Sacombank: Chuyển mình từ gánh nặng sáp nhập

07/03/2019 08:53
07-03-2019 08:53:55+07:00

Sacombank: Chuyển mình từ gánh nặng sáp nhập

Đâu là yếu tố giúp Sacombank vực dậy từ những năm khủng hoảng hậu sáp nhập với Southern Bank?

Cuộc bắt tay giữa Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank, HOSE: STB) và Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) từng là một trong những thương vụ sáp nhập đình đám cách đây vài năm. Bởi lẽ, sau sáp nhập, ngoài mạng lưới mở rộng thì tỷ lệ nợ xấu tăng cao và hầu như tất cả chỉ tiêu của Sacombank đều đi lùi. Giờ đây, Sacombank đã vực dậy sau hơn 1.5 năm tái cơ cấu và bắt đầu gặt hái những thành quả nhất định.

Tại thời điểm sáp nhập, Sacombank trở thành 1 trong 5 ngân hàng lớn nhất Việt Nam với tổng tài sản đạt 297,184 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu đạt gần 24,506 tỷ đồng, trong đó vốn điều lệ là 18,853 tỷ đồng; mạng lưới hoạt động lên đến 563 điểm giao dịch trên toàn quốc và 2 nước Lào, Campuchia; tổng số cán bộ nhân viên là 15,510 người.

Vấn đề hầu như ai cũng thấy là Sacombank chỉ “cồng kềnh” thêm sau sáp nhập và có hàng loạt các vấn đề đã đẩy lùi Sacombank vào thời điểm đó.

2 năm sau sáp nhập, Sacombank không hề chi trả cổ tức cho cổ đông. Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2017, ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT Sacombank, cho biết hai năm sau khi sáp nhập Phương Nam vào Sacombank, ngân hàng trình đề án tái cơ cấu sau sáp nhập, và tháng 6/2017 mới được thông qua và Ngân hàng Nhà nước yêu cầu phải trích lập dự phòng.

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của Sacombank giai đoạn 2013 – 2018 (Đvt: Tỷ đồng)

Nợ xấu từ Southern Bank không chỉ làm giảm hiệu quả kinh doanh tín dụng, mà còn làm giảm lợi nhuận của Sacombank, ảnh hưởng trực tiếp thông qua việc Sacombank phải tăng trích lập dự phòng.

Cụ thể, ngay năm đầu tiên sáp nhập, chi phí dự phòng trích lập đã “bào mòn” 72% lợi nhuận năm 2015 của Sacombank. Đến năm 2016, mặc dù lợi nhuận thuần ghi nhận chỉ 852 tỷ đồng, nhưng con số trích lập dự phòng đã chiếm 82%, ghi nhận 696 tỷ đồng. Đến năm 2017 và 2018, lợi nhuận thuần tăng cao, xử lý được một phần nợ xấu, con số trích lập dự phòng rủi ro cũng giảm dần còn lần lượt 35% và 41% lợi nhuận thuần.

Để thực hiện quá trình tái cơ cấu, Sacombank đã tập trung vào xử lý nợ xấu, quản trị điều hành, cơ cấu lại nhân sự và đẩy mạnh kinh doanh. Cũng tại ĐHĐCĐ 2017, ông Dương Công Minh khẳng định 60,000 tỷ đồng nợ xấu của Sacombank chủ yếu là bất động sản nên có tài sản và không sợ bị mất vốn.

Lợi nhuận bắt đầu hồi phục

LNST của Sacombank giai đoạn 2013 - 2018 (Đvt: Tỷ đồng)

Trước sáp nhập, Sacombank luôn nằm trong Top 5 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất hệ thống. Ấy vậy, ngay từ năm đầu sau khi Southern Bank sáp nhập vào Sacombank, lợi nhuận của Ngân hàng này đã liên tục sụt giảm (năm 2015 giảm 70% và 2016 giảm 86%).

Một số chỉ tiêu KQKD Sacombank giai đoạn 2013 - 2018 (Đvt: Tỷ đồng, %)

Rồi 2 năm trở lại đây, sau khi Ban lãnh đạo Ngân hàng bắt tay mạnh vào việc tái cấu trúc, kết quả kinh doanh của Sacombank đã tăng trưởng trở lại. Thu nhập chính từ lãi đã tăng trưởng trở lại vào năm 2017 (+31%) và 2018 (+45%) kể từ năm khủng hoảng 2016 (-39%).

Lãi ròng của Sacombank trong giai đoạn 2014 – 2018 tạo thành một hình cung Parabol hoàn mỹ tạo đáy ở năm thứ 2 sau khi sáp nhập (2016). Và sau khi tái cơ cấu, Sacombank đang dần trở lại đường đua khi lãi năm 2017 (1,000 tỷ đồng) gấp 11 lần đáy 2016 (89 tỷ đồng). Và đến năm 2018 lãi ròng vươn lên 1,790 tỷ đồng.

Tăng cường tài sản có sinh lãi

Năm 2018, tổng tài sản có sinh lãi đạt 349,279 tỷ đồng, tăng 13.18% và chiếm 86% trong tổng tài sản của ngân hàng, tăng nhẹ so với mức 84% năm 2017.

Sacombank đã liên tục đẩy mạnh cơ cấu lại tài sản có sinh lãi của mình trong những năm vừa qua. Từ sau năm 2015, các năm sau tỷ trọng tài sản có sinh lãi/tổng tài sản có tăng dần, cũ thể năm 2016 (chiếm 83%), năm 2017 (chiếm 84%), năm 2018 (chiếm 86%). Nguồn vốn được tăng cường tập trung cho hoạt động kinh doanh cốt lõi là cho vay khách hàng, nhờ đó, tỷ lệ cho vay khách hàng trong tổng tài sản có sinh lãi đã tăng từ 72.25% (năm 2017) lên mức 73.47% (năm 2018).

Cơ cấu tài sản sinh lãi của Sacombank giai đoạn 2013-2018 (Đvt: Tỷ đồng)

 

Cơ cấu tài sản sinh lãi Sacombank (Đvt:%)

Chuyển dịch sang cho vay ngắn hạn và dài hạn

Hoạt động cho vay khách hàng tính đến cuối năm 2018 ghi nhận 256,623 tỷ đồng, vượt nhẹ 2% so với kế hoạch năm, đồng thời tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017. Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng ở mức 3,523 tỷ đồng, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước.

Nhìn vào giai đoạn 2013-2018, cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Sacombank có sự dịch chuyển từ kỳ hạn cho vay trung hạn và dài hạn sang cho vay ngắn hạn và dài hạn. Trong đó, tỷ trọng cho vay ngắn hạn vẫn chiếm cơ cấu lớn nhất trong tổng dư nợ cho vay và tăng dần qua các năm. Cụ thể, năm 2016 (39%), năm 2017 (45%) và năm 2018 (48%). Cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn giúp đảm bảo tốt khả năng thanh khoản của Sacombank, giảm thiểu rủi ro về nợ xấu.

Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn của Sacombank giai đoạn 2013 – 2018 (Đvt: %)

Kéo tỷ lệ nợ xấu từ trên 4% về 2.14%

Cơ cấu nợ xấu/dư nợ cho vay của Sacombank giai đoạn 2013-2018 (Đvt: Tỷ đồng, %)

Giải quyết nợ xấu là một trong những vấn đề quan trọng hàng đầu trong quá trình tái cơ cấu của Sacombank. Khi năm đầu tiên vừa sáp nhập, Sacombank đã nhận về khoản nợ xấu/dư nợ cho vay gấp 7 lần năm 2014. Đến năm 2016, con số này đẩy lên 13,745 tỷ đồng nợ xấu, gấp 1.3 lần năm 2015. Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay theo đó cũng tăng dần đều từ 1.2% (năm 2014) lên 5.85% (năm 2015) và 7% (năm 2016). Thế nhưng chỉ sau nửa năm tái cơ cấu, Sacombank đã kéo tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay xuống còn 4.73%.

Nỗ lực xử lý nợ xấu của Sacombank thể hiện rõ trong đầu tiên tái cơ cấu 2017, đã xử lý được hơn 19,660 tỷ đồng nợ xấu, trong đó có hơn 14,200 tỷ tự xử lý và thu hồi. Trong năm 2017, Sacombank đã xử lý được rất nhiều tài sản đảm bảo lớn, nhất là khoản 9,200 tỷ đồng từ dự án bất động sản Đức Hòa III là tài sản cầm cố của ông Trầm Bê.

Hơn 15,000 tỷ đồng trong số đó là thuộc Đề án tái cơ cấu. Tỷ lệ nợ xấu đầu năm 2017 là 7% tổng dư nợ, cuối năm 2017 đã giảm xuống còn 4.73%.

Sacombank được xem là “điểm sáng” nhất trong bức tranh nợ xấu ngân hàng năm 2018 khi đưa tỷ lệ nợ xấu về mức 2.11%. Chưa dừng lại ở đó, STB còn dẫn đầu trong nhóm giảm nợ xấu khi giảm gần một nửa nợ xấu so với đầu năm, chỉ còn 5,427 tỷ đồng nợ xấu. Trong đó, nợ nhóm 3 giảm 87%, nợ nhóm 4 giảm 50%, nhóm 5 giảm 41%.

Một số chỉ tiêu tài chính của Sacombank

“Thay máu” bộ máy lãnh đạo

Thời kỳ chuẩn bị sáp nhập SouthernBank, ông Kiều Hữu Dũng được bầu làm Chủ tịch HĐQT Sacombank thay cho ông Phạm Hữu Phú ĐHĐCĐ tổ chức vào tháng 3/2014. Và cũng chỉ đến ngày 22/03/2018, ông Dũng viết đơn từ nhiệm của thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2021 theo nguyện vọng cá nhân.

Sau đó, vị trí đầu lĩnh của Sacombank nhường lại cho ông Dương Công Minh - nguyên Chủ tịch HĐQT CTCP Him Lam và nguyên Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank. Ban kiểm soát Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 của Sacombank cũng đón nhận thêm 3 thành viên mới đến từ Vietcombank. Đồng thời, nhiều nhân sự cấp cao của Ngân hàng Phương Nam (Southern Bank) hiện cũng không còn nằm trong hàng ngũ Ban điều hành của Sacombank.

Tại ĐHĐCĐ năm 2017, 2 thành viên HĐQT Sacombank nhiệm kỳ 2017-2021 được bầu bổ sung mới là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Tổng Giám đốc Ngân hàng, người còn lại là ông Nguyễn Văn Huynh. Ông Huynh từng có 10 năm công tác tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank, HOSE: VPB) trước khi gia nhập LienVietPostBank (LPB) trên cương vị cố vấn cao cấp (2008-2011) và Phó Chủ tịch HĐQT (2011- T3/2018).

Được biết, một trong những mục tiêu của Chủ tịch Dương Công Minh trong công cuộc tái cấu trúc Ngân hàng là kiện toàn bộ máy lãnh đạo và nhân sự.

Số lượng nhân viên tại Sacombank tăng lên đột biến vào thời điểm sáp nhập với SouthernBank, ghi nhận 16,485 nhân viên, tăng gần 31% so với trước sáp nhập. Tuy đến năm 2016, số lượng nhân viên có tăng, nhưng chỉ ở mức 3.6%. Ông Dương Công Minh từng chia sẻ, sau 2 năm sau sáp nhập, tỷ lệ nghỉ việc của Sacombank rất lớn, khoảng 35% vì lương và thu nhập chưa cạnh tranh. Nhân viên của Sacombank hiện đang tiếp tục bị các ngân hàng khác lôi kéo khá nhiều.

Và đến thời điểm cuối năm 2018, chỉ tăng 1.53% so với cùng kỳ năm 2017, ghi nhận mức 18,818 nhân viên.

Biến động số lượng nhân viên tại Sacombank giai đoạn 2013-2018 (Đvt: Nhân viên)

Cát Lam

FILI





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Xếp hạng tín nhiệm của VPBank duy trì ở mức Ba3, triển vọng ổn định

Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế Moody’s Ratings (Moody’s) mới đây đã công bố giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm Ba3, triển vọng ổn định, cho Ngân hàng TMCP Việt Nam...

NHNN khẳng định chưa đặt vấn đề điều chỉnh lãi suất, dù tăng hay giảm

Đó là chia sẻ của Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú tại Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2024 do Báo Người Lao Động tổ chức sáng ngày 25/4.

Năm 2024 – năm bản lề chuyển đổi đưa SHB vươn Tầm

Với chiến lược phát triển bền vững, SHB đang tiếp bước trên con đường đồng hành cùng người dân và đất nước. Ngân hàng đang chuyển đổi mạnh mẽ, vươn tầm trở thành...

Tăng cung ngoại tệ - Kiềm chế lãi suất

Trước tình hình lãi suất đang có dấu hiệu nhấp nhổm tăng trở lại, thể hiện qua việc một số nhà băng tăng lãi suất tiền gửi gần đây, cũng như lãi suất trên thị...

Tổng Giám đốc OCB gửi đơn từ nhiệm 

Ngân hàng TMCP Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin về việc ông Nguyễn Đình Tùng gửi đơn từ nhiệm vị trí Tổng Giám đốc.

Bank of America: Châu Á bước vào kỷ nguyên tiền tệ hỗn loạn, dự báo tỷ giá VND lên 25,600 vào cuối quý 2

Bank of America (BofA) tỏ ra bi quan về hàng loạt đồng tiền châu Á, cho rằng đây là điểm khởi đầu của “kỷ nguyên hỗn loạn”. Đáng chú ý, họ dự báo tỷ giá USD/VND sẽ...

Giá USD tự do lao dốc, về mốc 25.700 đồng

Giá USD trên thị trường tự do hôm nay tiếp đà giảm. Giá USD bán ra đã giảm về mốc 25.700 đồng/USD. Giá USD trên thị trường chính thức cũng hạ nhiệt.

Thêm doanh nghiệp xăng dầu bị ngân hàng rao bán nợ

Một loạt doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu bị ngân hàng rao bán các khoản nợ xấu hoặc tài sản đảm bảo để thu hồi nợ xấu. Vừa có thêm một doanh nghiệp...

NHNN bơm ròng mạnh nhất trong hơn một năm

NHNN đã bơm ròng 25,550 tỷ đồng trong phiên 23/04, mức cao nhất kể từ cuối tháng 2/2023. Trong đó, nhà điều hành đã cho 9 thành viên vay tổng cộng gần 36,000 tỷ...

Tăng cường đảm bảo an toàn trong mua, bán ngoại tệ

Ngày 23/04/2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM vừa có văn bản về việc phối hợp tuyên truyền đến người dân quy định về hoạt động mua bán ngoại tệ.

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98