Cưỡng chế thu hồi phí bảo trì chung cư

25/04/2019 06:43
25-04-2019 06:43:11+07:00

Cưỡng chế thu hồi phí bảo trì chung cư

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết: "Nhiều chủ đầu tư thậm chí chấp nhận nộp phạt để trì hoãn, kéo dài thời gian bàn giao nhằm chiếm dụng khoản kinh phí bảo trì chung cư"

Ngày 24-4, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên giải trình việc thực hiện pháp luật về quản lý kinh phí bảo trì nhà chung cư hiện nay; những vướng mắc, bất cập và giải pháp tháo gỡ.

Hà Nội, TP HCM có 458 vụ tranh chấp

Báo cáo tại phiên giải trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Hồng Hà cho biết tổng hợp số liệu của 40 địa phương có báo cáo đến thời điểm 31-3 cho thấy 11 địa phương có tranh chấp, khiếu nại. Đáng chú ý, các vụ khiếu nại, tranh chấp chủ yếu xảy ra tại TP Hà Nội và TP HCM với 458 vụ tranh chấp, khiếu nại.

Chung cư The Rubyland (quận Tân Phú, TP HCM) từng xảy ra tranh chấp kéo dài liên quan đến quản lý vận hành chung cư giữa chủ đầu tư và cư dân Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Trong đó, vấn đề tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung chiếm đa số. Cụ thể: Chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao hoặc chỉ bàn giao một phần kinh phí bảo trì cho ban quản trị; các bên không thống nhất được số liệu quyết toán để xác định kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải bàn giao cho ban quản trị; số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư không nộp kinh phí bảo trì đối với phần diện tích thuộc sở hữu riêng của chủ đầu tư; số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư chiếm dụng kinh phí bảo trì để sử dụng vào mục đích khác; số lượng nhà chung cư mà chủ đầu tư không công khai, minh bạch trong quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì.

Sẽ giảm số năm thu phí bảo trì

Đại biểu Bùi Văn Xuyền (Thái Bình) cho biết những tranh chấp liên quan đến việc chủ đầu tư không bàn giao, chậm bàn giao số kinh phí bảo trì cho ban quản trị chiếm đến 79%. Luật Nhà ở quy định chủ đầu tư có trách nhiệm bảo hành công trình trong 5 năm đầu, trong khi đó lại thu phí bảo trì của người dân một lần trong 20 năm. "Nghĩa là thời gian bảo hành lên đến 25 năm, như vậy có hợp lý?" - ông Xuyền chất vấn.

Cũng theo ông Xuyền, việc giao cho chủ đầu tư thu phí bảo trì rồi nộp vào tài khoản ngân hàng rất lòng vòng. "Tại sao lại giao cho chủ đầu tư thu? Chính việc giao cho chủ đầu tư đã tạo điều kiện cho họ dùng tiền vào mục đích khác bởi doanh nghiệp lúc nào cũng "khát" vốn, nhất là chủ đầu tư có dự án nhà chung cư bán chậm" - ông Xuyền băn khoăn.

Giải trình chất vấn của đại biểu, ông Phạm Hồng Hà cho hay vấn đề thu một lần trong 20 năm đầu là hợp lý, còn việc 5 năm đầu chủ đầu tư phải bảo hành là theo quy định của Luật Nhà ở. Còn tại sao phải thu trong 20 năm đầu và thu trong một lần, tương đương 2% thì đây là mức thu khá ổn định và là kinh nghiệm thực hiện ở nhiều nước. Sau 20 năm, nếu thấy cần thiết thì thu thêm. "Tuy nhiên, Bộ Xây dựng ghi nhận ý kiến của đại biểu để tính toán hợp lý hơn để có thể xem xét và giảm số năm xuống, có thể từ 10-15 năm" - ông Hà nói.

Về việc giao cho chủ đầu tư thu quỹ bảo trì, Bộ trưởng Bộ Xây dựng cho rằng như vậy sẽ thuận tiện. "Sau khi giao cho chủ đầu tư rồi mà chủ đầu tư chậm hoặc bàn giao thiếu quỹ bảo trì thì sẽ xử lý nghiêm" - ông Phạm Hồng Hà nhấn mạnh.

Về giải pháp trong thời gian tới, Bộ trưởng Phạm Hồng Hà cho biết sẽ kiên quyết tổ chức cưỡng chế thu hồi kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp thành viên ban quản trị sử dụng kinh phí bảo trì trái quy định.

Nói về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Hùng nhận định việc cưỡng chế chủ đầu tư là đúng nhưng vấn đề hiện nay là có vướng trong quy định pháp luật hiện hành. Theo ông Hùng, theo quy định, chủ đầu tư không lập tài khoản riêng. "Vậy cưỡng chế ở tài khoản nào? Thu tiền đó ra sao hay cưỡng chế xong chuyển tới tài khoản nào?" - ông Hùng nêu câu hỏi và kiến nghị Bộ Xây dựng tham mưu Chính phủ nghiên cứu sửa đổi Nghị định 99/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở và Thông tư 02 về Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư. 

Thế Dũng

Người Lao động





TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Thứ trưởng Bộ TN-MT: Trúng đấu giá đất cao so với giá khởi điểm là đúng thực tế

Thông tin về tình trạng đấu giá đất cao bất thường, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết sau khi rà soát, xem xét và đánh giá các cuộc đấu...

Giá đất nông nghiệp TPHCM tăng 35 lần, doanh nghiệp sản xuất bị ảnh hưởng gì?

Tại bảng giá điều chỉnh dự kiến áp dụng tại TPHCM từ nay đến hết năm 2025, giá đất nông nghiệp có nơi tăng 35 lần. Giá đất tăng có ảnh hưởng gì đến các doanh nghiệp...

Bất thường đấu giá đất ven Hà Nội: Bộ TN-MT thông tin sơ bộ kết quả kiểm tra

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân đã thông tin báo chí về vấn đề "nóng" liên quan đến các phiên đấu giá đất ở các huyện ngoại thành Hà Nội trong...

Dán nhãn “đầu cơ” cho những phiên đấu giá đất bất thường

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam hiện nay, vấn đề đấu giá đất và giá trúng đấu giá đang trở thành tâm điểm tranh cãi và nhận được nhiều sự quan tâm...

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Sớm đưa nội dung đột phá về đất đai đi vào cuộc sống

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy nhấn mạnh để sớm đưa Luật Đất đai năm 2024 đi vào cuộc sống, mỗi cán bộ là một báo cáo viên để triển khai, thi hành...

Chính phủ ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội theo Chỉ thị của Ban Bí thư

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 927/QĐ-TTg ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 24/5/2024 của Ban Bí thư về tăng cường sự...

Sóng đầu tư đất nền Tây Nam Bộ có quay trở lại?

Rất khó để có làn sóng lớn đầu tư đất nền ở Tây Nam Bộ, nếu có sẽ đến từ khu vực Đông Nam bộ, vì đây là khu vực rất động lực, có cảng biển, sân bay, nhiều khu công...

Hà Nội có thêm 5,300 căn nhà được phép đưa vào kinh doanh

Tính từ đầu năm đến ngày 26/08/2024, Hà Nội có 9 dự án với tổng cộng hơn 5,300 căn nhà ở đủ điều kiện bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh...

Giá đất nông nghiệp TP HCM dự kiến có tốc độ tăng gần gấp ba đất ở

Theo bảng giá đất điều chỉnh, đất nông nghiệp tăng bình quân 11-14 lần, đất ở tăng 4-5 lần, giúp kéo giảm chênh lệch khi chuyển mục đích sử dụng.

Cầm 30 lượng vàng không mua nổi mảnh đất, dân khu đấu giá lo ở quê cũng khó có nhà

Sau 'cơn sốt' đất đấu giá, người dân tại xã Thanh Cao (Thanh Oai, Hà Nội) than cầm mấy chục lượng vàng không mua nổi nửa mảnh đất quê, lo ngại con em khó có thể mua...

Cổ phiếu bất động sản

Cổ phiếu xây dựng


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98