Vì sao phụ nữ Thái Lan giỏi kinh doanh?

01/03/2019 20:30
01-03-2019 20:30:00+07:00

Vì sao phụ nữ Thái Lan giỏi kinh doanh?

Tại một quốc gia châu Á nọ, nữ giới nắm giữ tới 37% vị trí lãnh đạo, trong khi bình quân của thế giới chỉ có 24%, đây có thể là một điều bất ngờ. Cũng tại quốc gia đó, có tới 40% giám đốc điều hành và 34% giám đốc tài chính là phụ nữ.

Bạn đã đoán ra chưa? Quốc gia đó chính là Thái Lan. Tại nước này, phụ nữ luôn được đánh giá cao với vai trò lãnh đạo trong lĩnh vực kinh doanh, vượt xa hầu hết những quốc gia châu Á khác và được đánh giá cao trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, mặc dù phụ nữ Thái Lan đang tạo ra những bước tiến đáng kinh ngạc trong giới kinh doanh thì đối với lĩnh vực chính trị, họ lại bị tụt lại phía sau. Thái Lan xếp ở vị trí gần cuối – đứng thứ 181 trên tổng số 193 quốc gia – trong danh sách Phụ nữ trong Quốc hội do Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc đưa ra năm 2017. Hiện tại, trong Hội đồng tư vấn gồm 240 ghế của Quốc hội Thái Lan, chỉ có 13 người là nữ. Và không có một phụ nữ nào là thành viên nội các Chính phủ.

Cuộc bầu cử sắp diễn ra vào tháng tới ở Thái Lan cũng làm nổi bật sự “thụt lùi” của nữ giới nước này trong lĩnh vực chính trị khi so sánh với lĩnh vực kinh doanh. Trong số 68 ứng cử viên đến từ 44 Đảng, chỉ có 8 người là nữ.

Thành công trong lĩnh vực kinh doanh

Nhiều nữ lãnh đạo trong ngành bất động sản, vận chuyển, bán lẻ và sản xuất nói rằng một trong những lý do quan trọng nhất khiến nhiều tập đoàn ở Thái Lan thành công khi trao quyền lãnh đạo vào tay phụ nữ là vì văn hóa làm việc của người phụ nữ thông qua các doanh nghiệp gia đình – Từ xưa, phụ nữ Thái Lan đã luôn làm những công việc bên ngoài. Và phụ nữ ở đây cũng được tiếp cận với nền giáo dục, đó cũng là một yếu tố quan trọng. Các số liệu thống kê của Công ty tư vấn Grant Thornton và báo cáo của Diễn đàn trực tuyến của World Economic đã cung cấp những bằng chứng đó.

“Trong quá khứ, người đàn ông bị ép làm việc bên ngoài, vậy nên, người phụ nữ phải đảm nhận vai trò điều hành công tác ‘đối nội’ và làm công việc trao đổi mua bán hàng hóa ở chợ. Đó là vai trò từ lâu đã được phân theo giới tính”, ông Juree Vichit-Vadakan, Cựu Chủ tịch Viện quản lý phát triển quốc gia, người đứng đầu trong các nghiên cứu về phụ nữ ở Thái Lan, cho biết.

Vai trò của người phụ nữ Thái Lan đối với gia đình có nét khác biệt so với những quốc gia khác như Hàn Quốc và Nhật Bản, ở Thái Lan, phụ nữ vừa làm việc nhà vừa có thể làm một vài công việc kinh doanh khác.

Các nữ lãnh đạo có nhiều cơ hội để điều hành tập đoàn ở Thái Lan hơn bởi vì văn hóa của họ cho phép phụ nữ có thể tự lực canh tranh với đàn ông trong những lĩnh vực như tài chính và bảo hiểm; trong khi đối với lĩnh vực chính trị, phụ nữ phải dựa vào sự hỗ trợ của những Đảng phái chính trị mới có thể gia nhập vào lĩnh vực toàn là nam giới này. Chẳng hạn, trong các Cơ quan lập pháp được điều hành bởi quân đội, chỉ có 5% số thành viên là nữ - điển hình cho nơi mà phụ nữ cần sự ủng hộ mới có thể tiến lên.

Từ từ mà tiến

Bà Kamonwan Wipulakorn (56 tuổi) là một điển hình cho khả năng lãnh đạo công ty tuyệt vời của phụ nữ Thái. Bà bắt đầu từ vị trí thấp nhất trong một công ty môi giới. Trong vòng 30 năm, bà từ từ trải qua những giai đoạn thăng trầm trong công việc, vươn lên hàng ngũ lãnh đạo cấp cao trong công ty, đổi ngành và giờ là Giám đốc điều hành (CEO) của một công ty bất động sản lớn.

Kamonwan Wipulakorn. Photographer: Brent Lewin/Bloomberg

Bà Kamonwan hiện đang là CEO của công ty One Origin, một công ty con thuộc nhà phát triển bất động sản lớn nhất Thái Lan Origin Property Pcl. Bắt đầu sự nghiệp với ngành tài chính, bà đi từ chức vụ là một nhà phân tích đến chức Phó Chủ tịch. Sau 15 năm làm việc, bà quyết định rời khỏi ngành vì muốn thử sức trong một lĩnh vực mới. Sau đó bà “đầu quân” cho một công ty hóa dầu với chức vụ là giám đốc tài chính, và rồi chuyển sang làm cho Erawan Group Pcl. Tại công ty này, bà khởi đầu là một giám đốc tài chính và sau đó trở thành Chủ tịch của công ty chỉ trong vòng 3 năm.

Bà Kamonwan chia sẻ: “Có lẽ là do tôi may mắn nhưng tôi chưa bao giờ nghĩ mình gặp phải rào cản nào vì là phụ nữ cả. Tôi chưa bao giờ nghĩ công ty sẽ chọn một giám đốc nam nào đó thay vì chọn tôi”.

Câu chuyện của bà Kamonwan đã vang vọng khắp giới kinh doanh Thái Lan – một đất nước có nền kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á. Những người phụ nữ Thái đang là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực và họ chiếm tới 1/3 những người có vị trí quản lý cấp cao.

Công ty gia đình

Trong khi bà Kamonwan “chiến đấu” trong giới kinh doanh, thì có rất nhiều nữ lãnh đạo ở Thái Lan kế thừa sự nghiệp của gia đình, đây cũng là một trong những lý do quan trọng khiến tỷ lệ phụ nữ làm lãnh đạo công ty ở Thái tăng cao.

“Đây là đất nước chứa đầy những cơ hội dành cho phụ nữ. Luôn có cơ hội nếu chúng tôi tìm kiếm nó, vậy nên có khá nhiều những doanh nghiệp địa phương được phụ nữ mở ra và điều hành”, bà Susapan Pichaironarongsongkram, CEO của Chao Phraya Express Boat – công ty được bà ngoại của bà mở ra vào một thế kỷ trước, cho biết. Bà Susapan (74 tuổi), là thế hệ thứ ba của một công ty gia đình các đời đều được điều hành bởi phụ nữ.

Supapan Pichaironarongsongkram. Photographer: Siraphob Thanthong-Knight/Bloomberg

Bà Susapan hoàn toàn nắm quyền điều hành công ty sau khi mẹ bà qua đời, bà nói “nghĩa vụ” của bà là phải tiếp quản sự nghiệp mà bà ngoại và mẹ của bà đã hết lòng chăm lo suốt cả đời họ, và bà cho rằng việc điều hành một công ty chuyên chở bằng phà có lợi nhuận thấp là một “dịch vụ xã hội”.

Bà đã phát triển công ty chuyên chở bằng phà nhỏ bé ở Bangkok thành một tập đoàn phục vụ 17 triệu khách đi thuyền hàng năm, bán không gian trên thuyền để quảng cáo và đồng thời điều hành nhiều bến tàu, trung tâm thương mại, nhà hàng và khách sạn. Con gái của bà sẽ tiếp tục là người quản lý công ty trong tương lai.

Một người phụ nữ khác cũng được thừa hưởng “đế chế” của gia đình là Chadatip Chutrakul (57 tuổi), CEO của Siam Piwat Co., một tập đoàn nhỏ được lập ra bởi người cha quá cố của bà. Tuy nhiên, Chadatip không bắt đầu ngay từ “đỉnh”, thay vào đó, cha của bà lại bắt con gái mình phải làm việc tại mọi vị trí trong công ty, kể cả việc làm trong đội ngũ bảo vệ trung tâm và làm lễ tân.

“Việc đó thật không dễ làm chút nào nhưng nhờ vậy, tôi học hỏi được nhiều thứ từ mọi người”, bà Chadatip nói, thêm vào đó, cha của bà đã dự định cho bà tiếp quản công ty của gia đình cho dù khi mới bắt đầu sự nghiệp bà đã làm tại một công ty bảo hiểm. Bà còn nói những người anh trai của bà đã “trốn thoát thành công” khỏi việc phải làm cho công ty của gia đình.

Dưới sự lãnh đạo của bà Chadatip, công ty của bà đã mở rộng danh mục đầu tư và mới đây đã cho khai trương một khu phức hợp ven sông trị giá 1.7 tỷ USD, đặt nền móng cho những nỗ lực khác của Bangkok trong việc phát triển khu vực này của thành phố.

Tham gia lực lượng lao động

Thêm một yếu tố khác đứng sau sự thành công của những người phụ nữ Thái Lan trong lĩnh vực kinh doanh chính là, họ vẫn tiếp tục tham gia vào lực lượng lao động kể cả sau khi sinh con chứ không “bỏ cuộc chơi” giống như thường thấy tại những đất nước khác. Một gia đình người Thái thường có ông bà sống chung nhà với con cháu, hoặc có sự giúp đỡ từ những người thân khác trong gia đình hoặc người giúp việc, cho phép những người phụ nữ Thái tiếp tục trở thành lực lượng lao động, theo bà Anna-Karin Jatfors, Giám đốc khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Cơ quan Phụ nữ Liên hiệp quốc.

“Đối với phụ nữ đến từ những nhóm kinh tế xã hội nhất định, họ có thể cân đối những nghĩa vụ và nguyện vọng giữa gia đình và sự nghiệp nhờ có sự giúp đỡ của những mạng lưới kể trên”, bà Jatfors nói.

Đối với mặt chính trị, mọi thứ không phải lúc nào cũng là màu hồng. Theo lời ông Juree, phụ nữ Thái trong lĩnh vực chính trị thì lại khác hẳn với phụ nữ trong lĩnh vực kinh doanh, khác hẳn nhau bởi vì cơ cấu Đảng phái. Chính trị quốc gia từ ngày xưa đã là việc của đàn ông, không giống như kinh doanh vốn là lĩnh vực mà phụ nữ đã tham gia ngay từ đầu.

Kobkarn Wattanavrangkul. Photographer: Dario Pignatelli/Bloomberg

Bà Kobkarn Wattanavrangkul, người mới đây đã trở về làm tại Toshiba Thaliand Co., là người phụ nữ đầu tiên trở thành Bộ trưởng Du lịch và vào thời điểm đó, bà là một trong ba người phụ nữ duy nhất là thành viên nội các trong một tổ chức Chính phủ toàn là nam. Bà nói rằng sự khác biệt lớn nhất giữa chính trị và kinh doanh ở Thái Lan là phụ nữ thiếu nguồn lực hỗ trợ, dù vậy, bà cũng muốn thấy trong giới kinh doanh xuất hiện nhiều nữ giới hơn.

“Từ những kinh nghiệm của mình, tôi thấy rằng người điều hành công ty và quản lý việc gia đình là phụ nữ chúng tôi nhưng đôi khi chúng tôi lại để cho đàn ông thay mặt mình phát biểu tại các cuộc họp”, bà Kobkarn (58 tuổi) nói.

Tương tự như bà Kobkarn, ông Juree cũng từng là thành viên Chính phủ, với tư cách là thành viên của Hội đồng lập pháp quốc gia. “Quốc hội là một nơi rất cô đơn đối với phụ nữ”, ông Juree, người từng là thành viên của Ủy ban soạn thảo hiến pháp, nói. “Việc lập liên minh đối với đàn ông thường dễ hơn là phụ nữ”, bà Kobkarn cho biết.

Trân Võ (Theo Bloomberg)

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đại gia Trung Quốc đầu tư 450 triệu USD xây nhà máy sản xuất pin điện mặt trời tại Nghệ An

Hainan Drinda - nhà sản xuất tấm quang điện tái tạo từ Trung Quốc, sẽ xây nhà máy sản xuất pin mặt trời 450 triệu USD tại Khu công nghiệp Hoàng Mai II (Nghệ An).

Doanh nhân Việt kể chuyện bán gạo ST25, thanh long... tại Mỹ

Kinh nghiệm từ xuất khẩu thanh long, gạo ST25... được chia sẻ như bài học cho doanh nghiệp xuất khẩu nông sản Việt vào thị trường Mỹ, nơi đang tăng trưởng 20%/năm.

Rủi ro hợp đồng trường quốc tế

Để lấy kinh phí hoạt động, nhiều trường tư thục, trường quốc tế thực hiện chiêu sinh theo hình thức ký hợp đồng vay với phụ huynh và rủi ro phát sinh từ đây.

Điều gì làm nên những khoản đầu tư thành công?

Đầu tư thành công lớn nhất của bạn là gì? Có thể đó là cổ phiếu của một công ty siêu khủng mà bạn mua từ thời nó còn là một công ty startup; Có thể là việc bạn tham...

Ưu tiên đầu tư của các thế hệ tại Mỹ

Các thế hệ khác nhau lớn lên với những giá trị và thực trạng kinh tế khác nhau, khiến sở thích đầu tư của mỗi thế hệ cũng khác nhau.

Crocs - "phát minh tồi tệ nhất của nhân loại" mang về hàng tỷ USD

Được bán ở hơn 85 quốc gia, những đôi dép Crocs đã thành công trong việc phát triển một cộng đồng thực sự xung quanh chúng.

Nghề 'độc' kiếm bộn tiền: Nấu chảy rác thải để lấy vàng

Rác điện tử đang là mỏ vàng. Nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực chiết xuất vàng từ các bảng mạch đã qua sử dụng và rác điện tử.

Từ 1688 đến SaboMall - Cơ hội kinh doanh không giới hạn cho doanh nghiệp Việt

Sức mạnh của hợp tác quốc tế và vai trò tháo gỡ mọi giới hạn địa lý của công nghệ 4.0 đang tạo ra ảnh hưởng tích cực và rõ rệt lên chính những nhà bán hàng tại Việt...

Bán bỉm, tã, sữa... online thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng

Chỉ kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, ngành hàng mẹ và bé chuyên bán bỉm, tã, sữa đạt doanh thu 3,09 nghìn tỉ đồng trong 3 tháng cuối năm 2023.

Hơn 105.000 shop rời sàn, thương mại điện tử vẫn tăng trưởng kỷ lục

Với 2,2 tỉ đơn vị sản phẩm được bán ra trong năm 2023, tổng doanh thu 5 sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam tăng mạnh nhất trong 3 năm trở lại đây và tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98