Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảnh báo Anh: “Đừng lãng phí khoảng thời gian này”

11/04/2019 10:07
11-04-2019 10:07:59+07:00

Chủ tịch Hội đồng châu Âu cảnh báo Anh: “Đừng lãng phí khoảng thời gian này”

Donald Tusk, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, đã có lời cảnh báo gửi tới nước Anh vào ngày thứ Năm (11/04) rằng đừng lãng phí khoảng thời gian mà Anh vừa được đồng ý gia hạn để có thể rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).

Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk phát biểu tại buổi họp báo của hội nghị thượng đỉnh EU diễn ra tại Brussels, Bỉ năm 2018.

“Đừng lãng phí khoảng thời gian này”, ông Tusk cho biết trong một buổi họp báo sau cuộc họp kéo dài 8 giờ với các lãnh đạo EU.

“Khoảng thời gian được gia hạn này đủ linh hoạt nhưng lại ngắn hơn một chút so với những gì tôi kỳ vọng, nhưng bao nhiêu đó thời gian vẫn đủ để Anh tìm ra được giải pháp tốt nhất có thể”, ông Tusk nói.

Các nhà lãnh đạo EU và Chính phủ Anh đã đồng ý khoảng “gia hạn linh hoạt” cho Brexit kéo dài đến ngày 31/10/2019. Trước đó, ông Tusk đã đề xuất gia hạn cho Anh thêm 12 tháng nữa để nhất trí và phê chuẩn cho bản thỏa thuận “ly hôn” của họ.

Từ giờ cho đến cuối tháng 10/2019, Anh vẫn có “khả năng thu hồi Điều 50 và hủy bỏ hoàn toàn quá trình Brexit”, ông Tusk cho biết. Ông giải thích rằng Anh có thể rời khỏi EU sớm hơn nếu các thành viên Quốc hội Anh đồng nhất ý kiến đối với bản thỏa thuận Brexit. Anh cũng có thể sửa đổi hiệp ước thương mại tương lai với EU theo ý muốn của họ.

Thủ tướng Anh Theresa May phát biểu tại buổi họp báo rằng “không có gì quan trọng hay cấp bách” hơn việc phải đưa ra được một bản thỏa thuận khiến các thành viên Quốc hội Anh đồng ý. Bà còn nói thêm rằng bà muốn đưa Anh ra khỏi khối liên minh “càng sớm càng tốt”.

Đây là lần thứ hai EU và Anh đồng ý gia hạn về Brexit. Nước Anh vốn dĩ nên rời khỏi khối EU từ ngày 29/03/2019, nhưng hạn chót đã được nới giãn ra sau khi các nhà làm luật Anh lần thứ ba từ chối bản thỏa thuận “ly hôn” của bà May.

Ông Macron không đồng tình với việc gia hạn thêm một khoảng thời gian dài

Nhiều nhà lãnh đạo EU muốn kéo dài thời hạn Brexit đến tận cuối năm 2019 hoặc thậm chí đến tháng 3/2020. Nhưng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại nói rằng ông phải gánh trách nhiệm ngăn chặn việc Brexit được gia hạn thêm quá dài như vậy.

“Đúng là phần lớn các nhà lãnh đạo EU đều ủng hộ việc gia hạn cho Brexit thêm một khoảng thời gian rất dài. Nhưng theo tôi, việc đó không hợp lý và trên hết, khoảng thời gian dài như vậy đều không hề tốt cho chúng tôi và cả nước Anh nữa”, ông Macron nói. “Tôi sẽ đảm nhiệm vị trí này, tôi nghĩ đây là vì lợi ích của cả tập thể”.

Thủ tướng Đức Angela Merkel nói rằng việc gia hạn thêm đến cuối tháng 10/2019 sẽ là cơ hội tốt nhất đối với nước Anh để quốc gia này có thể rời khỏi EU một cách trật tự. Chủ tịch Ủy ban châu Âu, Jean-Claude Juncker cũng nói rằng ông muốn được nhìn thấy kịch bản Brexit có thỏa thuận hoặc là không Brexit nữa.

Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte nói rằng ông hy vọng lần gia hạn thứ hai này sẽ là lần cuối cùng.

“Vào ngày 31/10/2019, nước Anh hoặc sẽ Brexit có thỏa thuận, hoặc quyết định không Brexit nữa hoặc là Brexit không thỏa thuận”, ông Rutte cho biết.

Trân Võ (Theo CNBC)

Fili







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

NHTW châu Âu tiếp tục hạ lãi suất

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) tiếp tục cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm trong ngày 12/09, đánh dấu lần cắt giảm thứ hai trong năm nay.

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách

Ngân sách chính phủ dự kiến hết hạn vào cuối tháng Chín và Quốc hội Mỹ sẽ cần một dự luật tạm thời được gọi là "nghị quyết tiếp tục" (CR) để giữ cho các hoạt động...

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ

Chi phí đi vay thấp hơn đã thúc đẩy chỉ số đơn xin mua nhà do Hiệp hội Ngân hàng thế chấp của Mỹ theo dõi tăng 1,8%, lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Trump và Harris đấu khẩu nảy lửa về chính sách thương mại với Trung Quốc

Donald Trump và Kamala Harris đã tranh cãi gay gắt về chính sách Trung Quốc trong cuộc tranh luận Tổng thống do ABC News tổ chức vào sáng ngày 11/09 (giờ Việt Nam).

Lạm phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98