Chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 30% từ đầu năm

17/04/2019 13:49
17-04-2019 13:49:06+07:00

Chứng khoán Trung Quốc tăng hơn 30% từ đầu năm

Chứng khoán Trung Quốc đã trên đà tăng mạnh trong năm nay, giữa lúc nhà đầu tư lạc quan về khả năng tiến tới thỏa thuận thương mại với Mỹ và hy vọng nền kinh tế Trung Quốc có thể đã chạm tới đáy và chuẩn bị hồi phục.

Tính tới lúc khép phiên ngày thứ Ba (16/04), chỉ số Shanghai Composite đã tăng bứt phá hơn 30% so với thời điểm đầu năm. Hơn thế nữa, chỉ số Shenzhen Component cũng tăng mạnh hơn 40% trong cùng kỳ. Chỉ số CSI 300 – theo dõi các công ty lớn nhất ở Trung Quốc đại lục – leo dốc hơn 35%.

Đặt lên bàn cân so sánh, chỉ số Dow Jones chỉ tăng hơn 13%, còn S&P 500 tiến 15%.

Năm 2018, các thị trường Trung Quốc ghi nhận thành quả tệ nhất trong 1 thập kỷ, trong đó Shanghai Composite khép lại năm 2018 với mức giảm gần 24.6%.

Trong ngày thứ Tư (17/04), Bắc Kinh công bố tăng trưởng kinh tế mạnh hơn dự báo trong quý 1/2019 – một động thái có thể nâng đỡ tâm lý của nhà đầu tư. Bắc Kinh cho biết nền kinh tế tăng trưởng 6.4% trong quý 1/2019 so với cùng kỳ năm trước, cao hơn dự báo tăng trưởng 6.3% từ các chuyên viên phân tích tham gia vào cuộc thăm dò của Reuters. Kinh tế Trung Quốc cũng tăng trưởng 6.4% trong quý 4/2018 và tăng trưởng 6.8% trong quý 1/2018.

Các dữ liệu khác cũng được công bố bao gồm số liệu sản xuất công nghiệp Trung Quốc. Cụ thể, hoạt động sản xuất công nghiệp tháng 3/2019 tăng trưởng 8.5%, cao hơn nhiều so với mức 5.9% từ cuộc thăm dò của Reuters.

Dữ liệu chính thức về doanh số bán lẻ của Trung Quốc cũng vượt dự báo. Doanh số bán lẻ tháng 3/2019 tăng trưởng 8.7% so với cùng kỳ năm trước, cũng vượt dự báo 8.4% từ cuộc thăm dò của Reuters.

Nhà đầu tư đang dõi theo tình hình sức khỏe của nền kinh tế Trung Quốc – đang là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới – giữa lúc Bắc Kinh đang xung đột thương mại với Washington. Các số liệu thống kê GDP chính thức được đông đảo người theo dõi, nhưng nhiều chuyên gia từ lâu đã tỏ ra hoài nghi về tính xác thực của các báo cáo từ Trung Quốc.

Một số dữ liệu gần đây – tổng hợp tư nhân và từ các nguồn tin chính thức – đều cho thấy nền kinh tế Trung Quốc đang cải thiện, một phần là nhờ các biện pháp kích thích của Bắc Kinh. Trong tháng 3/2019, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng mạnh hơn dự báo và hoạt động sản xuất công nghiệp cũng bất ngờ mở rộng (trên 50).

Trong khi đó, Bắc Kinh dường như sắp tiến tới một thỏa thuận thương mại với Washington, sau hàng loạt hàng rào thuế quan đáp trả qua lại giữa hai cường quốc kinh tế trong năm 2018.

Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất chưa từng có về chuyển giao công nghệ bắt buộc, một điểm khó giải quyết trong các cuộc đàm phán, Reuters đưa tin trước đó. Hôm Chủ nhật (14/04), Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin cho biết Mỹ sẵn lòng chấp nhận bị phạt nếu không tuân thủ theo thỏa thuận. Tuy nhiên, ông Mnuchin cũng cho biết cả hai bên vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi tiến tới một thỏa thuận.

Nhà đầu tư ngày càng hy vọng hai bên sẽ tiến tới một thỏa thuận để chấm dứt cuộc chiến thương mại dài dăng dẳng.

Nhìn về phía trước, một chuyên gia cho rằng các con số kinh tế và tâm lý doanh nghiệp cần phải được cải thiện trong vòng 6 tháng tới hoặc hơn.

“Chúng tôi bắt đầu nhận thấy nhà đầu tư cá nhân ở Trung Quốc cảm thấy lạc quan hơn một chút, nhưng họ tỏ ra bận rộn thoái vốn sau một năm 2018 đầy thảm khốc, vì vậy lượng vốn của nhà đầu tư vẫn chưa được đưa vào thị trường tại thời điểm này”, Tai Hui, Chiến lược gia thị trường khu vực châu Á-Thái Bình Dương tại J.P. Morgan Asset Management, cho biết trên chương trình “Street Signs” của CNBC trong ngày thứ Tư (17/04).

“Tôi nghĩ, dữ liệu – cả về nền kinh tế và lĩnh vực doanh nghiệp – là rất quan trọng để thuyết phục nhà đầu tư ở Trung Quốc trở lại thị trường. Và điều này có thể là chủ đề chính trong quý 2 và quý 3/2019 của thị trường cổ phiếu Trung Quốc”.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Cổ phiếu Meta bứt phá 172%, Mark Zuckerberg lần đầu tiên bán cổ phiếu trong 2 năm

Tỷ phú Mark Zuckerberg quyết định bán cổ phiếu Meta Platform (công ty mẹ của Facebook) khi cổ phiếu này vụt tăng nhanh chóng sau 1 năm 2022 đầy hỗn loạn.

Chứng khoán Mỹ lùi bước sau 5 tuần leo dốc

Chứng khoán Mỹ trượt dài trong ngày thứ Hai do nhà đầu tư hoài nghi liệu thị trường có quá phấn khích sau 5 tuần tăng điểm liên tiếp.

Chứng khoán Mỹ: Năm 2023 khả quan, năm 2024 sẽ còn tốt hơn?

Từ đầu năm đến nay, S&P 500 tăng 20%, còn Nasdaq 100 bứt phá ấn tượng 46%. Các cổ phiếu như Microsoft, Amazon, Meta Platforms và Nvidia nhảy vọt 56%, 75%, 179% và...

Bitcoin chạm mốc 40,000 USD

Bitcoin cán mốc 40,000 USD lần đầu tiên kể từ tháng 5/2022 khi đồng tiền ảo lớn nhất thế giới nối dài đà tăng nhờ kỳ vọng Fed giảm lãi suất và nhu cầu lớn hơn từ...

S&P 500 xác lập đỉnh mới trong năm 2023

S&P 500 tăng vọt và đóng cửa tại mức cao nhất của năm 2023 trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, kéo dài đà phục hồi của tháng 11 sang tháng mới.

Huyền thoại đầu tư Jim Rogers: “Thời kỳ tươi đẹp của kinh tế toàn cầu gần đến hồi kết”

Nền kinh tế toàn cầu chuẩn bị bước vào giai đoạn khó khăn mặc cho Phố Wall vẫn còn hồ hởi bởi kỳ vọng Fed không nâng lãi suất, huyền thoại đầu tư Jim Rogers chia sẻ...

Dow Jones nhảy vọt 500 điểm lên mức cao nhất năm 2023

Dow Jones khởi sắc trong phiên giao dịch ngày thứ Năm và xác lập mức cao nhất trong năm nay cũng như khép lại tháng bứt phá mạnh nhất kể từ tháng 10/2022.

Tăng hơn 300 điểm, Dow Jones lập đỉnh mới trong năm 2023

Chỉ số Dow Jones lập đỉnh mới trong năm 2023 khi chỉ số lạm phát của Fed tiếp tục hạ nhiệt và Salesforce công bố kết quả kinh doanh tích cực. Nếu đà này tiếp tục...

Chứng khoán ở các thị trường mới nổi sẽ trở lại mạnh mẽ trong năm 2024?

Cổ phiếu của các thị trường mới nổi có thể tăng giá vào năm 2024 nếu Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quay đầu hạ lãi suất.

Nguyên nhân nhà đầu tư rót tiền "ồ ạt" vào trái phiếu doanh nghiệp Mỹ

Nhà đầu tư đang đổ tiền vào các quỹ trái phiếu doanh nghiệp Mỹ với tốc độ nhanh nhất trong hơn ba năm, báo hiệu nhu cầu tăng với các tài sản rủi ro khi thị trường...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98