Quan chức Fed: Kinh tế Mỹ đang giảm tốc nhưng chưa đến mức suy thoái
Quan chức Fed: Kinh tế Mỹ đang giảm tốc nhưng chưa đến mức suy thoái
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ khu vực Chicago, Charles Evans, nói rằng nền kinh tế Mỹ đang tăng trưởng chậm lại nhưng chưa đến nỗi xảy ra suy thoái.
Ông Charles Evans, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chi nhánh Chicago.
|
Những mối lo ngại về hiện tượng đường cong lợi suất bị đảo ngược – một chỉ báo quan trọng về suy thoái kinh tế – đã khiến thị trường tài chính Mỹ được một phen kinh hoàng vào ngày thứ Sáu (22/03). Đường cong lợi suất bị đảo ngược khi lợi suất trái phiếu ngắn hạn vượt mặt lợi suất trái phiếu dài hạn.
Đề cập đến những phản ứng của thị trường, ông Evans đã trả lời CNBC tại Hội nghị Đầu tư Châu Á của Credit Suisse rằng: “Tôi nghĩ chúng ta phải lo lắng một chút rồi”.
“Bất cứ khi nào đường cong lợi suất trở nên bằng phẳng, chúng ta sẽ thấy đà tăng trưởng giảm tốc và như tôi đã nói, tôi đang tìm kiếm đà tăng trưởng gần mức 2% trong năm nay”, ông trả lời với Nancy Hungerford và Emily Tan của CNBC tại Hồng Kông vào ngày thứ Hai (25/03).
“Tôi nghĩ bất cứ khi nào nền kinh tế giảm tốc từ 3.1% xuống còn 2%, thì khi đó nó thật sự cần một sự tập trung lớn để vươn lên, "Được rồi, nó thấp hơn những gì chúng ta có những vẫn còn khá tốt", ông Evans nói thêm.
Trước đó, ông Evans đã trả lời trong một buổi hội thảo tại Hội nghị rằng nền kinh tế lớn nhất thế giới vẫn đang mạnh mẽ. “Tôi nhìn vào bản chất của nền kinh tế Mỹ, tôi nhìn vào thị trường lao động, nó vẫn phát triển mạnh, thị trường người tiêu dùng vẫn mạnh”, ông nói.
Dự báo của Fed
Tuần trước, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã ra quyết định nhất trí giữ nguyên lãi suất và báo hiệu rằng năm 2019 sẽ không còn đợt nâng lãi suất nào khác. Đó là quan điểm “bồ câu” hơn hẳn so với những dự báo chính sách của họ hồi tháng 12/2018.
Trong một thông báo sau cuộc họp, Fed cho biết họ sẽ giữ “kiên nhẫn” trước khi thực hiện bất cứ đợt nâng lãi suất nào. Họ cũng đã cắt giảm dự báo đối với đà tăng trưởng GDP và lạm phát và tăng nhẹ dự báo tỷ lệ thất nghiệp.
Ông Evans dự báo đà tăng trưởng kinh tế năm 2019 sẽ trong phạm vi 1.75-2%. “Nhưng nó đang giảm tốc từ đà tăng trưởng mạnh hơn”, ông nói dựa theo dữ liệu 3.1% của năm 2018.
Tuy nhiên, ông Evans cho biết ông không quá lo về những áp lực lạm phát hay suy thoái – và theo những mô hình ông từng nhìn qua cho thấy xác suất xảy ra lạm phát không quá 25%.
“Tôi nghĩ rằng đây là thời điểm hợp lý để dừng lại, tạm ngưng, quan sát và xem thử nền kinh tế sẽ tiến triển như thế nào và hãy cẩn trọng”, ông nói về lập trường chính sách tiền tệ của Fed. Ông Evans còn nói thêm rằng Fed “đang để ý đến những hạn chế của thị trường tài chính” – một “lý do chính đáng” để tạm ngừng việc nâng lãi suất.
Fed đã từng giữ lãi suất gần như bằng 0% trong vòng 7 năm để kích thích thị trường nhà ở và nền kinh tế nói chung. Giai đoạn đó đã tạo ra thị trường con bò dài nhất trong lịch sử của lĩnh vực chứng khoán.
Chủ tịch Fed Jerome Powell và người tiền nhiệm của ông, Janet Yellen, đã từng nhắm tới việc nâng lãi suất lên mức mà các nhà hoạch định chính sách có khoảng trống để giảm lãi suất khi đối mặt với bất cứ cuộc suy thoái nào sẽ xảy ra trong tương lai của nền kinh tế lớn nhất thế giới này.
Bên cạnh mức lãi suất thấp kỷ lục, Fed còn bắt đầu chương trình mua trái phiếu khổng lồ để bảo đảm thanh khoản cho thị trường tài chính. Nhưng nó cũng đi kèm với cái giá là thổi phồng bảng cân đối kế toán của Fed lên 4.5 ngàn tỷ USD, khiến Fed phải đề ra kế hoạch cắt giảm số dư bằng cách cho phép thu hẹp số dư trái phiếu mỗi tháng và chương trình này được ấn định sẽ kết thúc vào tháng 9/2019.
Fed đã đưa ra quyết định giữ nguyên lãi suất vào tuần trước sau khi chịu những áp lực mạnh mẽ đến từ thị trường tài chính vào cuối năm 2018, khi đó thị trường yêu cầu Fed ngưng việc nâng lãi suất giữa tình hình kinh tế bất ổn bao gồm dự báo triển vọng kinh tế giảm tốc của Trung Quốc và những mối lo ngại xung quanh tranh chấp thương mại của Mỹ với quốc gia này.
Fili