Trung Quốc và Mỹ “đàm phán ngày đêm” để đạt thỏa thuận thương mại

11/03/2019 09:54
11-03-2019 09:54:34+07:00

Trung Quốc và Mỹ “đàm phán ngày đêm” để đạt thỏa thuận thương mại

Nguồn thạo tin nói rằng Bắc Kinh đang lo ông Trump sẽ rút lui khỏi bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc...

Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc gặp vào năm 2017 - Ảnh: Getty/CNBC.

Trung Quốc và Mỹ đang làm việc cả ngày lẫn đêm để đạt một thỏa thuận thương mại phù hợp với lợi ích của cả hai bên cũng như kỳ vọng của cả thế giới, bao gồm xóa thuế quan "ăn miếng trả miếng" đã áp lên hàng hóa của nhau - một quan chức cấp cao của Trung Quốc cho biết ngày 9/3.

Theo tin từ Reuters, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Wang Shouwen nói rằng ông lạc quan về cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, nhưng bất kỳ cơ chế thương mại nào đạt được giữa hai nước cùng cần phải bình đẳng và công bằng.

Suốt 8 tháng qua, hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đã vướng vào một cuộc chiến thuế quan mà trong đó Mỹ gây sức ép đòi Bắc Kinh giải quyết những mối lo bấy lâu của Washington về chuyển giao công nghệ, sở hữu trí tuệ, trợ cấp công nghiệp và quyền tiếp cận thị trường.

Mỹ đã áp thuế quan lên 250 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc và Bắc Kinh đáp trả bằng cách áp thuế lên 110 tỷ USD hàng Mỹ. Theo dự kiến ban đầu, từ ngày 1/3, Mỹ sẽ nâng thuế quan lên 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, thay vì 10% áp dụng trước đó. Tuy nhiên, kế hoạch tăng thuế này đã được hoãn lại do đàm phán giữa hai nước gần đây có bước tiến.

Phát biểu tại một cuộc họp báo bên lề kỳ họp Quốc hội Trung Quốc đang diễn ra ở Bắc Kinh, ông Wang nói việc Mỹ-Trung áp thuế lên hàng hóa của nhau là có hại cho công nhân, nông dân, các công ty xuất khẩu và sản xuất.

"Việc đó gây tổn hại niềm tin và khiến các doanh nghiệp trì hoãn việc đưa ra các quyết định đầu tư", vị Thứ trưởng nói. Ông Wang là một trong những quan chức Trung Quốc tham gia sâu vào cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.

"Giờ đây, nhóm kinh tế và thương mại của hai nước đang nỗ lực hết sức để trao đổi và đàm phán nhằm đạt một thỏa thuận phù hợp với cac nguyên tắc và đường lối mà lãnh đạo hai nước đã đưa ra", ông Wang cho hay. "Đó là loại bỏ thuế quan áp lên hàng hóa của nhau, để quan hệ thương mại song phương giữa Trung Quốc và Mỹ trở lại bình thường".

Đàm phán thương mại đã khiến các quan chức cấp cao Trung Quốc và Mỹ thời gian qua phải di chuyển liên tục giữa Bắc Kinh và Washington.

Trong một chi tiết hiếm hoi được đưa ra về những vòng đàm phán gần đây, ông Wang nói cả hai nước đều gia tăng nỗ lực để tìm kiếm những điểm chung. Trong những ngày đàm phán, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc và Đại diện thương mại Mỹ (USTR) Robert Lighthizer thường ăn đồ ăn nhanh. "Ông Lưu ăn bánh hamburger còn ông Lighthizer ăn cơm gà", ông Wang tiết lộ.

"Trong lúc đàm phán, có cả trà và cà phê, nhưng hai ông không dùng mà chỉ dùng nước lọc ấm. Họ muốn tìm ra những điểm chung", vị thứ trưởng nói.

Hiện chưa rõ cuộc gặp trực tiếp tiếp theo giữa các quan chức cấp cao Mỹ và Trung Quốc sẽ diễn ra ở đâu và khi nào. Sau vòng đàm phán cấp cao gần đây nhất ở Washington hồi cuối tháng 2, hai bên tiến hành các cuộc thảo luận và bàn bạc qua điện thoại.

Nhà Trắng ngày thứ Sáu cho biết chính quyền Tổng thống Donald Trump chưa có kế hoạch mới nào cho việc cử phái đoàn tới Trung Quốc đàm phán dù vẫn còn nhiều việc phải làm để đi đến một thỏa thuận.

Theo truyền thông Mỹ đưa tin những ngày gần đây, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và ông Trump có thể gặp nhau vào giữa hoặc cuối tháng 3 này tại khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago của nhà ông Trump ở Florida để ký một thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Trump đã cảnh báo rằng ông sẽ chỉ ký một thỏa thuận tốt với Trung Quốc, chứ không phải sẽ chấp nhận bất kỳ một thỏa thuận nào.

Trao đổi với hãng tin CNBC, một quan chức cấp cao của Mỹ đề nghị không tiết lộ danh tính nói rằng Bắc Kinh đang lo ông Trump sẽ rút lui khỏi bàn đàm phán thương mại với Trung Quốc như ông đã làm trong cuộc gặp thượng đỉnh về hạt nhân với Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un ở Hà Nội mới đây.

Việc thượng đỉnh Hà Nội không đi đến thỏa thuận nào khiến các quan chức Trung Quốc lo rằng ông Trump có thể hành động tương tự trong cuộc đàm phán thương mại, vị quan chức Mỹ nói.

"Họ không muốn ông Tập tới Mar-a-Lago để rồi ông Trump rút lui khỏi đam phán. Đó sẽ là một thảm họa ngoại giao", vị này nói.

Cũng theo vị này, khó có chuyện sớm diễn ra một cuộc gặp giữa ông Trump với ông Tập, bởi thời gian 2-3 tuần là quá ngắn để chuẩn bị cho một cuộc gặp thượng đỉnh.

Trước đó, trong ngày thứ Sáu, một số tờ báo Mỹ nói rằng kế hoạch gặp giữa hai nhà lãnh đạo trong tháng 3 ở Mar-a-Lago đã bị hủy. Nhà Trắng thì nói chưa có cuộc gặp nào được chính thức lên lịch hay hủy bỏ cả.

AN HUY

VNECONOMY







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Kinh tế Mỹ và kịch bản không hạ cánh

Từ chỗ được dự báo sẽ hạ cánh mềm, nền kinh tế Mỹ giờ đây đang có khả năng xảy ra kịch bản không hạ cánh, với lạm phát cao dai dẳng và tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này...

Hoạt động kinh doanh của Mỹ giảm tốc trước thềm cuộc họp của Fed

Theo nhà kinh tế trưởng Chris Williamson tại S&P Global Market Intelligence, sự suy giảm nhu cầu và sự hạ nhiệt của thị trường lao động đã dẫn đến áp lực giá thấp...

Nhà đầu tư tăng đặt cược Fed tiếp tục nâng lãi suất

Trên các thị trường quyền chọn lãi suất của Mỹ, nhà đầu tư bắt đầu tăng đặt cược Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nâng lãi suất trong 12 tháng tới. Đó là kịch bản ít...

Doanh thu du lịch toàn cầu năm 2024 dự báo đạt 5.800 tỷ USD

Báo cáo Các xu hướng kinh tế du lịch thế giới dự báo số lượt du khách đến trên toàn thế giới sẽ lên đến 13.579 tỷ lượt trong năm 2024, tức là phục hồi 103,9% so với...

Sức mạnh của đồng USD - kịch bản nằm ngoài dự báo cho năm 2024

Chỉ số đồng USD của Bloomberg đã tăng hơn 4% trong năm nay, cho thấy "đồng bạc xanh" đã tăng giá so với tất cả các đồng tiền của các nước phát triển và thị trường...

Các nền kinh tế lớn nhất ở châu Á trước áp lực đồng USD mạnh

Các nhà hoạch định chính sách ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc đều đang nhắc tới việc ổn định đồng nội tệ khi các đồng tiền này chịu sức ép lớn do chênh lệch giữa...

Thủ tướng phát lệnh khởi công đoạn cuối cùng trên tuyến cao tốc Bắc Nam phía đông

Sáng 21/04, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng với tổng nguồn vốn hơn 11,000 tỷ đồng, là đoạn...

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98