lợi ích kinh tế và an ninh quốc gia mà...

EU từ chối đối thoại kinh tế với Trung Quốc trước thềm hội nghị thượng đỉnh

Lý do từ chối tổ chức cuộc họp với Trung Quốc mà EU đưa ra là cuộc gặp sẽ không tạo tiến triển trong giải quyết tranh chấp thương mại.

Goldman Sachs: Nhu cầu nhà ở Trung Quốc vẫn thấp hơn 75% so với mức đỉnh

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs dự báo nhu cầu nhà ở mới tại các thành phố sẽ duy trì ở mức thấp hơn 75% so với đỉnh năm 2017 trong những năm tới. Nguyên nhân chính...

Mỹ ký thỏa thuận chính thức giảm thuế quan cho hàng hóa của Anh

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hạ thuế quan đối với ngành hàng không vũ trụ của Anh xuống mức 0%, hạ thuế đối với ô tô nhập khẩu của Anh xuống mức 10% đối với...

Bài toán khó cho công suất pin mặt trời dư thừa ở Trung Quốc

Sau khi ghi nhận khoản thua lỗ đến 40 tỉ đô la hồi năm ngoái, các công ty pin mặt trời Trung Quốc kêu gọi chấm dứt cuộc chiến giá và tìm giải pháp cho tình trạng dư...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98