TP.HCM: Cần nhiều giải pháp khơi thông thị trường bất động sản

30/03/2019 16:00
30-03-2019 16:00:00+07:00

TP.HCM: Cần nhiều giải pháp khơi thông thị trường bất động sản

Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM khẳng định, thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn hơn nếu không có giải pháp để cải thiện.

Vừa qua, Sở Xây dựng TP.HCM đã có buổi làm việc với lãnh đạo thành phố cùng các sở ngành, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) về tình hình kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.HCM.

Theo ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, tính đến thời điểm hiện nay, dự án nhà ở thuộc thẩm quyền Sở Xây dựng cấp phép giảm 63%; thủ tục để được công nhận chủ đầu tư dự án giảm mạnh; các dự án đủ điều kiện bán nhà hình thành trong tương lai cũng giảm,…

Ông Trần Trọng Tuấn, Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM, khẳng định thị trường bất động sản sẽ tiếp tục khó khăn hơn nếu không có giải pháp để cải thiện. Ảnh: V.D

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp Hội bất động sản TP.HCM (HoREA), cho biết hiện nay nhiều dự án bất động sản đang đứng trước tình trạng bị ách tắc, không được cơ quan chức năng xem xét, giải quyết kịp thời, khiến doanh nghiệp bị tăng chi phí, mất cơ hội kinh doanh, khó khăn chồng chất, thậm chí có nguy cơ bị phá sản. Môi trường kinh doanh không minh bạch dẫn đến tăng sự rủi ro cho doanh nghiệp do nhiều dự án bị xem xét xử lại, làm sụt giảm nguồn thu ngân sách nhà nước từ bất động sản.

Theo HoREA, nguyên nhân khách quan do hệ thống pháp luật vẫn chưa đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ. Thủ tục hành chính rườm rà, phức tạp, chồng chéo, dẫn đến cơ chế “xin - cho”, tiêu cực.

Còn nguyên nhân chủ quan là do công tác thực thi pháp luật còn rất nhiều hạn chế, kém hiệu quả. Có một số cán bộ, công chức nhà nước có thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến bất động sản vừa có biểu hiện thiếu trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh, chuyển hồ sơ lòng vòng, không dám nêu chính kiến giải quyết; có dấu hiệu nhũng nhiễu, hành doanh nghiệp.

Từ đó, HoREA kiến nghị Thanh tra Chính phủ, UBND TP.HCM cùng các cơ quan có thẩm quyền khẩn trương xem xét, giải quyết hợp tình, hợp lý đối với các dự án đang bị “đóng băng” chờ rà soát, thanh tra. Bởi nếu quá trình rà soát, thanh tra càng kéo dài thì càng bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh.

Tại buổi họp, ông Trần Vĩnh Tuyến, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, yêu cầu các sở, ngành liên quan đến các dự án cần có văn bản trả lời cụ thể, công khai cho các doanh nghiệp. Những vấn đề thuộc sở ngành, quận, huyện thì đơn vị đó giải quyết, thuộc thẩm quyền của Thành phố sẽ do Thành phố giải quyết. Nếu thuộc thẩm quyền của bộ, ngành trung ương, thành phố sẽ kiến nghị giải quyết.

UBND TP.HCM cũng yêu cầu Sở Xây dựng TP phải công khai pháp lý dự án quản lý theo thẩm quyền để người dân, doanh nghiệp biết. Sắp tới thành phố sẽ phê duyệt quy chế phối hợp giữa các sở ngành, tiếp đến là sở ngành với doanh nghiệp.

Trước đó, HoREA đã có kiến nghị UBND TP.HCM và Thanh tra Chính phủ khẩn trương xem xét, giải quyết hợp tình, hợp lý đối với hơn 100 dự án bị “ách tắc” chờ rà soát, thanh tra nhưng phải đảm bảo nguyên tắc không làm thất thoát tài sản công. Bởi, nếu quá trình rà soát, thanh tra càng kéo dài thì càng bất lợi cho doanh nghiệp vì chi phí vốn, lãi vay ngân hàng tăng và mất cơ hội kinh doanh.

Ngoài ra, quá trình rà soát, thanh tra càng kéo dài thì càng bất lợi cho người mua nhà, bất lợi cho thị trường bất động sản và làm giảm nguồn thu ngân sách Nhà nước. Cụ thể, nguồn thu ngân sách của TP.HCM đối với tiền sử dụng đất năm 2018 giảm 22,5% và hai tháng đầu năm 2019 giảm đến 49% so với cùng kỳ năm trước. 

Văn Dũng

Dân Việt





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Lạ lùng các phiên đấu giá đất: Nơi bỏ cọc, chỗ cao chót vót

Càng về cuối năm, các phiên đấu giá đất tại một số tỉnh thành lại có những diễn biến trái ngược nhau. Chỗ thì đấu giá sôi động với hàng loạt lô đất được sang tay...

Thị trường bất động sản đang dần “ấm” lên?

Theo Hiệp hội bất động sản Việt Nam (VNREA), nguồn cung BĐS đang dần được cải thiện từ quý 4/2023, nhưng hầu hết đều đến từ các giai đoạn mở bán tiếp theo của các...

Băn khoăn việc giữ bất động sản liên quan xử lý nợ với thời hạn 5 năm

Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi) đang quy định theo hướng cho phép các tổ chức tín dụng nắm giữ bất động sản liên quan việc xử lý nợ vay trong thời hạn 5...

Buộc doanh nghiệp phải công khai thông tin dự án BĐS, người mua bớt tù mù

Những điểm đáng chú ý trong Luật Kinh doanh Bất động sản (BĐS) vừa được thông qua như doanh nghiệp phải công khai thông tin về bất động sản kinh doanh; chủ đầu tư...

Dòng tiền bị động trên thị trường bất động sản

Lãi suất dù đã giảm nhưng nền kinh tế, trong đó có thị trường bất động sản vẫn không hấp thụ được vốn. Loại trừ các trường hợp không đủ điều kiện vay vốn thì vẫn có...

Yên Phong, Bắc Ninh - miền đất hứa cho các nhà đầu tư

Với lợi thế quỹ đất lớn và được quy hoạch trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, huyện Yên Phong - Bắc Ninh đang nổi lên như một “địa điểm vàng” thu hút sự quan tâm...

Hàng nghìn doanh nghiệp đang lao đao trong 'nước sôi lửa bỏng'

Trong bối cảnh doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn như hiện nay, những gì có thể làm được ngay thì nên làm ngay. Do đó, cần nhanh chóng sửa đổi Nghị định 132 để coi như...

Doanh nghiệp bất động sản thưởng Tết thấp chưa từng có

Năm nay, thị trường bất động sản chìm sâu trong khó khăn, nhiều doanh nghiệp không có doanh thu. Theo đó, thưởng Tết doanh nghiệp bất động sản được dự báo thấp chưa...

Quốc hội nhất trí thông qua Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi)

Sáng ngày 28/11, sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kinh doanh bất động...

Quốc hội chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi)

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Quốc hội tiến hành...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98