Phải chăng Trung Quốc đang sợ bong bóng chứng khoán?

09/03/2019 12:38
09-03-2019 12:38:08+07:00

Phải chăng Trung Quốc đang sợ bong bóng chứng khoán?

Mọi chuyện khởi đầu bằng một khuyến nghị bán về một cổ phiếu. Vào thời điểm các sàn giao dịch Trung Quốc khép phiên ngày thứ Sáu (08/03), thị trường cổ phiếu Trung Quốc đã “bốc hơi” 345 tỷ USD và có khi nào Bắc Kinh không muốn có thêm một hiện tượng bong bóng khác.

Trong ngày thứ Sáu (08/03), các chuyên gia phân tích tại công ty môi giới chứng khoán Nhà nước lớn nhất của Trung Quốc bỗng đưa ra khuyến nghị bán cổ phiếu của một công ty bảo hiểm Nhà nước và khởi đầu cho làn sóng bán tháo trên thị trường. Đây được xem là một dấu hiệu cho thấy Chính phủ Trung Quốc muốn kìm hãm đà tăng trưởng của chứng khoán Trung Quốc. Chỉ số Shanghai Composite giảm 4.4%, chấm dứt 8 tuần liên tiếp và khép lại mức thấp nhất trong phiên ngày thứ Sáu (08/03) sau khi số liệu xuất khẩu đáng thất vọng khiến nhà đầu tư có thêm lý do để bán cổ phiếu.

Một cách gián tiếp, đây là lần đầu tiên trong năm 2019 Trung Quốc dường như thực hiện các động thái để làm nguội lạnh cơn sốt mua cổ phiếu – vốn đã giúp vốn hóa thj trường Trung Quốc tăng thêm gần 2 ngàn tỷ USD và nâng giá trị giao dịch lên mức đỉnh hơn 3 năm. Chính phủ Trung Quốc cho tới nay vẫn là “người” ủng hộ cuồng nhiệt đà tăng trên thị trường chứng khoán, xem đây là một cứu cánh tiềm năng cho công ty và sự lung lay của tâm lý người tiêu dùng. Thế nhưng, ký ức về cú bùng nổ và sụp đổ thảm họa của thị trường chứng khoán Trung Quốc trong năm 2015 vẫn còn ám ảnh nhà đầu tư.

“Đây là lúc chứng khoán ‘tạm nghỉ’ một bước, khi các nhà điều hành ngày càng lo ngại về một thị trường tăng trưởng quá sốt”, Zhu Junchun, Chuyên viên phân tích tại Lianxun Securities Co. ở Thượng Hải, nhận định. “Trong khi các cơ quan chức trách muốn một thị trường chủ động, nhưng họ không muốn một thị trường quá chủ động”.

Nhà đầu tư sẽ theo dõi phiên buổi sáng ngày thứ Hai (11/03) để tìm dấu hiệu về nơi mà thị trường đang hướng tới. Một khởi đầu tích cực sẽ báo hiệu chứng khoán Trung Quốc có thể tiếp tục leo dốc ở mức mà các cơ quan chức trách có thể dễ chấp nhận hơn. Ngược lại, một khởi đầu tiêu cực có thể gia tăng nỗi lo về làn sóng bán tháo hoảng loạn của các trader có sử dụng ký quỹ.\

Khuyến nghị bán

People’s Insurance Company (Group) of China Ltd. (PICC) dự báo cổ phiếu của họ có thể giảm sàn 10%. Citic Securities Co. khuyến nghị khách hàng bán ra cổ phiếu, cho rằng chúng đã bị “định giá quá cao” và có thể giảm hơn 50% trong năm tới. Cổ phiếu này đã tăng trần trong 5 phiên liên tiếp.

“Khuyến nghị bán từ những công ty này chắc hẳn là do lệnh từ các cơ quan điều hành”, Yang Wei, Chuyên gia quản lý quỹ tại Longwin Investment Management Co, cho hay. “Thị trường chứng khoán đang rơi vào trạng thái quá nhiều, nạn đầu cơ quá nhiều. Các cơ quan điều hành muốn chứng kiến thị trường con bò di chuyển chậm rãi chứ không phải thi trường con bò tăng như điên”.

Chứng khoán Trung Quốc tăng không ngừng nghỉ trong năm nay, tăng 9 tuần liền và đánh bại tất cả thị trường của các quốc gia khác trên thế giới. Chính phủ Trung Quốc đặt trọng tâm vào tăng trưởng kinh tế, tân lãnh đạo cơ quan chứng khoán mới ít nghiêm khắc hơn về rủi ro tài chính và nhà đầu tư lạc quan về quan hệ thương mại Mỹ-Trung. Tất cả những yếu tố này đã khôi phục niềm tin của nhà đầu tư. Từ tháng 1/2019, thị trường chứng khoán Trung Quốc tăng quá nhanh đến nỗi các chỉ báo đều cho thấy các chỉ số chính đều rơi vào trạng thái quá nhiệt. So với mức đáy tháng 1/2019, thị trường chứng khoán Trung Quốc đã có thêm 1.8 ngàn tỷ USD vốn hóa.

Goldman Sachs Group Inc. và JPMorgan Chase & Co. đều đưa ra khuyến nghị tiêu cực về cổ phiếu PICC. Vốn là công ty bảo hiểm đầu tiên niêm yết ở Trung Quốc trong 7 năm qua, PICC trở thành công ty có giá trị vốn hóa cao thứ 11 trong chỉ số Shanghai Composite.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Sở giao dịch chứng khoán New York lấy ý kiến về phương án giao dịch xuyên ngày đêm

Sở giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đang thăm dò ý kiến của những người tham gia thị trường về phương án cho phép giao dịch cổ phiếu suốt ngày đêm khi các cơ...

Phố Wall khởi sắc, S&P 500 đứt mạch 6 phiên giảm liên tiếp

Chứng khoán Mỹ khởi sắc vào ngày thứ Hai (22/04), phục hồi vị thế sau một tuần khó khăn, khi các cổ phiếu công nghệ phục hồi và căng thẳng ở Trung Đông giảm bớt...

Tata muốn mua lại hoạt động sản xuất iPhone của Pegatron

Tata đang mở rộng nhanh chóng với tư cách là đối tác lắp ráp của Apple tại Ấn Độ, giúp công ty công nghệ hàng đầu này giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

Nasdaq Composite mất hơn 2%, giảm 6 phiên liên tiếp

Chỉ số Nasdaq Composite giảm phiên thứ 6 liên tiếp vào ngày thứ Sáu (19/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất trong hơn 1 năm. Xu hướng giảm đến khi cổ phiếu Nvidia...

Chứng khoán toàn cầu bị bán tháo, Dow Jones tương lai giảm hơn 1%, Nikkei 225 sụt hơn 1,200 điểm

Thị trường chứng khoán toàn cầu bị bán tháo sau thông tin xảy ra một vụ nổ ở Iran, nhưng chưa biết nguyên nhân.

Giảm 5 phiên liên tiếp, S&P 500 ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 5 liên tiếp vào ngày thứ Năm (18/04), ghi nhận chuỗi lao dốc dài nhất kể từ tháng 10/2023.

Các chỉ số chứng khoán châu Á phục hồi sau chuỗi ngày liên tiếp mất điểm

Phiên 18/4, các nhà đầu tư đã “phớt lờ” đợt bán tháo trong phiên trước ở Phố Wall, nơi các cổ phiếu công nghệ chìm trong sắc đỏ do lo ngại rằng Fed sẽ duy trì lãi...

Thế giới ngày càng rời xa các chính sách thương mại tự do

Ngày càng có nhiều nước ủng hộ các biện pháp tăng cường tính độc lập và an ninh chuỗi cung ứng của họ, một xu hướng mà các nhà kinh tế cảnh báo sẽ hạn chế thương...

S&P 500 và Nasdaq Composite giảm 4 phiên liên tiếp

Chỉ số S&P 500 giảm phiên thứ 4 liên tiếp vào ngày thứ Tư (17/04), khi cổ phiếu Nvidia và các cổ phiếu công nghệ đang gặp khó khăn khác gây áp lực suy giảm cho thị...

Chứng khoán châu Á sắp xóa sạch đà tăng của năm 2024

Chứng khoán châu Á sắp trở lại điểm khởi đầu của năm 2024, khi nỗi lo về lãi suất cao và căng thẳng địa chính trị đeo bám tâm trí nhà đầu tư.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98