Vòng xoáy kiểu Vũ 'nhôm' đưa hàng loạt lãnh đạo bộ ngành, địa phương vào tù

25/03/2019 08:25
25-03-2019 08:25:54+07:00

Vòng xoáy kiểu Vũ 'nhôm' đưa hàng loạt lãnh đạo bộ ngành, địa phương vào tù

Có một vòng xoáy mang tên Vũ 'nhôm' (Phan Văn Anh Vũ) đã đưa hàng loạt lãnh đạo bộ ngành và địa phương vào vòng lao lý do sai phạm trong quản lý, sử dụng đất công.

Khu đất số 15 Thi Sách, Q.1, TP.HCM được cấp cho Vũ "nhôm" không qua đấu giá - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Làm gì để loại bỏ các vòng xoáy kiểu này?

Tuổi Trẻ tìm câu trả lời từ PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, trọng tài viên (Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam - VIAC).

Ông Nghĩa nói: Một đặc trưng riêng trong vụ án này là một người được đưa vào lực lượng công an, sau đó được sự hậu thuẫn của công an trong việc kinh doanh.

Từ đấy, cá nhân Vũ "nhôm" mới tạo thế lực, có cơ hội tiếp cận quan chức địa phương, tạo lợi thế để chia sẻ lợi ích, cùng nhau thâu gom tài nguyên, nhất là những tài nguyên khan hiếm như nhà đất, quyền kinh doanh phát triển các dự án bất động sản.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Phân quyền mạnh nhưng thiếu kiểm soát

* Bối cảnh để tạo ra những nhóm lợi ích như trong vụ án Vũ "nhôm" và một số vụ án liên quan đến sai phạm trong quản lý tài sản công, nhất là đất đai, ở đây là gì?

Vũ "nhôm" và nhiều nhà giàu khác phất lên nhanh chóng tựa như ông ta, chỉ hình thành trong bối cảnh sau năm 2006, khi Nhà nước trung ương phân cấp quản lý mạnh mẽ cho 63 tỉnh thành.

Các tỉnh được phân quyền tự kêu gọi đầu tư, chỉ định dự án, giới thiệu dự án cho nhà đầu tư, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư. Trao quyền nhanh, mạnh nhưng thiếu kiểm soát hiệu quả dẫn đến những sự lạm quyền, câu kết giữa quan chức địa phương và nhiều ông Vũ "nhôm" xuất hiện.

* Điều gì khiến Vũ "nhôm" có thể làm mưa làm gió, thao túng quan chức để thâu tóm đất đai như vậy?

- Vũ "nhôm" không thể thao túng nếu không có những người hậu thuẫn. Sau 30 năm chuyển đổi, Việt Nam thành nền kinh tế khá lớn, tạo động lực phát triển cho tất cả các khu vực. Nhưng từ đấy cũng sinh ra những cuộc xung đột về lợi ích.

Chính bối cảnh thay đổi tạo ra những khe hở và cơ hội cho những Vũ "nhôm" lớn mạnh. Những khe hở lớn đó không kịp phát hiện nên họ "chui" qua được.

Mặt khác, các địa phương được phân quyền mạnh trở thành một thế lực ảnh hưởng rất lớn. Như vậy, những vi phạm xảy ra ở địa phương đương nhiên sẽ có một lực lượng che giấu. Nhiều vụ việc sai phạm được "khui" ra hiện nay không phải không ai biết, hay biết từ lâu nhưng không ai dám sờ vào.

Nếu sự kiểm tra từ trung ương kém hiệu quả hoặc bị tha hóa chia sẻ lợi ích với địa phương thì sẽ không bao giờ phát hiện ra. Nhưng nay dưới sức ép của quản lý kinh tế chặt hơn, kỷ luật được siết lại nên những vụ việc mới dần lộ ra ánh sáng.

Dự án nhà hàng và bến du thuyền phía nam cảng sông Hàn, một trong những dự án mà Bộ Công an điều tra liên quan vụ án Phan Văn Ahh Vũ - Ảnh: HỮU KHÁ

Tạo thể chế cạnh tranh giữa khu vực công và tư

* Lâu nay có nhiều đoàn thanh tra các hoạt động quản lý, sử dụng tài sản công ở các địa phương, nhưng sai phạm đó chỉ thật sự lộ rõ khi công cuộc "đốt lò" nóng lên mấy năm trở lại đây?

- Tổng bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng từng nói dân họ tinh lắm, họ biết hết. Tuy vậy, do thông tin không minh bạch, thậm chí có khi "tài liệu mật" nên người dân khó có thể biết được.

Song, khi tài nguyên quốc gia bị thôn tính tới mức không còn bưng bít được nữa, nếu không có sự giải thích sẽ khó lấy lại niềm tin của người dân vào chính quyền, nhất là chính quyền địa phương.

Vụ án Vũ "nhôm" nhiều hay ít cho thấy nhu cầu thiết lập lại kỷ luật, để lấy lại lòng tin nơi nhân dân.

* Vậy giải pháp nào để có thể hạn chế những vụ án như Vũ "nhôm" xảy ra, tránh thất thoát tài sản công, thưa ông?

- Những vụ như Vũ "nhôm" cho thấy doanh nghiệp bình phong có rất nhiều ưu thế. Những ưu thế này trên thực tế là nuông chiều khu vực công, một phần khác là nguyên nhân làm tha hóa và mất cán bộ.

Do vậy cần phải thực hiện các cam kết quốc tế, ép khu vực công minh bạch, công khai hơn. Hoặc tài nguyên quốc gia hiện nay phải làm rõ quyền được biết của người dân. Đất bây giờ có chủ, không có chuyện đất vô chủ, ai lấy làm dự án dân phải biết...

Thực tế, không cần phải làm thêm luật mà chỉ cần thực thi tốt những cam kết quốc tế và quy định pháp luật hiện hành. Như vậy cũng đã kiềm chế được những nhóm lợi ích như Vũ "nhôm" cố tình thao túng, thâu tóm tài sản công. Không để của cải công chảy vào túi một nhóm người hay một số người.

Lôi gần 30 cựu quan chức vào lao lý

Kể từ khi bắt Vũ "nhôm" vào tháng 1-2018, cơ quan công an đã mở rộng điều tra vụ án và đến nay đã xác định 14 cán bộ lãnh đạo Đà Nẵng khi đương chức sai phạm về đất đai liên quan Vũ "nhôm".

Tại TP.HCM, ông Nguyễn Hữu Tín - nguyên phó chủ tịch UBND TP.HCM - cùng 7 bị can khác cũng đã bị khởi tố.

Hai cựu thứ trưởng Bộ Công an là Trần Việt Tân và Bùi Văn Thành cũng bị khởi tố, xét xử về những sai phạm nghiêm trọng từ khi còn công tác, cùng với đó là cựu trung tướng Phan Hữu Tuấn - nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục 5, và ông Nguyễn Hữu Bách - cán bộ Bộ Công an.

Tiến Long thực hiện

Tuổi trẻ







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Đề nghị truy tố cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, thiếu trách nhiệm gây hậu...

Chuyển đổi công nghiệp - động lực mới phát triển bền vững tại TPHCM

Chuyển đổi công nghiệp là nhu cầu thiết yếu của TPHCM nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững, tăng khả năng kết nối và nâng cao vị thế của TPHCM...

Đà Nẵng: Đề xuất gia hạn, nâng công suất cho hàng loạt mỏ đất đá

Nhằm đảm bảo nguồn nguyên vật liệu, đặc biệt ưu tiên cho các công trình trọng điểm, UBND TP Đà Nẵng đề xuất nâng công suất, gia hạn các mỏ khoáng sản còn thời hạn...

Nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Trong cuộc gặp gỡ với Phó Thủ tướng thường trực Nguyễn Hòa Bình, nhiều tập đoàn lớn của Hong Kong bày tỏ mong muốn tiếp tục đầu tư và mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Đầu tư 200 triệu USD xây dựng nhà máy sản xuất thiết bị điện gió ở Long An

Khi nhà máy đi vào hoạt động sẽ cung ứng thiết bị siêu trường, siêu trọng từ 500-4.000 tấn trên mỗi thiết bị; giai đoạn đầu sẽ xuất nhập các thiết bị và phụ kiện...

Việt Nam chi 1 tỷ USD bao mua gần như toàn bộ hạt điều từ quốc gia này

Campuchia trở thành quốc gia sản xuất hạt điều thô lớn thứ hai thế giới. Còn Việt Nam đã chi hơn 1 tỷ USD để bao mua gần như toàn bộ lượng hạt điều từ quốc gia láng...

"Thủ phủ" đồ gỗ Bình Dương đạt kim ngạch xuất khẩu vượt 4,2 tỷ USD

Các doanh nghiệp ngành gỗ ở Bình Dương cho biết những đơn hàng mới đang đổ về nhà máy, dự báo sẽ kín cả năm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tận dụng cơ hội đẩy...

Reuters: Ông lớn năng lượng tái tạo của Ý chuẩn bị rút khỏi Việt Nam

Theo nguồn tin từ Reuters, Enel - doanh nghiệp quốc doanh của Ý và là một trong những tập đoàn năng lượng tái tạo hàng đầu thế giới - đang chuẩn bị rút lui khỏi thị...

Bộ Công Thương đã họp với cơ quan điều tra về 154 dự án điện mặt trời

Bộ Công Thương đã làm việc với Cơ quan an ninh điều tra (A09), Bộ Công an về rà soát 154 dự án điện mặt trời được Thanh tra Chính phủ chuyển.

Bình Định chấm dứt một dự án chăn nuôi gia cầm công nghệ cao gần 540 tỷ đồng

UBND tỉnh Bình Định mới đây có văn bản về việc chủ trương chấm dứt hoạt động dự án chăn nuôi, sản xuất và xuất khẩu thịt, giống gia cầm công nghệ cao 4.0 Minh Dư...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98