Tranh cãi xung quanh đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt

21/03/2019 21:29
21-03-2019 21:29:50+07:00

Tranh cãi xung quanh đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt

Các chuyên gia cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến cho tỉ lệ béo phì cao, nên đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) vào nước ngọt để định hướng tiêu dùng đang vấp phải nhiều ý kiến tranh cãi.

Có nhiều lý do dẫn đến thừa cân, béo phì - Ảnh: H.H

Có tình trạng "áp rồi bỏ"

Từ giữa 2018, cơ quan chuyên môn từ Bộ Y tế và một vài tổ chức bắt đầu bàn thảo đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt.

Lý do chính của việc này là đã có một số quốc gia áp dụng loại thuế này cho mặt hàng nước ngọt, như nước láng giềng Thái Lan cũng đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt nhằm giảm tỉ lệ thừa cân béo phì.

Tuy nhiên, các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh lại băn khoăn dự thảo Luât thuế tiêu thụ đặc biệt với đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt lên nước ngọt ở mức 10% có nguy cơ gây áp lực lên ngành công nghiệp này.

Qua nghiên cứu chính sách thuế này, từng có một số nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) áp dụng loại thuế này, tuy nhiên do những hệ quả kinh tế - xã hội từ đó nên đã có tình trạng áp rồi bỏ.

Đan Mạch đã bãi bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt với nước ngọt vào năm 2012. Với các nước EU khác áp thuế tiêu thụ đặc biệt cho nước ngọt như Pháp, Phần Lan, Hungary và Hà Lan, thì nghiên cứu vào năm 2014 đã cho rằng chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt chưa cải thiện rõ rệt tình hình sức khoẻ cộng đồng.

Ông Wayne Barford - cố vấn cao cấp của Trung tâm thuế vàđdầu tư quốc tế, nhấn mạnh rằng không có thực tiễn hay thông lệ áp thuế quốc tế nào là mô hình kiểu mẫu tốt nhất để Việt Nam tham khảo, mà cần phải cân bằng với tình hình thực tế về kinh tế xã hội ở Việt Nam.

Cân nhắc khi đưa chính sách vào thực tế 

Sử dụng công cụ chính sách về thuế để điều tiết nền kinh tế hướng tới sự phát triển bền vững là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, nếu không phù hợp, thuế cũng sẽ làm giảm sức tăng trưởng của nền kinh tế, gia tăng các thủ tục quản lý và là tiền đề tạo ra thất nghiệp.

Theo nghiên cứu năm 2018 của Viện Quản lý kinh tế trung ương về tác động kinh tế và xã hội của chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước ngọt, nếu áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt ở mức 10% đối với nước ngọt thì sẽ có thể mang lại cho ngân sách 1.976 tỉ đồng, nhưng doanh thu của ngành công nghiệp này và ngành mía đường sẽ giảm khoảng 3.928 tỉ đồng, dẫn tới thu nhập từ hoạt động sản xuất của toàn ngành kinh tế giảm khoảng 0,16% và GDP giảm khoảng 0,12%.

Theo tính toán của các chuyên gia kinh tế thì mức tăng trưởng hàng năm của ngành đồ uống Việt Nam là 13,5%, với mức doanh thu ước tính cho cả năm 2017 là 2,97 tỉ USD.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất nước giải khát có đường ở Việt Nam đều có cơ sở sản xuất ở nhiều tỉnh, thành với quy mô tổng số lao động lên tới gần 3.000 - 4.000 người.

Mỗi doanh nghiệp lớn thông thường kéo theo chuỗi giá trị với quy mô gấp 6-9 lần, bao gồm nhà cung ứng và phân phối, thường là các doanh nghiệp nhỏ hơn trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân trong nước.

Đặc biệt, số hộ kinh doanh có sản phẩm của các doanh nghiệp này lên tới 1 triệu hộ. Vì thế, các doanh nghiệp sản xuất đề xuất việc đưa chính sách này vào thực tế cần được cân nhắc kỹ lưỡng, tránh những ảnh hưởng và có những tác động không mong muốn.

HỒNG HÀ

TUỔI TRẺ





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Tạo ‘cơ chế’ cho dự án điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, cựu Thứ trưởng Bộ Công thương được biếu 1,5 tỷ đồng

Ông Hoàng Quốc Vượng bị kết luận vì động cơ vụ lợi, tạo cơ chế cho dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá điện ưu đãi. Đổi lại, phía doanh...

Đại án Tập đoàn Phúc Sơn: Kỷ luật Cảnh cáo cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Trong các ngày 10 và 11/9/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 47 xem xét kỷ luật tổ chức, cá nhân liên quan đến đại án xảy ra tại Tập đoàn...

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu...

Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới phát triển bền vững tại TPHCM

Chuyển đổi công nghiệp là nhu cầu thiết yếu của TPHCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, tăng khả năng kết nối và nâng cao vị thế của TPHCM...

Đà Nẵng: Đề xuất gia hạn, nâng công suất cho hàng loạt mỏ đất đá

Nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt ưu tiên cho các công trình trọng điểm, UBND TP Đà Nẵng đề xuất nâng công suất, gia hạn các mỏ khoáng sản còn thời hạn...

Nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong bày tỏ mong muốn tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Đầu tư 200 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió ở Long An

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500-4.000 tấn trên mỗi thiết bị; giai đoạn đầu sẽ xuất nhập các thiết bị và phụ kiện...

Việt Nam chi 1 tỷ USD bao mua gần như toàn bộ hạt điều từ quốc gia này

Campuchia trở thành quốc gia sản xuất hạt điều thô lớn thứ hai thế giới. Còn Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để bao mua gần như toàn bộ lượng hạt điều từ quốc gia láng...

"Thủ phủ" đồ gỗ Bình Dương đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 4,2 tỷ USD

Các doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương cho biết những đơn hàng mới đang đổ về nhà máy, dự báo sẽ kín cả năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy...

Reuters: Ông lớn năng lượng tái tạo của Ý chuẩn bị rút khỏi Việt Nam

Theo nguồn tin từ Reuters, Enel - doanh nghiệp quốc doanh của Ý và là một trong những tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới - đang chuẩn bị rút lui khỏi thị...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98