Rau quả Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu vào Trung Quốc

14/03/2019 16:31
14-03-2019 16:31:41+07:00

Rau quả Việt Nam còn nhiều dư địa xuất khẩu vào Trung Quốc

Theo các chuyên gia, nhu cầu tiêu dùng rau quả của Trung Quốc đang có xu hướng tăng chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa.

Thu hoạch sầu riêng ở huyện Cai Lậy. Ảnh: Minh Trí/TTXVN

Nhu cầu tiêu dùng rau quả của Trung Quốc đang có xu hướng tăng chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hơn nữa.

Đây là nhận định của các chuyên gia tại Diễn đàn xuất khẩu rau quả Việt Nam-Trung Quốc do Công ty Dịch vụ Quảng cáo & Triển lãm Minh Vi và Hiệp hội Rau quả Việt Nam phối hợp tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng 14/3.

Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, Trung Quốc đang là thị trường xuất khẩu nông sản lớn và quan trọng hàng đầu của Việt Nam.

Riêng mặt hàng rau quả, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc chiếm tới 70% tổng kim ngạch xuất khẩu, đạt giá trị 2,8 tỷ USD trong năm 2018.

Theo ông Lê Thanh Hòa, Trung Quốc là một thị trường tiêu thụ khổng lồ với quy mô hơn 1,4 tỷ dân, trung bình mỗi năm Trung Quốc nhập khẩu tới 160 tỷ USD nông, lâm, thủy sản.

Ngoài các mặt hàng như gạo, cao su, sắn thì nhu cầu rau quả của Trung Quốc cũng đang có xu hướng gia tăng, trong khi đó năng lực xuất khẩu rau quả của Việt Nam có thể đạt tới 10 tỷ USD mỗi năm nhưng hiện tại mới chỉ xuất khẩu 4 tỷ USD.

Thêm vào đó, Việt Nam có nhiều lợi thế để đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc khi có vị trí địa lý liền kề nhau và Trung Quốc đã cắt giảm tới 95% số dòng thuế nhập khẩu đối với nông sản của Việt Nam (theo cam kết trong Hiệp định thương mại tự do ASEAN –Trung Quốc).

Đặc biệt, để thu hút nông sản, rau quả Việt Nam, phía Trung Quốc đã xây dựng luồng xanh tại các cửa khẩu, cho phép hàng hóa Việt Nam được thông quan trước, kiểm tra sau và hợp tác xây dựng các trung tâm giao dịch số lượng lớn.

Ông Zhang Zu Man, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty nông sản XinFaDi cho biết, nhu cầu tiêu dùng rau quả của người Trung Quốc ngày càng cao cả về số lượng và chất lượng.

Từ chỗ “có gì ăn đó” người Trung Quốc hiện nay muốn “ăn gì có đó” và sẵn sàng chi trả cao hơn cho các loại thực phẩm có chất lượng cao.

Lợi thế của Việt Nam là có chủng loại trái cây nhiệt đới đa đạng, phong phú, hương vị thơm ngon và được người tiêu dùng Trung Quốc đánh giá cao.

Thêm vào đó, cơ cấu rau quả của Việt Nam và Trung Quốc mang tính bổ sung cho nhau, do đó sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam không phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm trồng trong nước.

Sơ chế thanh long xuất khẩu. Ảnh: Đức Nhung/TTXVN

Hiện nay thanh long, chuối, vải, xoài, mít của Việt Nam đã được bày bán rất phổ biến tại các chợ nông sản lớn ở Trung Quốc.

Bên cạnh rau quả tươi, phía Trung Quốc cũng đang đầu tư nhiều nhà máy chế biến nông sản, do đó nhu cầu nhập khẩu từ Việt Nam là rất lớn.

Ông Xu Zhu, Tổng Giám đốc Công ty Yolego Bắc Kinh chia sẻ, Trung Quốc được xác định là thị trường xuất khẩu nông sản của không chỉ Việt Nam mà còn là nơi tiêu thụ của nhiều quốc gia khác trong khu vực; trong đó, Việt Nam đang có ưu thế hơn ở mặt hàng rau quả nhờ sự đa dạng về chủng loại và hương vị đặc trưng đã được khẳng định, hai nước cũng có truyền thống thương mại lâu năm qua đường biên mậu.

Tuy nhiên, điểm hạn chế hiện nay trong thương mại nông sản nói chung, rau quả nói riêng là người mua và người bán chưa có sự liên kết, hợp tác trực tiếp, phần lớn giao dịch đều thông qua thương lái và nhiều khâu trung gian.

Điều này làm phát sinh nhiều chi phí, thời gian mà chất lượng hàng hóa lại không được đảm bảo.

Theo ông Xu Zhu, để thúc đẩy xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc, doanh nghiệp hai bên cần tăng cường trao đổi thông tin thị trường, thiết lập quan hệ hợp tác lâu dài.

Chỉ khi doanh nghiệp hai bên làm việc trực tiếp với nhau thì mới xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ; trong đó, doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sản xuất theo nhu cầu, tiêu chuẩn của Trung Quốc và được đảm bảo đầu ra ổn định.

Điều này giúp người trồng Việt Nam thoát khỏi cảnh “được mùa mất giá” hay “giải cứu nông sản,” ngược lại nhà nhập khẩu Trung Quốc có được nguồn cung ổn định và đảm bảo chất lượng.

Các chuyên gia cũng khuyến cáo người sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu rau quả, nông sản của Việt Nam nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động đáp ứng các yêu cầu về quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh xuất khẩu theo đường chính ngạch.

Xuân Anh

Vietnam+





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

‘Hạt ngọc’ Việt ‘ôm’ về 4 tỷ USD, nhiều đơn hàng rất lớn ở Đông Nam Á

‘Hạt ngọc’ của Việt Nam đang rất đắt khách ở các quốc gia Đông Nam Á, doanh nghiệp ký được những đơn hàng xuất khẩu rất lớn. Nhờ đó, nước ta đã thu về hơn 4 tỷ USD.

Gạo ST25 tăng giá bất thường

Từ đầu tháng 9 đến nay, gạo ST25 bất ngờ tăng giá mạnh, riêng Gạo Ông Cua ST25 tăng đến 3.500 đồng/kg.

Xuất khẩu cá tra đón tin vui lớn khi Mỹ dỡ bỏ thuế với nhiều doanh nghiệp

Bộ Thương mại Mỹ (DOC) xác định nhiều nhà xuất khẩu phi-lê cá tra từ Việt Nam không có hành vi bán phá giá sản phẩm vào thị trường Mỹ.

Cung cầu gạo Việt Nam ra sao sau bão?

Giữa lúc tình hình cung ứng gạo trong nước và xuất khẩu vẫn bảo đảm thì một số tài khoản trên mạng xã hội lại lợi dụng tình hình thiên tai để loan tin thiếu gạo.

Loại cà phê chủ lực của Việt Nam tăng giá kỷ lục chỉ trong 1 tuần

Giá cà phê Robusta đã có 1 tuần “dậy sóng” khi tăng liên tục, tổng cộng lên đến gần 500 USD/tấn, lên mức 5.267 USD/tấn, đạt kỷ lục từ trước đến nay.

Chính sách bảo hộ giúp giá đường Việt Nam kìm hãm đà giảm khi giá thế giới rớt mạnh

Dù giá đường thô toàn cầu đã giảm mạnh và nguồn cung gia tăng do thời tiết thuận lợi tại các vùng sản xuất lớn của Brazil, giá đường tại Việt Nam vẫn giữ ở mức cao...

Giá cà phê Robusta lại lập kỷ lục

Tháng 11 là cao điểm thu hoạch của cà phê Robusta Việt Nam nhưng giá cà phê giao ở kỳ hạn này lại lên mức đỉnh, hơn 5.000 USD/tấn.

Chỉ 8 tháng, Việt Nam chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo

Giá đang neo cao, chỉ trong 8 tháng Việt Nam đã chi gần 850 triệu USD để nhập khẩu gạo về phục vụ tiêu dùng và sản xuất nội địa.

Rà soát áp dụng chống lẩn tránh phòng vệ thương mại một số sản phẩm đường mía

Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 2386/QĐ-BCT về rà soát việc áp dụng biện pháp chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm đường mía...

1.500 lồng nuôi thuỷ sản tiền tỷ bị cuốn trôi, cứu gấp 85.000ha lúa của nông dân

Bão Yagi gây thiệt hại nặng nề làm 1.500 lồng thuỷ sản bị cuốn trôi, dây hàu nuôi ngoài biển bị đứt hết… Thứ trưởng Bộ NN-PTNT yêu cầu tập trung cứu gấp 85.000 ha...

Giá vàng và hàng hóa


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98