Chỉ số CPI của Mỹ tăng mạnh nhất trong 14 tháng

11/04/2019 11:32
11-04-2019 11:32:21+07:00

Chỉ số CPI của Mỹ tăng mạnh nhất trong 14 tháng

Chỉ số giá tiêu dùng Mỹ (CPI) tháng 3/2019 tăng mạnh nhất trong 14 tháng, nhưng xu hướng lạm phát cơ bản vẫn còn yếu ớt giữa lúc tăng trưởng nội địa và tăng trưởng toàn cầu chậm lại.

Báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ trong ngày thứ Tư (10/04) củng cố thêm cho quyết định tạm ngưng nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Sau khi nâng lãi suất 4 lần trong năm 2018, Fed phát tín hiệu không nâng lãi suất trong năm nay.

Biên bản họp tháng 3/2019 của Fed được công bố trong ngày thứ Tư (10/04) cho thấy hầu hết các nhà hoạch định chính sách xem áp lực lạm phát vẫn còn yếu ớt, nhưng kỳ vọng lạm phát sẽ tăng lên tới hoặc gần mức mục tiêu 2% của Fed. Thước đo lạm phát yêu thích của Fed – chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) đã loại trừ giá thực phẩm và năng lượng – hiện ở mức 1.8%.

“Nhìn chung, lạm phát vẫn nằm trong tầm kiểm soát”, Joel Naroff, Chuyên gia kinh tế trưởng tại Naroff Economic Advisors ở Holland, Pennsylvania, nhận định. “Fed có lẽ đã tạm nghỉ xả hơi và có khả năng giữ trạng thái như vậy thêm một vài tháng”.

Bộ Lao động Mỹ cho biết, chỉ số CPI tăng trưởng 0.4% nhờ đà tăng về giá thực phẩm, xăng và giá thuê nhà. Đây là mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2018 và nối tiếp đà tăng 0.2% trong tháng 2/2019.

Trong giai đoạn 12 tháng kết thúc vào tháng 3/2019, chỉ số CPI tăng trưởng 1.9%, mạnh hơn mức 1.5% của tháng 2/2019 – vốn là mức tăng yếu nhất kể từu tháng 9/2016. Trước đó, các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Reuters dự báo chỉ số CPI tăng trưởng 0.3% trong tháng 3/2019 và nếu xét trong giai đoạn 12 tháng thì chỉ số này tăng 1.8%.

Loại bỏ giá thực phẩm và năng lượng – vốn biến động rất mạnh, chỉ số CPI lõi của Mỹ chỉ nhích nhẹ 0.1%, bằng với mức tăng trưởng của tháng 2/2019. Chỉ số CPI lõi bị kìm hãm bởi đà giảm 1.9% của giá hàng may mặc, mức lao dốc mạnh nhất kể từ tháng 1/1949.

Tháng trước, Chính phủ Mỹ đưa ra cách thức và dữ liệu mới để tính toán giá hàng may mặc. Giá hàng may mặc – vốn đã tăng liền hai tháng – làm CPI lõi giảm bớt 0.07 điểm phần trăm trong tháng 3/2019. Nhiều chuyên gia kinh tế dự báo xu hướng này sẽ đảo ngược trong tháng 4/2019.

Kỳ vọng lạm phát thấp

Trong 12 tháng kết thúc vào tháng 3/2019, chỉ số CPI lõi tăng trưởng 2%, mức tăng trưởng thấp nhất kể từ tháng 2/2018. Trong tháng 2/2019, chỉ số này tăng trưởng 2.1% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng USD suy giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác, còn giá trái phiếu Chính phủ Mỹ lại tăng. Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ.

Lạm phát vẫn còn yếu ớt, trong đó tăng trưởng tiền lương ở mức khiêm tốn mặc dù thị trường lao động thắt chặt mạnh. Biên bản họp tháng 3/2019 của Fed cho thấy một số quan chức cho rằng áp lực giá yếu ớt có thể là kết quả của kỳ vọng lạm phát thấp và cũng như một chỉ báo cho thấy thị trường lao động có lẽ không thắt chặt như vẫn tưởng.

“Biên bản họp của Fed củng cố quan điểm của chúng tôi rằng lãi suất sẽ được giữ nguyên trong tương lai gần, mặc dù điều này có thể thay đổi nếu nền kinh tế hoạc lạm phát bất ngờ tăng hoặc giảm”, Sal Guatieri, Chuyên gia kinh tế cấp cao tại BMO Capital Markets ở Toronto, nhận định.

Đà tăng 3.5% của giá năng lượng trong tháng 3/2019 đóng góp tới 60% vào đà tăng của CPI. Giá xăng leo dốc 6.5%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 9/2017, sau khi tăng 1.5% trong tháng 2/2019.

Giá thực phẩm tăng 0.3% sau khi tiến 0.4% hồi tháng 2/2019. Lượng thực phẩm tiêu thụ tại nhà tăng trưởng 0.4%. Người tiêu dùng cũng phải trả nhiều tiền hơn để thuê nhà.

Chi phí y tế hồi phục 0.3% sau khi giảm 0.2% hồi tháng 2/2019, do đà tăng của chi phí thuốc theo toa và dịch vụ bệnh viện.

Vũ Hạo (Theo Reuters)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 2

Khu vực gồm 20 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,2% trong quý 2 so với quý trước đó, thấp hơn mức ước tính 0,3% được đưa ra hồi tháng Bảy.

Thống đốc Fed: 'Đã đến lúc hành động', sẵn sàng cho nhiều đợt hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller đã đưa ra tín hiệu cắt giảm lãi suất trong tháng này trong bối cảnh thị trường lao động hạ nhiệt rõ rệt.

Cựu Bộ trưởng Mỹ: Khả năng Fed giảm 50 điểm cơ bản đã tăng lên sau báo cáo việc làm

Trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ đang có dấu hiệu chững lại, cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers cho biết xác suất giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đã tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98