Sau thảm họa rơi máy bay, Trung Quốc cân nhắc loại trừ Boeing 737 Max ra khỏi thỏa thuận thương mại

20/03/2019 09:57
20-03-2019 09:57:35+07:00

Sau thảm họa rơi máy bay, Trung Quốc cân nhắc loại trừ Boeing 737 Max ra khỏi thỏa thuận thương mại

Trung Quốc đang xem xét loại trừ chiếc máy bay Boeing 737 Max ra khỏi danh sách hàng hóa mà họ sẽ tăng cường nhập khẩu từ Mỹ như là một phần trong thỏa thuận thương mại với Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận với Bloomberg.

Các máy bay Boeing trước đó có trong danh sách phác thảo những hàng hóa Mỹ mà Trung Quốc sẽ mua với mục đích làm giảm thặng dư thương mại với Mỹ, dựa trên nguồn tin thân cận. Sau thảm họa máy bay Boeing 737 Max của hãng hàng không Ethiopian Airlines, Trung Quốc ngày càng lo ngại về tính an toàn của chiếc máy bay này và do đó, họ đang xem xét có nên cắt giảm toàn bộ máy bay 737 Max ra khỏi danh sách hoặc thay thế với các đời Boeing khác hay không.

Việc giảm nhập khẩu máy bay có thể khiến Trung Quốc khó mà đáp ứng cam kết về thặng dư thương mại với Mỹ. Chưa dừng lại ở đó, điều này có thể trì hoãn thỏa thuận tổng thể giữa hai quốc gia. Trước đó, họ cam kết giảm thặng dư thương mại với Mỹ trong vòng 6 năm tới.

Trị giá hàng tỷ USD và một hàng hóa xuất khẩu quan trọng của Mỹ, máy bay có thể là một thành phần quan trọng trong các cam kết tăng cường mua hàng hóa Mỹ của Trung Quốc, cùng với đậu nành, thịt và khí thiên nhiên.

Bộ Thương mại Trung Quốc – vốn phụ trách các cuộc đàm phán với Mỹ – không bình luận về thông tin trên. Và Boeing cũng từ chối bình luận.

Cổ phiếu Boeing tăng gần 1% lên 373.43 USD/cp vào cuối phiên ngày thứ Ba (19/03) ở New York. Vốn hóa của công ty đã giảm 28 tỷ USD kể từ thời điểm xảy ra thảm họa của hãng hàng không Ethiopian Airlines.

Đối với Boeing, việc Trung Quốc loại bỏ mua máy bay 737 Max sẽ là một bước lùi cho một công ty vốn đang ngập chìm trong một cuộc khủng hoảng niềm tin về chiếc máy bay bán chạy nhất – vốn chiếm tới gần 1/3 lợi nhuận hoạt động của công ty.

Hãng hàng không China Southern Airlines có tới 16 chiếc và đặt hàng thêm 34 chiếc. China Eastern Airlines Corp. có 13 chiếc, còn Air China có 14 chiếc, theo trang web của Boeing. Các hãng hàng không khác đã mua 737 Max bao gồm Hainan Airlines Holdings Co. và Shandong Airlines Co.

Chiếc Boeing 737 – lần đầu tiên hoạt động vào cuối những năm 1960 – là mẫu máy bay bán chạy nhất của Boeing và là nguồn mang lợi nhuận hàng đầu của nhà sản xuất máy bay này. Phiên bản thiết kế lại Max mang  về hơn 5,000 đơn đặt hàng trị giá hơn 600 tỷ USD, bao gồm những chiếc máy bay đã giao tới các hãng hàng không.

Phần lớn hãng hàng không Trung Quốc đều có Chính phủ là cổ đông lớn nhất và việc mua máy bay thường phải phối hợp với các cơ quan Nhà nước bao gồm Cục Hàng không Dân sự Trung Quốc (CAAC) và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia (NDRC). Không có quốc gia nào có nhiều nhu cầu mua máy bay hơn Trung Quốc. Theo dự báo mới nhất của Boeing, Trung Quốc muốn mua tới 7,690 chiếc máy bay mới trị giá 1.2 ngàn tỷ USD trong vòng 20 năm cho tới năm 2037.

Vũ Hạo (Theo Bloomberg)

FiLi





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...

Tesla sẽ cắt giảm ít nhất 14,000 nhân sự trên toàn cầu

Tesla sẽ cắt giảm hơn 10% lực lượng lao động toàn cầu, tương đương ít nhất 14,000 việc làm, do nhu cầu về xe điện toàn cầu giảm và cuộc chiến giá cả khốc liệt đã...

GDP Trung Quốc tăng trưởng 5.3% trong quý 1, vượt kỳ vọng

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn dự báo trong quý 1/2024, theo dữ liệu công bố vào ngày 16/04.

Trung Quốc: Sản xuất công nghiệp tăng vọt ngay cả khi tiêu dùng vẫn chậm chạp

Kinh tế Trung Quốc được cho là đã tăng trưởng chậm lại trong ba tháng đầu năm 2024, khi nước này tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng bất động sản...

G20 lo ngại tác động tiêu cực khi đồng đô la chiếm vị thế thống lĩnh

Khối G20 sẽ khai mạc cuộc họp các bộ trưởng tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương trong tuần tới tại Washington. Đồng đô la và tác động tiêu cực từ sự thống...

Tập đoàn bán lẻ Auchan SA của Pháp bán các tài sản tại Nga

Ngày 12/4, công ty Các Gallery Thương mại đã trở thành chủ sở hữu mới các siêu thị của Auchan. Chủ sở hữu chính của doanh nghiệp này là ông Tagir Shaimardanov.

Giá dầu leo thang sẽ càng làm kinh tế khó khăn hơn

Giá dầu đã liên tục bứt phá trong những tuần qua do xung đột địa chính trị leo thang và tình trạng thiếu hụt nguồn cung. Việc giá dầu tăng cao đang thổi bùng nỗi lo...

Nhật Bản có thể tiếp tục tăng lãi suất sau dự báo mới nhất về lạm phát

Theo khảo sát, ngày càng nhiều hộ gia đình ở Nhật Bản dự báo lạm phát sẽ tăng trong vòng một năm tới, mở đường cho một đợt tăng lãi suất khác của BoJ trong năm nay.

Samsung đang lên kế hoạch cho dự án sản xuất chip 44 tỷ USD ở Mỹ

Samsung Electronics sắp hoàn tất khoản đầu tư 44 tỷ USD vào ngành sản xuất chip tại Mỹ ngay trong tuần tới - một dự án lớn khác cho thấy Washington đang nỗ lực đưa...

S&P Global Ratings cảnh báo số công ty vỡ nợ nhiều lần ngày càng gia tăng

Khoảng 35% tổng số vụ vỡ nợ trên toàn cầu trong năm 2023 là của các công ty đã từng vỡ nợ trước đó, tình trạng tái vỡ nợ gia tăng trong bối cảnh xu hướng vỡ nợ có...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98