Boeing cắt giảm 19% sản lượng mẫu máy bay 737 Max
Boeing cắt giảm 19% sản lượng mẫu máy bay 737 Max
Công ty Boeing Co. lần đầu tiên cắt giảm sản lượng của mẫu máy bay 737 kể từ ngày 11/09/2018, vì hãng sản xuất máy bay này muốn giảm thiểu thiệt hại tài chính từ việc mẫu máy bay mới nhất và bán chạy nhất này đang bị cấm bay trên toàn thế giới.
Bằng cách giảm 19% sản lượng – xuống còn 42 chiếc máy bay mỗi tháng vào giữa tháng 4/2019 – Boeing có thể cắt giảm số tiền để sản xuất dòng 737 và bảo toàn tài chính của họ. Trong khi việc sản xuất tại nhà máy phía Nam Seattle của Boeing đang chậm lại, hai nhà cung cấp chính, CFM International và Spirit AeroSystems Holdings Inc, cho biết họ vẫn sẽ tiếp tục giữ tốc độ cung cấp linh kiện hiện tại.
Vào ngày thứ Sáu (05/04), Giám đốc điều hành (CEO) của Boeing, Dennis Muilenburg, đã vạch ra kế hoạch khi công ty tăng cường nỗ lực khôi phục lại niềm tin của công chúng đối với mẫu máy bay 737 Max và hãng sản xuất máy bay này cũng cam kết về độ an toàn của mẫu máy bay trên sau khi hai vụ tai nạn chết người xảy ra liên tiếp trong vòng 5 tháng đều là sử dụng mẫu 737 Max. Boeing đang phải đối mặt với các cuộc điều tra hình sự và điều tra nguyên nhân gây ra các thảm họa máy bay từ Quốc hội Mỹ. Để dập tắt những mối lo ngại, hội đồng quản trị của công ty đã lập ra một ủy ban phụ trách việc xem xét lại những bản thiết kế và quy trình phát triển của mẫu máy bay 737 Max.
Bên trong nhà máy sản xuất máy bay của Boeing.
|
“An toàn là trách nhiệm của chúng tôi và chúng tôi có sự an toàn”, ông Muilenburg cho biết trong một thông báo vào ngày thứ Sáu (05/04). “Khi dòng máy bay Max quay trở lại bầu trời, chúng tôi cam kết với khách hàng cũng như hành khách sử dụng dịch vụ và các phi hành đoàn rằng dòng máy bay Max sẽ an toàn như bất cứ dòng máy bay nào từ trước đến giờ”.
Mặc dù đã giảm tốc độ sản xuất nhưng Boeing vẫn phải đối mặt với khoản lỗ 3.6 tỷ USD trong quý, George Ferguson, Chuyên gia phân tích tại Bloomberg Intelligence, cho biết. Khi tiếp tục cho sản xuất dòng máy bay kể trên, công ty Boeing đang sản xuất trước mà không nhận được tiền thanh toán từ những khách hàng không có khả năng nhận đơn hàng đã đặt vì sự ảnh hưởng của lệnh cấm bay.
Trước khi máy bay của hãng Lion Air và Ethiopian Airlines gặp tai nạn, Boeing đã lên kế hoạch tăng sản lượng của dòng máy bay 737, một con “ngựa chiến” đối với các hãng hàng không giá rẻ, lên khoảng 10% vào giữa năm 2019.
Công ty Boeing sẽ phối hợp với các khách hàng và nhà cung cấp để giảm thiểu ảnh hưởng tài chính từ việc giảm sản lượng và hiện tại, công ty này chưa có kế hoạch sa thải nhân viên khỏi dự án máy bay 737, ông Muilenburg nói.
“Đây là việc bảo đảm cho mặt tài chính”, Stephen Perry, Nhà đồng sáng lập Janes Capital Partners – một ngân hàng đầu tư tập trung vào các lĩnh vực máy bay và quốc phòng – cho biết. Việc giảm sản lượng ngắn hạn có thể giúp Spirit AeroSystems và CFM tìm ra cách giải quyết các vấn đề của việc cung cấp linh kiện, ông Perry nói. Tuy nhiên, “kéo dài càng lâu, càng có nhiều vấn đề”.
Cả CFM và Spirit AeroSystems đều bị ảnh hưởng bởi sự trì hoãn của năm 2018. Việc giảm sản lượng của Boeing sẽ cho hai nhà cung cấp này cơ hội để củng cố thêm những liên kết yếu trong chuỗi cung ứng của họ, ông Perry nói.
Kế hoạch cung ứng
Duy trì hiện trạng này sẽ “giúp đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng toàn cầu của CFM”, Jamie Jewell, Phát ngôn viên của CFM, cho biết trong một báo cáo. Spirit AeroSystems, công ty sản xuất thân máy bay cho dòng Max, nói rằng họ đã lên kế hoạch dự trữ những thân máy bay 737 đã sản xuất và những bộ phận khác trong các nhà máy của họ. “Phương pháp sản xuất mới này sẽ cho phép chúng tôi và cơ sở cung cấp thời gian chuẩn bị và hỗ trợ tốt hơn cho việc sản xuất mẫu máy bay 737”, CEO Tom Gentile nói.
Cổ phiếu của Boeing giảm 2.4% xuống còn 382.69 USD chỉ sau vài giờ giao dịch. Cổ phiếu của công ty này đã giảm 7.2% tính từ vụ tai nạn vào ngày 10/03/2019 của hãng Ethiopian, đồng thời là thành viên có hiệu suất kém thứ hai trong 30 thành viên của chỉ số Dow Jones. Cổ phiếu của Spirit Aero đã lùi 1.9% xuống 87.97 USD.
Hãng sản xuất máy bay này không loại trừ trường hợp sẽ tiếp tục cắt giảm thêm sản lượng nếu như việc cấm bay kéo dài. “Chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá kế hoạch sản xuất”, Phát ngôn viên của Boeing, Chaz Bickers nói.
Thông báo của Boeing được đưa ra chỉ một ngày sau khi các quan chức Ethiopia công bố bản báo cáo sơ bộ về vụ tai nạn của hãng Ethiopian Airlines, kết luận chiếc máy bay trên đã gặp trục trặc hệ thống tương tự như vụ tai nạn của chiếc máy bay 737 Max của hãng Lion Air, chiếc máy bay này đã đâm xuống vùng biển của Indonesia vào tháng 10/2018. Cả hai vụ tai nạn đã làm thiệt mạng tổng cộng 346 người.
Nếu các cơ quan quản lý dành thời gian để kiểm định khả năng dòng máy bay Max có thể được cất cánh trở lại hay không, thì hãng Boeing bị buộc phải cất giữ hàng trăm những chiếc máy bay mới xuất xưởng của dòng này trong những sân bay ở khắp miền Tây nước Mỹ đến khi chúng có thể tiếp tục phục vụ những chuyến bay thương mại trở lại. Tính đến ngày thứ Sáu (05/04), có 21 máy bay được cất giữ tại sân bay Paine Field ở phía bắc của Seattle và 8 chiếc được cất tại sân bay Boeing Fileld ở phía nam của Seattle, theo trang blog sản lượng 737 của Chris Edwards.
Việc nhanh chóng quay trở lại nhịp kinh doanh bình thường có vẻ khá khó đối với hãng Boeing và dòng máy bay Max. Các kỹ sư đang hoàn tất việc cập nhật phần mềm cho hệ thống chống tự ngắt động cơ có liên quan đến cả hai vụ tai nạn chết người của hãng Lion Air và hãng Ethiopian Airlines.
Vào ngày thứ Năm (04/04), Bộ trưởng Giao thông vận tải của Ethiopia, Dagmawit Moges, đã đề nghị công ty Boeing xem xét lại hệ thống điều khiển chuyến bay sau khi công bố bản báo cáo điều tra sơ bộ, cho thấy các phi công điều khiển chuyến bay đã tuân thủ đúng theo những hướng dẫn an toàn để kiểm soát hệ thống chống tự ngắt động cơ bị lỗi của máy bay.
Đánh giá nghiêm ngặt
Vào ngày thứ Sáu (05/04), ông Muilenburg cho biết ông đã yêu cầu ban giám đốc của công ty Boeing thành lập một ủy ban phụ trách việc đánh giá “các chính sách rộng mở của công ty và các quy trình thiết kế và phát triển dòng máy bay đã sản xuất”. Ủy ban này, được dẫn đầu bởi Đô đốc đã nghỉ hưu Edmund Giambastiani Jr., sẽ nghiên cứu về sự an toàn của dòng máy bay 737 Max và những chương trình khác và đề xuất những cải tiến.
Ngày 01/04, công ty Boeing cho biết việc nộp bản sửa lỗi phần mềm cho dòng máy bay 737 Max cho các cơ quan quản lý sẽ mất nhiều tuần. Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) cam kết sẽ đánh giá nghiêm ngặt, trong khi các nhà chức trách ở châu Âu, Canada và Trung Quốc đều lên kế hoạch tự phân tích đánh giá bản sửa lỗi trên.
Bản báo cáo vừa được công bố của quan chức Ethiopia đã hình thành một nguyên nhân chung dẫn đến hai vụ tai nạn máy bay thảm khốc kể trên, bản báo cáo này còn tạo ra thêm một viễn cảnh tồi tệ hơn đối với công ty Boeing – một vấn đề mới thuộc về kỹ thuật sẽ khiến sự việc trở nên rắc rối hơn nhiều đối với các kỹ sư của Boeing.
“Hiện tại, nghe có vẻ Boeing sẽ sửa lỗi về mặt kỹ thuật”, Douglas Harned, Nhà phân tích của Bernstein, cho biết trong một báo cáo cho khách hàng vào sáng thứ Sáu (05/04). “Tuy nhiên, hàng loạt cuộc điều tra đang tiến hành vẫn chưa xác định được sẽ kéo dài bao lâu. Nhưng hiện tại, chúng ta đang xem xét những kịch bản để giữ nguyên dòng tiền tự do trong những năm 2020-2021, mặc dù năm 2019 có nhiều khả năng sẽ có một sự thay đổi lớn đối với lượng hàng tồn kho”.
Fili