Chuyển nhượng vốn Nhà nước và IPO theo phương thức dựng sổ có hiệu lực từ 03/06

22/04/2019 15:32
22-04-2019 15:32:36+07:00

Chuyển nhượng vốn Nhà nước và IPO theo phương thức dựng sổ có hiệu lực từ 03/06

Ngày 11/4/2019, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 21/2019/TT-BTC hướng dẫn việc bán cổ phần lần đầu và chuyển nhượng vốn Nhà nước theo phương thức dựng sổ. Thông tư có hiệu lực kể từ ngày 03/06/2019.

Dựng sổ là gì?

Bán cổ phần theo phương thức dựng sổ là hình thức bán cổ phần của doanh nghiệp công khai cho các đối tượng có sự cạnh tranh về giá trên cơ sở tham khảo nhu cầu của thị trường.

Tổ chức bảo lãnh phát hành theo phương thức dựng sổ là một hoặc một nhóm các công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán (sau đây gọi là Tổ chức bảo lãnh phát hành).

Tổ chức quản lý sổ lệnh là Sở Giao dịch chứng khoán thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ để quản lý sổ lệnh khi thực hiện bán cổ phần theo phương thức dựng sổ.

Đại lý dựng sổ là các công ty chứng khoán tham gia vào việc tổ chức bán cổ phần theo phương thức dựng sổ.

Phương án bán cổ phần lần đầu (IPO) theo phương thức dựng sổ

Phương án bán cổ phần lần đầu theo phương thức dựng sổ là một phần trong phương án cổ phần hóa. Trong đó, khoảng giá dựng sổ được xây dựng nhằm phản ánh nhu cầu thị trường về cổ phần được chào bán là cơ sở để xác định giá mở sổ, khoảng giá dựng sổ tối đa không quá 20% tính từ giá khởi điểm.

Điều kiện dựng sổ trong trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư công chúng: Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu (tỷ lệ %) bằng khối lượng cổ phần đặt mua của nhà đầu tư công chúng trên tổng khối lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư công chúng; số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu là số lượng nhà đầu tư công chúng tham gia đặt lệnh mua.

Trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư chiến lược: Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu (tỷ lệ %) bằng khối lượng cổ phần đặt mua của nhà đầu tư chiến lược trên tổng khối lượng cổ phần chào bán cho nhà đầu tư chiến lược; số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu là số lượng nhà đầu tư chiến lược tham gia đặt lệnh mua; số lượng nhà đầu tư chiến lược tối thiểu đặt lệnh mua trong trường hợp này không được ít hơn 2 nhà đầu tư.

Tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu và số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu phải được xác định rõ trong phương án bán cổ phần.

Về sổ lệnh, tổ chức quản lý sổ lệnh phải mở sổ lệnh cho từng đối tượng là nhà đầu tư công chúng và nhà đầu tư chiến lược. Thời gian mở sổ lệnh: 5 phiên giao dịch liên tiếp, thời gian mỗi phiên từ 9h30 - 11h30 hàng ngày.

Nhà đầu tư có thể thay đổi lệnh đặt mua về giá, khối lượng cổ phần đặt mua theo quy định. Trong đó, trước khi đặt lệnh, nhà đầu tư phải hủy lệnh đặt mua cũ. Nhà đầu tư chỉ được đặt lệnh mua mới sau khi có xác nhận hủy lệnh đặt mua cũ. Thời gian đặt lệnh tính theo thời gian lệnh đặt mua mới.

Việc xác định kết quả dựng sổ chỉ được thực hiện khi tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần và số lượng nhà đầu tư đặt mua thực tế lớn hơn hoặc bằng tỷ lệ khối lượng đặt mua cổ phần tối thiểu và số lượng nhà đầu tư đặt mua cổ phần tối thiểu theo phương án bán cổ phần.

Xác định giá phân phối trong trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư công chúng thực hiện như sau:

a) Giá phân phối là mức giá cao nhất mà tại mức giá đó phân phối được tối đa số lượng cổ phần dự kiến chào bán cho nhà đầu tư công chúng;

b) Giá phân phối này được sử dụng để phân phối cổ phần cho nhà đầu tư công chúng và nhà đầu tư chiến lược.

Xác định giá phân phối trong trường hợp áp dụng nguyên tắc ưu tiên xác định giá phân phối theo nhà đầu tư chiến lược thực hiện như sau:

a) Giá phân phối là mức giá cao nhất mà tại mức giá đó phân phối được tối đa số lượng cổ phần dự kiến chào bán cho nhà đầu tư chiến lược;

b) Giá phân phối này được sử dụng để phân phối cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược và nhà đầu tư công chúng.

Việc phân phối cổ phần cho nhà đầu tư công chúng và nhà đầu tư chiến lược được thực hiện như sau:

a) Nhà đầu tư được mua cổ phần là nhà đầu tư đặt giá lớn hơn hoặc bằng giá phân phối. Khối lượng cổ phần được phân phối theo nguyên tắc ưu tiên theo thứ tự như sau: Thứ nhất ưu tiên về giá; thứ hai ưu tiên về thời gian đặt lệnh (theo ngày tổ chức phiên giao dịch); và thứ ba ưu tiên phân phối theo tỷ lệ khối lượng đặt mua trong trường hợp nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua tại cùng mức giá, cùng thời gian;

b) Trường hợp có nhiều nhà đầu tư đặt lệnh, mua tại cùng mức giá với cùng thời gian đặt lệnh theo thứ tự ưu tiên thứ ba, số cổ phần phân phối cho từng nhà đầu tư được xác định như sau:

Phương Châu

FILI





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Bộ Tài chính sắp sửa nhiều quy định liên quan trái phiếu doanh nghiệp

Bộ Tài chính cho biết nhiều quy định về trái phiếu doanh nghiệp trong Nghị định 08 sẽ hết hiệu lực vào cuối tháng 12/2023 vì thế Bộ đã tổ chức cuộc họp lấy ý kiến...

VSDC tiếp tục chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai CCP

Năm 2024, VSDC sẽ tập trung vào một số công tác trọng tâm trong đó có triển khai sản phẩm, dịch vụ mới như mô hình đối tác bù trừ thanh toán trung tâm (CCP), nghiệp...

Nghiên cứu sử dụng tài khoản VNeID trong việc mở và sử dụng tài khoản chứng khoán

Sáng ngày 24/11/2023,  tại trụ sở Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã diễn ra Lễ ký kết kế hoạch phối hợp triển khai Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân...

Lùi thời hạn chuyển cổ phiếu từ HNX, UPCoM về HOSE

Ngày 15/11/2023, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Thông tư số 69/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 57/2021 quy định lộ trình sắp xếp lại thị...

Ủy ban Chứng khoán Việt Nam và Ủy ban Chứng khoán Hoa Kỳ thúc đẩy hợp tác song phương

Chiều ngày 17/11/2023 (theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị cấp cao APEC 2023 tại San Francisco; Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) Vũ Thị Chân Phương...

Thị trường chứng khoán Việt Nam khó vượt cận biên: Luật và lệ…

Cận biên là cách xếp hạng thị trường “chót bảng” của thế giới, theo FTSE và MSCI. Lâu nay, mỗi lần việc nâng hạng được xới lên thì quy định “giới hạn sở hữu và chốt...

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nói về quyết tâm nâng hạng thị trường với các nhà đầu tư Mỹ

Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhấn mạnh: ''Với sự quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong triển khai giải pháp tháo gỡ các vấn đề về công tác nâng hạng thị trường...

Nâng hạng thị trường và câu chuyện minh bạch thông tin

Cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam cần hạn chế tình trạng doanh nghiệp nâng vốn ảo, doanh nghiệp kém chất lượng lên sàn, đồng thời cải thiện tính tuân...

UBCKNN dự kiến triển khai hợp đồng tương lai dựa trên chỉ số VN100 trong quý 1/2024

Tại Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2023 với chủ đề "Theo dấu dòng tiền" tổ chức ngày 09/11/2023, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường, Ủy ban Chứng khoán...

Tổng Giám đốc VPBankS: Thị trường chứng khoán Việt Nam có thể chính thức được nâng hạng vào tháng 09/2025

Theo chuyên gia, Việt Nam đang đẩy nhanh quá trình hoàn thiện hệ thống chính sách và hệ thống KRX nhằm đạt mục tiêu được nâng hạng trong năm 2025 theo các tiêu chí...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98