Phố Wall lao dốc mạnh, các chuyên gia chứng khoán Mỹ nói gì?
Phố Wall lao dốc mạnh, các chuyên gia chứng khoán Mỹ nói gì?
Đây quả chẳng phải một ngày thứ Sáu vui vẻ gì cho cam.
Các chỉ số chính trên Phố Wall ngập lặn trong sắc đỏ khi nỗi lo ngại về tăng trưởng toàn cầu ngày càng dâng cao và khả năng suy thoái làm chao đảo cả thị trường. Thật vậy, S&P 500 ghi nhận phiên giao dịch tồi tệ nhất trong 2 tháng, Dow Jones rớt 460 điểm.
Các chuyên gia tỏ ra bất đồng về những gì nhà đầu tư nên làm gì kế tiếp và có quá nhiều điều không chắc chắn phụ thuộc vào động thái chính sách của chính quyền Trump trong vài tháng tới, các chuyên gia nói với CNBC.
Sau đây, CNBC dẫn lại các phản ứng của các chuyên gia đầu tư chứng khoán trước đà lao dốc của ngày thứ Sáu (22/03):
Hank Smith, Giám đốc đầu tư tại Haverford Trust, cho biết tất cả những gì mà thị trường Mỹ cần để trở lại đà tăng là một sự thay đổi trong nhận định của Tổng thống Mỹ Donald Trump:
“Nếu ông Trump muốn trở thành vị Tổng thống hai nhiệm kỳ, ông ấy cần tiến tới một thỏa thuận với Trung Quốc và sau đó bắt đầu hạ thuế quan trên diện rộng. Điều đó sẽ thúc đẩy nền kinh tế này. Nhờ đó, niềm tin của các CEO sẽ tăng vọt, dẫn tới họ đưa ra quyết định đầu tư – vốn là một ‘nguyên liệu’ đã vắng bóng trong chuỗi tăng trưởng 10 năm. Chúng ta có khoản đầu tư doanh nghiệp cho tới cuối năm 2017 và đầu năm 2018, nhưng sau đó các cuộc đàm phán về thuế quan và các động thái thuế quan đã khiến nhiều doanh nghiệp tạm ngưng đầu tư. Vì vậy, tôi không nghĩ điều đó quá phức tạp. Thị trường gần bước vào thị trường con gấu trong quý 4/2018 đều là do việc Fed truyền tải sai lầm chính sách, và những lời đe dọa của ông Trump chuyển sang những động thái thương mại thật sự. Chúng cần phải được rút lại – chúng ta đã thấy điều đó từ Fed, hiện cần phải rút lại hàng rào thuế quan – và tôi nghĩ nền kinh tế đang trong trạng thái tốt và thị trường con bò cũng trong trạng thái tốt”.
Jack Ablin, Giám đốc đầu tư tại Cresset Wealth Advisors, thì lại quan ngại về châu Âu:
“Tôi nghĩ phần lớn sẽ phụ thuộc vào việc đà suy yếu từ nước ngoài ảnh hưởng nhiều tới nước Mỹ như thế nào. Tôi nghĩ Fed đã cảm nhận thấy điều đó, giống như nhà đầu tư vậy. Chúng tôi bắt đầu nhận thấy đồng USD suy giảm như là kết quả của chuyện đó. Vậy, câu hỏi ở đây là liệu chúng ta có còn miễn nhiễm hay không? Thế nhưng, tôi sẽ cho rằng tuyên bố của Fed (giữ nguyên chính sách trong phần còn lại của năm) là chưa từng có tiền lệ. Đó là một điều gì đó mà Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Mario Draghi, nhưng không nhất thiết là Chủ tịch Fed”.
Tobias Levkovich, Trưởng bộ phận chiến lược cổ phiếu Mỹ, cũng xét tới bức tranh vĩ mô:
“Tôi có lẽ thích câu chuyện tăng trưởng tốt hơn thay vì một Fed bồ câu hơn, nhưng điều đó có thể thay đổi trong một vài tháng tới. Chúng ta vẫn đang bị tác động bởi xu hướng suy yếu gắn liền tới các vấn đề thương mại – một động lực thúc đẩy nền kinh tế trong năm ngoái. Bên cạnh đó, một số sự bất ổn ở châu Âu đang ngự trị trên thị trường, một phần là do Brexit, một phần khác là do một vài suy xét về chính trị ở đó”.
Kathryn Rooney Vega, Trưởng bộ phận chiến lược đầu tư tại Bulltick Capital Markets, xem thị trường càng giảm thì nhà đầu tư càng hành động nhiều hơn:
“Tôi nghĩ đã đến lúc chốt lời, thật sự là vậy. Tâm lý lạc quan ở Trung Quốc xuất phát từ thỏa thuận thương mại. Sự đồng thuận ngày càng tăng. Đây là khuyến nghị hàng đầu của chúng tôi khi bước vào năm nay,... và lĩnh vực hàng tiêu dùng không thiết yếu ở Trung Quốc đang tăng 32%. Và tôi nghĩ đây là lúc để chốt lời và đổ tiền vào khu vực Mỹ-Latinh”.
FiLi