Con đường đến đỉnh vinh quang của một công ty từng cận kề phá sản

03/04/2019 14:09
03-04-2019 14:09:00+07:00

Con đường đến đỉnh vinh quang của một công ty từng cận kề phá sản

Hai mươi lăm năm trước, Bejing Electronic đã đứng sát mép vực phá sản, một ông lớn được hậu thuẫn bởi Chính phủ đã phải “chịu thua” trước những công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nhiều năm sau đó, nhận được hàng tỷ Nhân dân tệ từ quỹ quốc gia, công ty đổi tên thành BOE Technology Group Co. và hợp tác với Apple Inc., từ đó bước trên con đường trở thành nhà cung cấp lớn nhất của loại màn hình hiển thị thế hệ tiếp theo.

Trụ sở của BOE Technology Group Co. ở Bắc Kinh. Nguồn: Bloomberg.

Đó là một cú lội ngược dòng dưới sự lãnh đạo tài tình của Wang Dongsheng, một nhân viên kế toán ít tên tuổi đã tiếp quản một nhà máy sản xuất ống hút chân không sắp phá sản – sau đó đã phải xin tiền cứu trợ từ những nhân viên cấp dưới của mình, có một dạo công ty ấy phải lao vào sản xuất nước súc miệng để kiếm thu nhập. Nhưng cuối cùng, ông Wang đã xin được vốn từ Bắc Kinh để xây dựng nhà máy sản xuất màn hình phẳng lớn nhất Trung Quốc và giúp công ty BOE Technology Group bước lên đỉnh cao của việc sản xuất màn hình: Đứng đầu công nghệ làm màn hình có thể uốn cong để làm cơ sở cho thế hệ điện thoại thông minh có thể uốn được từ những chiếc Samsung Fold cho đến – có lẽ là – một dòng iPhone mới trong tương lai.

Ngày nay, BOE Technology Group là một biểu tượng của những tham vọng nổi bật trong giới công nghệ Trung Quốc. Công ty này vốn đã từng hai lần suýt phá sản giờ đây đã trở nên vững mạnh và điều đó được thể hiện qua một nhà máy trị giá 7 tỷ USD ở ngoại ô Thành Đô, một thành phố nằm ở phía Tây Trung Quốc được biết đến với những loại gia vị và gấu trúc. Với diện tích đủ to để chứa 16 sân bóng, đây là nhà máy sản xuất ra những màn hình phát sáng hữu cơ (OLED) đắt tiền mà Apple và Huawei Technologies Co. đang muốn gắn vào những thiết bị tiên tiến nhất của họ.

Mẫu màn hình OLED do BOE Technology Group sản xuất. Nguồn: Bloomberg.

Vào cuối năm 2019, BOE Technology Group sẽ trở thành nhà cung cấp màn hình lớn thứ hai trên thế giới – chỉ đứng sau Samsung Electronics Co. – với công suất hàng tháng là khoảng 64,000 màn hình, Zhang Yu, Phó Chủ tịch cấp cao và là người giám sát hoạt động tiếp thị của BOE Technology Group, cho biết. Số lượng màn hình đó đủ để sản xuất 6 triệu chiếc điện thoại có thể gập được trong một tháng, đồng thời còn hướng đến khách hàng với loạt sản phẩm như các thiết bị đeo bên người, bảng điều khiển trong ô tô, các thiết bị và tivi. Việc hợp tác sản xuất iPhone, theo một số nhà phân tích dự đoán, sẽ giúp công ty này bước thêm một bậc để tiến vào thị trường màn hình điện thoại thông minh trị giá 39 tỷ USD.

“Loại màn hình có thể gập được là nguồn động lực mang tính cách mạng để tiếp năng lượng cho sự thay đổi lớn sắp tới”, ông Zhang cho biết. “Chúng tôi đã lên một kế hoạch toàn diện cho lĩnh vực màn hình OLED. Màn hình của các thiết thị di động chỉ là một phần trong kế hoạch đó”.

Bên trong nhà máy ở Thành Đô, những cánh tay robot lật những tấm kính to lớn như tấm bảng sau của môn bóng rổ như thể chúng nhẹ như những tờ giấy. Một màng mỏng 0.03 mm được định hình trên các đế thủy tinh được niêm phong trong những ống chân không không bụi trong suốt, trước khi những lớp điện tử được thêm vào. Những ti la-de công suất lớn sau đó sẽ lột tấm màng ban đầu ra để lộ sản phẩm cuối cùng. Quá trình đó đạt sự chính xác cao và không có bàn tay con người nào đến gần trong suốt quá trình kéo dài vài giây.

Thúc đẩy sự đi lên của BOE Technology Group là sự hào phóng của Chính phủ. Công ty này đã ký hợp đồng với các quan chức trên khắp cả đất nước Trung Quốc, bao gồm cả các cơ quan được Chính phủ hỗ trợ cũng đã đồng ý giúp họ góp ít nhất là 20.5 tỷ Nhân dân tệ để xây dựng một nhà máy khác ở miền Nam Trung Quốc – Phúc Châu. Những nguồn giúp đỡ khác đến từ việc cung cấp đất, năng lượng và những chính sách ưu đãi.

Đây có thể là loại viện trợ khiến chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump e dè, nhưng tất cả không chỉ có những khoản viện trợ. Để thúc đẩy sự bành trướng của mình, khoản nợ của BOE Technology Group đã tăng chóng mặt gấp 4 lần lên mức kỷ lục 118 tỷ USD kể từ khi công ty này bắt đầu phát triển loại màn hình OLED vào năm 2014.

Là một doanh nghiệp niêm yết có liên kết với Apple và Samsung, BOE Technology Group đã tránh được sự giám sát đang làm phiền Huawei. Nhưng vào tháng 11/2018, hãng tin Korea Economic Daily cho biết BOE Technology Group là một trong những công ty Trung Quốc đã chiếm đoạt công nghệ làm màn hình gập của Samsung một cách bất hợp pháp, dựa theo nguồn tin thân cận.

Thông tin đó được công bố theo sau vụ mua lại công ty Hydis gây tranh cãi vào năm 2003, một công ty chuyên về màn hình của Hàn Quốc đã tạo nền tảng cho hoạt động kinh doanh màn hình tinh thể lỏng (LCD) đầu tiên của BOE Technology Group. Bản hợp đồng mua lại đó đã va phải những cáo buộc đến từ các công đoàn vào thời điển đó vì BOE Technology Group đã tước đoạt công nghệ chính của Hydis trước khi để cho công ty này phá sản. BOE Technology Group đã đổ lỗi sự sụp đổ của Hydis là do những công đoàn lao động và từ chối bình luận về vụ việc ăn cắp công nghệ từ Samsung.

Mặc dù là người có công xây dựng lại BOE Technology Group, ông Wang vẫn không công khai nhiều thông tin trước truyền thông. Ông ấy từ chối phỏng vấn cho câu chuyện này.

“Tôn trọng công nghệ và kiên trì đổi mới là một trong những giá trị cốt lõi của BOE Technology Group”, ông Wang nói trong hội nghị với các đối tác của công ty vào tháng 11/2018, trong một bài phát biểu đã được công ty này xác nhận.

Sau khi xây dựng quy mô sản xuất màn hình LCD, hiện tại BOE Technology Group tập trung chuyên môn hóa vào màn hình OLED bởi vì loại màn hình này nhiều màu sắc hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn và mỏng hơn. Màn hình OLED có thể uốn cong, vặn hoặc cuộn lại thành bất cứ hình dạng nào chỉ cần không làm hỏng màn hình nổi và loại màn hình này đã được Apple áp dụng cho những dòng iPhone hàng đầu của hãng, trong khi Huawei sử dụng chúng trong chiếc điện thoại có thể gập được trị giá 2,600 USD.

Màn hình OLED có giá đắt gấp 5 lần so với màn hình LCD, làm tăng giá sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng và gây khó khăn khi vận chuyển. Nhưng công ty Trung Quốc này đang đánh cược rằng dòng điện thoại linh động sẽ được ưu chuộng, thúc đẩy sản lượng và làm giảm chi phí.

Sẵn sàng cất cánh

Ước tính sản lượng màn hình hiển thị trong những năm tới. Nguồn Bloomberg.

Nhà máy ở Thành Đô, đã được đưa vào sản xuất hàng loạt từ năm 2017, là nhà máy chuyên sản xuất màn hình OLED đầu tiên của BOE Technology Group và hiện tại đang sản xuất ra khoảng 32,000 màn hình một tháng, tương đương gần 70% sản lượng của công ty. BOE Technology Group đang cho xây dựng một nhà máy khác gần thành phố Miên Dương (tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc) có thể tạo ra công suất tương đương với nhà máy Thành Đô.

Nhưng những nhà máy trên chỉ mới đáp ứng được một nửa tham vọng về màn hình OLED của BOE Technology Group, công ty này đang dự tính xây dựng thêm những nhà máy khác ở những vùng lân cận Trùng Khánh và Phúc Châu, với dự định sẽ đưa những nhà máy này vào sản xuất hàng loạt sớm nhất là vào năm 2020. Những dự án này có chi phí lên đến 14 tỷ USD. BOE Technology Group cũng bắt đầu cho thử nghiệm sản xuất những màn hình OLED với kích thước lớn hơn (gần 10 mét vuông) ở thành phố Hợp Phì (tỉnh An Huy, Trung Quốc), để dành cho những thiết bị lớn hơn, ví dụ như Tivi. Dự án này có thể sẽ khiến BOE Technology Group trở thành đối thủ của LG Display Co.

Sự bành trướng này của BOE Technology Group cũng đã giúp Trung Quốc bước lên hàng ngũ những nhà sản xuất màn hình hàng đầu thế giới. Các nhà cung cấp màn hình Trung Quốc, dẫn đầu bởi công ty BOE Technology Group và công ty Tianma Microelectronics Co. có trụ sở ở Thâm Quyến, đã đóng góp khoảng 1/4 trong thị trường màn hình OLED linh động toàn cầu nhưng cũng chuẩn bị bắt kịp với các đối thủ Hàn Quốc sau năm 2020, theo thông tin từ TrendForce.

Nhưng công ty BOE Technology Group cũng nâng cao khả năng có quá nhiều sản lượng sắp đổ vào thị trường, làm tăng những rủi ro đối với công ty có doanh thu 96 tỷ Nhân dân tệ và có giá trị vốn hóa khoảng 20 tỷ USD.

“Thị trường màn hình OLED vừa và nhỏ, dẫn đầu là Samsung Display, vốn đã đối mặt với tình trạng công suất dư thừa”, Jerry Kang, Chuyên gia phân tích cấp cao tại HIS Markit, viết trong một email. “Nhu cầu từ thị trường vẫn chưa lên đến mức đó bởi vì giá cao”.

Năm 2018, công ty BOE Technology Group đã vượt mặt LG Display để trở thành nhà sản xuất màn hình LCD lớn nhất. Hiện tại công ty này lại đang có dự định làm điều tương tự với loại màn hình OLED, một lĩnh vực mà công ty Samsung đang là nhà cung cấp màn hình OLED duy nhất cho Apple. 

“Nhiều người có thể bắt đầu nhận ra rằng BOE Technology Group hiện tại đã có khả năng làm ảnh hưởng đến hướng đi của cả nền công nghiệp màn hình hiển thị”, Giám đốc nghiên cứu của TrendForce, Boyce Fan, cho biết. “Trong khi các nhà cung cấp Trung Quốc đang thách thức những đối thủ Hàn Quốc trong lĩnh vực màn hình OLED, các thương hiệu điện thoại của Trung Quốc sẽ vui mừng hơn ai hết khi có thể lựa chọn loại màn hình được sản xuất tại chính quốc gia mình”.

Ông Wang Dongsheng trong một sự kiện năm 2017. Nguồn: Bloomberg.

Vào thời hoàng kim những năm 1950 và 1960, Bejing Electron là nhà sản xuất linh kiện điện tử lớn nhất Trung Quốc, sản xuất ra những ống hút chân không sử dụng công nghệ thời Liên Xô. Công ty này rơi vào giai đoạn khó khăn sau khi ông Đặng Tiểu Bình thực hiện chính sách mở cửa vào năm 1979 đã khai thông cánh cửa cho những công nghệ tiên tiến của nước ngoài, bắt buộc công ty này phải sa thải 10,000 nhân viên ở nhà máy chính đặt ở vùng Đông Bắc của Thủ đô. Ông Zhang vẫn còn nhớ như in cách mà khoảng 90% sinh viên mới tốt nghiệp được tuyển dụng vào những năm 1988 đã rời khỏi công ty vì mức lương khủng ở nơi khác. Những kỹ sư được giữ lại sau giai đoạn khó khăn của năm 1979 được trả mức lương còn thấp hơn so với những lao công ở khách sạn gần đó và khi những nhân viên trẻ tuổi rời đi, những người già và người không có kỹ năng bị bỏ lại.

Ông Wang, Trưởng phòng kế toán của công ty khi đó, vốn dĩ đã có thể tìm được một công việc được trả lương tốt hơn ở một công ty khác, nhưng người đàn ông 61 tuổi này lại được bổ nhiệm làm Giám đốc của công ty và quyết định thử sức lần cuối cùng. Ông đã bắt đầu công cuộc cải cách công ty vào năm 1992, yêu cầu ban quản lý và những nhân viên còn lại gom vốn để ngăn công ty không bị phá sản. Với khao khát duy trì hoạt động của công ty, ông Zhang cho biết tất cả 2,600 nhân viên của công ty đã gom góp được số tiền 6.5 triệu Nhân dân tệ (khoảng 1 triệu USD), trong đó có một số người đã cho công ty mượn số tiền lương trong 5 năm của họ.

Tuy nhiên số tiền đó chỉ vừa đủ để trả tiền lãi cho những khoản vay của công ty và BOE Technology Group khi đó vẫn chưa thể tìm ra lĩnh vực kinh doanh cốt lõi để tạo ra lợi nhuận vì khi đó nhu cầu về loại ống chân không đã không còn nữa. “Chúng tôi đã thử nhiều loại hình kinh doanh hơn chúng tôi có thể nhớ”, ông Zhang, người đã gia nhập công ty với vị trí là kỹ sư hóa học. BOE Technology Group đã thử sản xuất nước súc miệng và thậm chí đã mở ra một cơ quan tư vấn việc làm để kiếm tiền. Nhưng không có cái nào thành công cả.

Vào tháng 4/1993, nhà máy của công ty được đặt tên lại thành Bejing Oriental và ông Wang hướng nó đến việc sản xuất tivi màu, khởi đầu bằng việc sản xuất Tivi CRT trước khi nhảy sang các sản phẩm màn hình phẳng vào đầu những năm 2000.

“Có rất nhiều yếu tố đã thúc đẩy sự phát triển đầy ấn tượng của BOE Technology Group. Tôi nghĩ chính sách hỗ trợ của Chính phủ và nỗ lực của chính công ty này để đánh bại sự cạnh tranh khốc liệt là hai nguyên nhân chính”, ông Fan của TrendForce cho biết.

Vào thời điểm những năm 2000, công ty BOE Technology Group lại đối mặt với một quyết định sống còn khác: Phải đặt cược vào loại màn hình nào. Sau một cuộc tranh luận nội bộ, BOE Technology Group đã lựa chọn màn hình OLED linh hoạt, loại màn hình được ghi nhận là sẽ tạo nên sự khác biệt.

Màn hình OLED có thể gập được được BOE Technology Group sản xuất. Nguồn: Bloomberg.

“Đó là một quyết định rất khó khăn và mọi người đều đang phải chịu áp lực rất lớn”, ông Zhang nói. Và đó là quyết định mạo hiểm: Nếu BOE Technology Group không thể thương mại hóa màn hình OLED trong vòng 3 năm, công ty này có thể sẽ phá sản vì không chịu nổi những khoản nợ.

Công ty BOE Technology Group bắt đầu với một dòng sản phẩm OLED thử nghiệm nhỏ vào năm 2011 trước khi nguyên mẫu của nó được ra mắt vào năm 2013. Sau nhiều năm dày công nghiên cứu và tuyển dụng những tài năng hàng đầu từ các trường đại học ưu tú trong nước, làm việc hàng giờ liền trong các phòng thí nghiệm ở Bắc Kinh để thực hiện hàng trăm thí nghiệm nhằm cho ra đời những bước đột phá.

Mọi thứ đã không còn quá bấp bênh nữa. Trụ sở chính của BOE Technology Group hiện nay đã chiếm một vùng rộng lớn trong một khu công nghiệp ở Bắc Kinh, là hàng xóm với những ông lớn khác từ Mercedes cho đến General Electric, nơi mà công ty này trưng một màn hình hoàn toàn trong suốt và một màn hình 65 inch được sản xuất bằng công nghệ in phun.

“Có thể trong mắt những đối thủ nước ngoài thì đây là một điều kỳ diệu. Nhưng đối với chúng tôi, đó là thành quả của hơn mười năm chuẩn bị”, ông Zhang nói.

Trân Võ (Theo Bloomberg)

Fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Biến đổi khí hậu sẽ khiến thế giới tổn thất 38.000 tỷ USD mỗi năm vào năm 2050

Nghiên cứu của PIK ước tính đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ lấy đi 17% GDP của thế giới, hầu hết các nền kinh tế đều chịu tổn hại do biến đổi khí hậu và tất cả...

Hội nghị mùa Xuân 2024: Nỗ lực giữ vững sự phục hồi và phát triển ổn định

Trọng tâm của Hội nghị mùa Xuân năm nay là tập trung thảo luận các vấn đề đang được toàn cầu quan tâm, bao gồm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới, hợp tác quốc...

Thị trường bất động sản của Mỹ gặp khó khăn do lãi suất và giá nhà cao

Doanh số bán nhà đã qua sở hữu, chiếm phần lớn doanh số bán nhà của Mỹ, đã giảm 4,3% trong tháng 3/2024, xuống mức 4,19 triệu căn.

Phố Wall lo Fed không giảm lãi suất trong năm 2024

Phố Wall đang nghĩ đến kịch bản Fed không giảm lãi suất trong năm 2024.

Cục Dự trữ Liên bang: Kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng nhẹ ở mức đồng đều

Theo mô hình GDPNow của Fed chi nhánh tại Atlanta, kinh tế Mỹ được dự báo sẽ tiếp tục đạt tốc độ tăng trưởng hằng năm ở mức 2,9% trong quý 1 năm 2024, sau khi tăng...

IMF: Thâm hụt tài khóa của Mỹ có thể gây rủi ro cho kinh tế toàn cầu

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), gánh nặng nợ của chính phủ Mỹ tạo ra nguy cơ ngắn hạn cho quá trình giảm lạm phát cũng như sự ổn định về tài chính về dài hạn cho...

IMF: Đà tăng của giá dầu có thể làm chệch hướng kinh tế thế giới

IMF kỳ vọng kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng 3,2% trong năm nay và năm tới, tuy nhiên tình trạng gián đoạn trên thị trường dầu mỏ có thể là một trong những nhân tố...

Cục Dự trữ liên bang Mỹ phát tín hiệu trì hoãn cắt giảm lãi suất

Theo Chủ tịch Fed, những dữ liệu gần đây không tạo cho Fed sự tin tưởng đủ lớn để cắt giảm lãi suất, mà trái lại nó cho thấy phải mất nhiều thời gian để đạt được...

Chủ tịch ECB: NHTW sẽ sớm hạ lãi suất

Trong ngày 16/04, Chủ tịch Christine Lagarde nhận định Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) có thể cắt giảm lãi suất trong thời gian tới, nếu không có thêm bất kỳ cú...

Trung Quốc có thể cần chi 2.100 tỉ đô la để hồi sinh thị trường nhà ở

Thị trường nhà ở Trung Quốc có thể suy yếu hơn nữa khi những nỗ lực vực dậy lĩnh vực này chưa đủ mạnh để ngăn chặn cơn suy thoái kéo dài 3 năm qua. Theo ngân hàng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98