Trợ lý Thủ tướng Shinzo Abe: Nhật Bản cần thêm nguồn lao động từ nước ngoài

28/03/2019 15:19
28-03-2019 15:19:34+07:00

Trợ lý Thủ tướng Shinzo Abe: Nhật Bản cần thêm nguồn lao động từ nước ngoài

Nhật Bản có khả năng tiếp nhận thêm nguồn lao động nước ngoài để giúp lấp đầy khoảng trống nghiêm trọng và ngày càng mở rộng về dân số, yếu tố đang đe dọa đến sự thịnh vượng của đất nước này, một cố vấn của Thủ tướng Nhật bản Shinzo Abe cho biết vào ngày thứ Tư (27/03).

Dân số ngày càng già hóa và ít đi của Nhật Bản là thách thức về cơ cấu lớn nhất mà đất nước này phải đối mặt, theo Tomomi Inada, Thành viên của Quốc hội Nhật Bản kiêm cựu Bộ trưởng Quốc phòng.

Nhật Bản là đất nước có nền kinh tế lớn thứ ba trên thế giới và là thành viên chủ chốt trong Nhóm các nền kinh tế lớn G20, nhưng hiện nay quốc gia này đang phải đối mặt với một thực tế nghiệt ngã khi dân số của đất nước đang già đi nhanh chóng và tỷ lệ sinh giảm.

Trong suốt bài phát biểu tại Hội nghị đầu tư châu Á được tổ chức tại Hồng Kông vào ngày thứ Tư (27/03), bà Inada đã trích dẫn số liệu thống kê của Nhật Bản cho thấy dân số trong độ tuổi lao động của nước này sẽ giảm khoảng 1.1% một năm trong vòng 50 năm tới.

Bà Tomomi Inada, cố vấn chính của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Nguồn: CNBC.

“Việc này sẽ trở thành một gánh nặng đối với nền kinh tế”, bà Inada, Trợ lý đặc biệt của ông Abe khi ông còn là Chủ tịch của Đảng Dân chủ Tự do, cho hay.

Tìm kiến nguồn lao động nước ngoài

Chính phủ của ông Abe – vốn nắm quyền lãnh đạo hơn 6 năm nay – đã thử qua hàng loạt các biện pháp – bao gồm giảm thuế và các chính sách ưu đãi khác – để thúc đẩy nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu và phát triển, bà Inada nói. Họ cũng đang cố gắng tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn cho phụ nữ và người già.

“Tuy nhiên, việc thiếu hụt nguồn lao động vẫn còn nghiêm trọng”, bà nói, thêm vào đó chính quyền đã thực hiện “những phương pháp chủ động” để đưa nguồn lao động từ nước ngoài về Nhật Bản thông qua một đạo luật mới vừa được Quốc hội thông qua vào năm 2018, nhờ đó lượng người lao động nước ngoài mới có thể lên đến 350,000 người trong vòng 5 năm tới.

Người lao động nước ngoài từ lâu đã có mặt ở Nhật Bản, thường là các du học sinh, thực tập sinh hoặc những người không có thị thực hợp lệ và vì thế họ dễ dàng bị lạm dụng. Bà Inada nói rằng đạo luật mới sẽ giúp chấm dứt tình trạng bất công này, cũng như giúp thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản.

“Tính đến hiện tại, lượng người nước ngoài chỉ chiếm khoảng 2% trong thị trường lao động Nhật Bản”, bà nói. “Khi so sánh với con số 10% ở những nền kinh tế lớn khác, có thể thấy được rằng chúng tôi có khả năng để tiếp nhận lượng người lao động nước ngoài nhiều hơn”.

Người thuộc phe bảo thủ

Hình ảnh đường phố Nhật Bản với dân cư chủ yếu là người trung niên và người già.

Ở Nhật Bản, đây cũng là một vấn đề gây tranh cãi, khi có nhiều người lo lắng về khả năng thích ứng của những người nước ngoài với ngôn ngữ, truyền thống và trang phục của Nhật Bản.

“Tôi thường nhận được câu hỏi tại sao 'những người thuộc phe cánh hữu như ông Abe và bà Inada’ lại muốn tăng lượng người lao động nước ngoài”, bà Inada nói. “Thực tế, cả ông Abe lẫn bản thân tôi đều không theo phe cánh hữu. Chúng tôi là những người theo phe bảo thủ”, bà nhấn mạnh. Bà Inada nói thêm rằng những người như họ – những người tự xưng là bảo thủ và tôn trọng giá trị dân tộc – là những người có thể thúc đẩy sự thay đổi.

Những người thuộc phe bảo thủ “muốn bảo vệ truyền thống”, bà nói. “Nhưng một người theo phe bảo thủ lý tưởng phải là người tiếp cận những thay đổi mà không sợ hãi, hoàn toàn chỉ là để bảo vệ truyền thống. Những người theo phe bảo thủ thật sự có đầu óc rộng mở, chứ không phải luôn khép kín”.

Bà Inada cũng kêu gọi nhiều cơ hội hơn cho phụ nữ được tham gia vào chính trị và kinh doanh và đã lên tiếng ủng hộ sự chấp nhận đa giới tính.

Trân Võ (Theo CNBC)

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

GDP Mỹ tăng trưởng 5.2% trong quý 3/2023

Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn dự báo trong quý 3/2023 nhờ doanh nghiệp mạnh tay đầu tư và Chính phủ tăng cường chi tiêu.

Thiên tài đầu cơ Bill Ackman: “Fed có thể giảm lãi suất ngay trong quý 1/2024”

Bill Ackman tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ giảm lãi suất sớm hơn dự báo của thị trường vì kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu suy yếu.

Nhân dân tệ phục hồi mang tín hiệu tích cực đến nền kinh tế Trung Quốc

Chuyên gia cho rằng sự phục hồi của tỷ giá nhân dân tệ là biểu hiện của nền kinh tế Trung Quốc đã chạm đáy và bắt đầu phục hồi.

Fed sẽ giảm lãi suất từ giữa năm 2024?

Trong báo cáo triển vọng năm 2024, Bank of America dự báo Fed sẽ bắt đầu giảm lãi suất từ giữa năm tới khi lạm phát hạ nhiệt và kinh tế Mỹ sẽ giảm tốc nhưng không...

Trung Quốc: Lợi nhuận công nghiệp tăng tháng thứ ba liên tiếp, nhưng "chậm hơn"

Tháng 10/2023, lợi nhuận tại các công ty công nghiệp của Trung Quốc tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước - thu hẹp lại ở mức một con số, sau các mức tăng 11,9% trong...

Trung Quốc cân nhắc cho các công ty bất động sản vay không cần thế chấp

Trong một nỗ lực giải quyết khủng hoảng bất động sản, Trung Quốc có thể cho phép các ngân hàng cung cấp những khoản vay không cần tài sản thế chấp đối với các nhà...

Người Mỹ chi kỷ lục gần 10 tỷ USD cho ngày Black Friday

Người Mỹ chi mạnh tay gần 10 tỷ USD cho ngày Black Friday (Ngày thứ Sáu đen) năm nay, tăng 7.5% so với cùng kỳ, theo báo cáo của Adobe Analytics. Điều này càng cho...

Thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế toàn cầu đang bị thu hẹp

Vào năm 2022, thị phần của Trung Quốc trong nền kinh tế thế giới đã giảm đi một chút và cho đến năm nay, tốc độ suy giảm đang lớn dần, xuống còn 17%.

Thấy gì từ việc nông dân Úc phát thịt cừu miễn phí?

Tình trạng dư thừa ở Úc đã khiến giá thịt cừu sụt giảm và một số nông dân đang loại bỏ hoặc tặng lại những con cừu của họ để tiết kiệm chi phí, thay vì tiếp tục...

Bất động sản Hồng Kông ế trên diện rộng

Bất chấp nhu cầu nhà ở đang ở mức cao do diện tích chật hẹp, suy thoái kinh tế vẫn dẫn đến tình trạng nhiều căn hộ chưa bán được, gây ra dư thừa nguồn cung.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98