SCMP: Hội nghị thượng đỉnh Trump-Tập có thể bị lùi tới tháng 6/2019

16/03/2019 09:05
16-03-2019 09:05:31+07:00

SCMP: Hội nghị thượng đỉnh Trump-Tập có thể bị lùi tới tháng 6/2019

Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể bị lùi tới tháng 6/2019, vì họ sẽ chẳng thể hoàn tất thỏa thuận trước tháng 4/2019, dựa trên nguồn tin thân cận từ South China Morning Post (SMCP).

Lúc đầu, họ hy vọng sẽ tiến tới một thỏa thuận thương mại nhanh chóng hơn, nhưng một nguồn tin nói với SCMP rằng việc tổ chức hội nghị thượng đỉnh trong tháng 4/2019 là rất khó, trong khi nguồn tin khác cho biết hội nghị thượng đỉnh Trump-Tập lần này có thể diễn ra trong tháng 6/2019.

Các quan chức từ hai quốc gia đang tăng cường đàm phán về văn bản của thỏa thuận thương mại, nhưng một nguồn tin cho biết có sự bất đồng trong nội bộ của chính quyền Trump về thỏa thuận với Trung Quốc.

Sự chia rẽ trong nội bộ Nhà Trắng là về tầm quan trọng của cơ chế triển khai thỏa thuận trong việc đảm bảo Trung Quốc tuân theo thỏa thuận đề ra hoặc liệu đã đủ để tiến tới thỏa thuận về nguyên tắc và tuyên bố thành công hay chưa.

Ông Trump và ông Tập lúc đầu được dự báo gặp nhau ở khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của Tổng thống Mỹ vào cuối tháng 3/2019, nhưng Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Terry Branstad sau đó cho biết hội nghị thượng đỉnh Trump-Tập đã bị trì hoãn vì hai bên vẫn đang bàn luận về thỏa thuận.

Rồi sau đó, xuất hiện nguồn tin cho thấy họ có khả năng gặp nhau vào tháng 4/2019, nhưng giờ thì thời điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh lại bị lùi một lần nữa.

Tuy vậy, hai bên đang cố gắng duy trì đà đàm phán hiện tại và tuần này, hãng thông tấn Trung Quốc Tân Hoa Xã ghi nhận những “bước tiến cụ thể” sau cuộc điện đàm giữa Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc cùng với Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin trong ngày thứ Năm (15/03).

Vẫn chưa rõ về địa điểm ông Trump và ông Tập sẽ gặp nhau trong tháng 6/2019, nhưng Chủ tịch Trung Quốc cũng được cho là sẽ đi tới Osaka (Nhật Bản) để tham dự hội nghị thượng đỉnh G20.

Mỹ đã thúc giục Trung Quốc giải quyết hàng loạt vấn đề đã tồn tại từ lâu, bao gồm đánh cắp sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc và cạnh tranh không công bằng.

Ông Lighthizer, một chú “diều hâu” về Trung Quốc đã thúc giục ông Trump áp thêm thuế lên hàng hóa Trung Quốc, là một trong những nhân vật chính xây dựng cơ chế triển khai để đảm bảo Bắc Kinh tuân thủ theo những cam kết đã đưa ra.

Thế nhưng, Bắc Kinh tỏ ra lo lắng về các đề xuất trên và nhấn mạnh cơ chế triển khai phải là “hai chiều, công bằng và bình đẳng”.

Lập trường cứng rắn của nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Washington có được sự ủng hộ từ lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, cũng như sự tôn trọng từ các quan chức Trung Quốc – những người mô tả ông Lighthizer là người chú ý tới từng chi tiết nhỏ và khó mà lùi bước.

“Ông Lighthizer là một nhà đàm phán thương mại rất chuyên nghiệp và có kinh nghiệm. Trao đổi với ông ấy là điều cần phải làm”, một nguồn tin cho biết. “Lighthizer là một nhà đàm phán cứng rắn nhưng Trung Quốc lại rất tôn trọng ông ấy. Trung Quốc cần phải tăng cường tìm hiểu về ông ấy”.

Mặc dù căng thẳng thương mại Mỹ-Trung còn vượt qua cả lĩnh vực thương mại và lấn sang các lĩnh vực khác như công nghệ và an ninh, nhưng tại cuộc gặp ở Argentina trong tháng 12/2018, ông Trump và ông Tập đã quyết định tiến tới thỏa thuận đình chiến thương mại trong 90 ngày để đàm phán thêm. Và hồi cuối tháng 2/2019, Mỹ đã quyết định gia hạn thỏa thuận này sau cuộc gặp giữa ông Lưu Hạc và ông Trump.

Cuộc trao đổi lúc đầu chỉ dự kiến kéo dài 2 ngày, nhưng sau đó đã được nới dài thêm hai ngày nữa.

Giới phê bình cho biết sự hứng thú của ông Trump đối với việc áp thêm thuế đã lắng bớt phần nào vì đà lao dốc trên thị trường chứng khoán gần đây và nỗi lo về nền kinh tế Mỹ, nhất là từ những nông dân phụ thuộc vào lượng hàng hóa xuất khẩu tới Trung Quốc.

Ngoài ra, họ còn cho rằng các cuộc cải cách về chính sách kinh tế của Trung Quốc theo yêu cầu của Mỹ có thể mất nhiều năm để triển khai.

Trong ngày thứ Năm (14/03), ông Trump cho biết: “Chúng ta sẽ có thông tin về Trung Quốc. Có lẽ bằng cách này hay cách khác, chúng ta sẽ biết trong vòng 3-4 tuần tới”.

Tổng thống Mỹ còn nhấn mạnh rằng Trung Quốc “rất có trách nhiệm và rất hợp lý”.

“Nếu thỏa thuận hoàn tất thì đó sẽ là điều mà mọi người bàn tán trong một khoảng thời gian dài”, ông Trump nói.

Vũ Hạo (Theo SCMP)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kỳ vọng lạm phát Mỹ giảm mạnh trong tháng 12

Người tiêu dùng Mỹ bớt sợ về lạm phát trong tháng 12/2023 giữa lúc giá năng lượng lao dốc và chính sách tiền tệ của Fed bắt đầu tác động mạnh tới kinh tế.

Tin buồn của Fed: Thị trường việc làm Mỹ mạnh hơn dự báo, tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống 3.7%

Thị trường việc làm vẫn chưa có dấu hiệu suy giảm trong tháng 11/2023, với số lượng việc làm mới tăng mạnh hơn dự báo và tỷ lệ thất nghiệp giảm.

GDP Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh

Nền kinh tế Nhật Bản giảm mạnh nhất kể từ giai đoạn dịch bệnh và điều này có thể làm rối loạn con đường chính sách của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữa...

NHTW Nhật Bản dọn đường cho việc chấm dứt chính sách lãi suất âm

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) dường như đang làm hành lang chuẩn bị cho việc kết thúc chính sách lãi suất âm tại xứ sở mặt trời mọc khi Phó Thống đốc BoJ...

Thêm một ngân hàng trung ương quyết định giữ nguyên lãi suất chủ chốt

Mặc dù không điều chỉnh, nhưng Ngân hàng Trung ương Canada vẫn để ngỏ khả năng lãi suất tiếp tục tăng nếu lạm phát ở nước này không giảm xuống.

Chuyên gia: Fed đang “xa rời” thực tế và sẽ phải giảm lãi suất 5 lần trong năm 2024

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cần phải giảm lãi suất ít nhất 5 lần trong năm 2024, theo dự báo của chuyên gia quản lý quỹ Paul Gambles.

Khung thuế toàn cầu: vì lợi ích của ai?

Dự án Chống xói mòn cơ sở tính thuế và dịch chuyển lợi nhuận (BEPS) của OECD/G20 đến nay đã có được sự đồng thuận của 140 thành viên. Nếu thực thi được, dự án này...

Lạm phát hạ nhiệt sẽ khiến Fed và các NHTW đảo chiều chính sách

Các ngân hàng trung ương đang hứng chịu chỉ trích vì phản ứng quá chậm trước những dấu hiệu cho thấy cuộc khủng hoảng lạm phát đang đi qua, chưa đầy hai năm sau khi...

BoJ: Còn quá sớm để dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ

Với lạm phát vượt mục tiêu 2% của Ngân hàng trung ương Nhật Bản trong hơn một năm, thị trường ngày càng kỳ vọng rằng BoJ sẽ dỡ bỏ chính sách nới lỏng tiền tệ vào...

Chủ tịch Fed bác bỏ kỳ vọng sẽ sớm cắt giảm lãi suất

Chủ tịch Jerome Powell không cho rằng Fed sẽ cắt giảm lãi suất quyết liệt trong thời gian tới, cho rằng vẫn còn quá sớm để tuyên bố chiến thắng lạm phát.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98