ĐHĐCĐ ACB: Còn 400 tỷ đồng tại VNCB, nếu có cơ hội phù hợp thì sẽ M&A

23/04/2019 08:57
23-04-2019 08:57:23+07:00

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ ACB: Còn 400 tỷ đồng tại VNCB, nếu có cơ hội phù hợp thì sẽ M&A

Trong năm 2019, Ngân hàng TMCP Á Châu (HNX: ACB) dự kiến tăng vốn lên hơn 16,627 tỷ đồng, chia cổ tức với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt và cổ phiếu. Các vấn đề này đã được thông qua tại ĐHĐCĐ thường niên 2019 của ACB đang diễn ra sáng nay (23/04).

Thảo luận

Tăng trưởng tín dụng quý 1 năm nay khiêm tốn hơn so cùng kỳ

Lâu lắm mới có Đại hội vui như lần này khi Ngân hàng đã trở lại một trong những top đầu. Khó khăn nhất mà năm ngoái đã qua được là Đại hội lộn xộn. Tỷ lệ thưởng cho HĐQT không cao so với các ngân hàng khác nên cổ đông chấp nhận được. Còn cổ tức cho cổ đông thì nên chia sớm để cổ đông yên tâm.

Chủ tịch Trần Hùng Huy: Việc chia cổ tức sớm Ngân hàng sẽ cố gắng chia sớm nhất nhưng cần phải được sự chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước, còn mức 30% đã được chấp thuận hôm 16/04 vừa rồi.

Khi nào ACB được áp dụng Basel 2? Kế hoạch tăng vốn của ACB có kịp áp dụng Basel 2 hay không?

ACB đã được Ngân hàng Nhà nước cho áp dụng Basel 2 nên Ngân hàng cũng sẽ áp dụng.

Vốn để đảm bảo hoạt động của ACB không ảnh hưởng gì, vì thế tiến trình Basel 2 và kế hoạch sinh lời của Ngân hàng đủ để đảm bảo ACB hoạt động an toàn theo quy định của Thông tư 71 là hơn 8%, còn ACB là hơn 9%.

Tầm nhìn lợi nhuận của ACB trong giai đoạn 2020-2022 có tăng trưởng không?

Cuối năm 2018 vừa rồi HĐQT đã ban hành chiến lược giai đoạn 2019-2024 tăng trưởng của ACB tập trung vào 3 mục tiêu chính, trong đó một trụ cột về lợi nhuận dự kiến trung bình trên 50%. Đây là một con số rất khả quan.

Tình hình kinh doanh quý 1/2019 của ACB như thế nào?

Trong quý 1, tăng trưởng tín dụng của ACB là 3%, huy động 2%, còn tháng 4 tăng 1% cho cả hai chỉ số. Mức tăng năm nay khiêm tốn hơn so cùng kỳ do tháng 2 nghỉ Tết dài.

Còn lợi nhuận 1,670 tỷ đồng, nằm trong kế hoạch đề ra của HĐQT.

ACB đã thực hiện số hóa ngân hàng như thế nào để rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ? ACB có kế hoạch phát triển mô hình tài chính cá nhân mà các ngân hàng khác đang làm rất tốt?

Tổng giám đốc Đỗ Minh Toàn: Xu thế số hóa trong hoạt động ngân hàng là tất yếu. Vì thế năm 2017, ACB đã đầu tư tự động hóa và số hóa các quy trình… ACB làm từng mảng một như thanh toán ra nước ngoài, quy trình cấp tín dụng… mục tiêu là làm nhanh, an toàn và năng suất hơn. Đặc biệt thanh toán nội địa đã được nâng cấp mobile banking dự kiến ra mắt vào tháng 6 năm nay, sẽ là bước ngoặt thanh toán nội địa cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.

Chiến lược phát triển giai đoạn 2019-2024, ACB chú trọng phát triển hệ sinh thái, trong đó phát triển cơ sở khách hàng. Ở đây có hai phần, phần thứ nhất là dựa vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ quy mô lớn, thứ hai là phát triển thông qua bên thứ 3, tiếp theo là thông qua các đơn vị thanh toán điện tử như Momo...

Như vậy, hệ sinh thái trong vòng 3 năm tới, mục tiêu của ACB là đưa số lượng khách hàng cơ sở tới 2021 là gấp đôi 2017, tức lên hơn 5 triệu khách hàng cá nhân, khách hàng chuyên biệt hơn 220,000 khách hàng.

Tỷ lệ cho vay trên huy động của Ngân hàng? Tỷ lệ cho vay trung - dài hạn 2019?

Tỷ lệ cho vay trên huy động của ACB luôn tuân thủ theo quy định của pháp luật, hiện quy định là không vượt quá 80%, còn ACB là 78%, luôn tiệm cận với quy định và không để rủi ro.

Tỷ lệ cho vay trung – dài hạn trên tổng dư nợ của ACB hiện ở mức 50%, phần lớn ở tín dụng cá nhân như cho vay mua nhà, mua xe, tiêu dùng, tín chấp. Tỷ lệ này sẽ được duy trì trong năm 2019 nhằm đảm bảo hai mục tiêu là thanh khoản về khả năng chi trả của Ngân hàng và đảm bảo trả nợ gốc và lãi hàng tháng.

Còn 400 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng

Tại sao thu nhập ngoài lãi của ACB tăng mạnh trong năm 2018?

Tình hình chung về hoạt động của các ngân hàng thương mại (đặc biệt là ngân hàng hiện đại) là thu nhập phi tín dụng ngày càng tăng hơn so các hoạt động cho vay và ACB cũng không ngoại lệ. ACB cải tiến lại tỷ lệ phần trăm thu nhập trong hoạt động phi tín dụng nhiều lên. Trong đó có 3 mảng lớn ACB đặt mục tiêu tăng trưởng CAR gấp 3 lần so 2018, hoạt động thẻ tăng 40% và thu phí liên quan bảo lãnh trong nước và phí hoạt động thanh toán nước ngoài tăng 30%.

Ngoài ra, năm 2019 kế hoạch xử lý nợ xấu của Ngân hàng sẽ giúp hoàn nhập dự phòng 600 tỷ đồng.

Tại sao tỷ lệ CAR của ACB cao hơn bình quân ngành? Ngân hàng có giải pháp gì để giảm tỷ lệ này hay không?

Hiện tại CAR của ACB khoảng 48%, cải thiện so mức 54% của năm 2017. Thực tế trong những năm vừa qua, CAR của ACB cao hơn trung bình ngành vì phải trích lập dự phòng rủi ro và xử lý các vấn đề về VNCB khá nhiều.

Những năm kế tiếp, ACB cố gắng đưa về dưới mức 45%, tuy nhiên cũng cần lưu ý là trong khoảng thời gian này ACB cần phải đầu tư rất nhiều cho công nghệ thông tin để có thể cập nhật được với hệ thống của thị trường và cạnh tranh với đối thủ. Đồng thời để tăng cao thu nhập cho người lao động, ACB muốn có một mức thu nhập cạnh tranh trên thị trường nên cũng ảnh hưởng đến CAR của ACB.

Kết quả thu nhập từ kinh doanh chứng khoán năm 2018?

ACB không đầu tư vào cổ phiếu, mà 99% đầu tư vào trái phiếu Chính phủ nên tùy theo diễn biến thị trường mà tăng được thu nhập từ mảng này. Còn từ đầu 2019 đến nay thị trường trái phiếu không thuận lợi.

ACB có khoản tiền gửi nào chưa thu hồi được?

Số dư tiền gửi vào thời điểm 2012 đến hiện tại chỉ còn lại 400 tỷ đồng tại Ngân hàng Xây dựng (VNCB), được đảm bảo bằng 3 tài sản, hiện 3 tài sản này theo giá thị trường 600 tỷ đồng, ACB đã trích lập theo quy định. Về mặt rủi ro tài chính thì không bị ảnh hưởng. ACB sẽ xin ý kiến Ngân hàng Nhà nước xử lý tài sản này nhưng cũng rất khó xác định được thời điểm để thu hồi khoản này vì hiện đề án tái cơ cấu Ngân hàng Xây dựng đang trình Chính phủ phê duyệt.

Nếu có cơ hội phù hợp sẽ M&A

ACB có kế hoạch M&A hay không?

Hiện tại ACB tập trung phát triển mảng lưới bền vững, tuy nhiên nếu có cơ hội phù hợp, đem lại giá trị cộng hưởng cho ACB và cổ đông thì Ngân hàng sẽ tìm hiểu và tiếp xúc.

Trong khi các ngân hàng khác đang mua lại cổ phiếu quỹ để tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông, đề nghị ACB cân nhắc giá bán cổ phiếu quỹ tối thiểu 10 lần lợi nhuận của 2019?

Ngân hàng sẽ lưu ý đến thời điểm tốt nhất để bán cổ phiếu quỹ nhằm tối ưu hóa lợi ích cho cổ đông.

ACB nên chuyển sàn sang HOSE để xứng tầm hơn?

Tương lai sẽ sáp nhập hai sàn, trong đó HOSE sẽ tập hợp những cổ phiếu quy mô lớn, điều này đồng nghĩa với việc ACB sẽ chuyển về HOSE. Hiện tính thanh khoản của ACB trên HNX vẫn rất cao.

Giá ACB đang thấp, HĐQT có kế hoạch đưa về giá trị thật?

Cổ phiếu ACB biến động theo giá thị trường, còn đối với HĐQT sẽ làm tốt quan hệ nhà đầu tư để nhà đầu tư thấy được giá trị thật của Ngân hàng.

Vì sao ACB bán cổ phiếu quỹ bằng ½ giá thị trường?

Không phải bán cổ phiếu quỹ cho nhân viên bằng ½ giá thị trường mà là do kết quả khả quan của 2018 nên ACB trích quỹ khen thưởng phúc lợi 100 tỷ để mua cổ phiếu quỹ với giá trung bình 16,000 đồng/cp. ESOP này sẽ được thưởng cho nhân viên chứ không phải nhân viên mua lại số cổ phiếu này.

ĐHĐCĐ thường niên của ACB diễn ra sáng 23/04 tại TPHCM.

Kế hoạch 2019 đạt 5,823 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế,

Năm 2019, ACB đặt kế hoạch tổng tài sản tăng 15%, lên mức 378,733 tỷ đồng; tín dụng tăng 13%, lên con số 265,106 tỷ đồng; tiền gửi khách hàng tăng 15%, đạt 310,498 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Còn lợi nhuận sau thuế 5,823 tỷ đồng, tăng 13% so năm 2018.

Kế hoạch kinh doanh năm 2019 của ACB

Với nguồn lợi nhuận dự kiến đó, sau khi trích lập các quỹ và mua cổ phiếu quỹ, ACB dự định sẽ chia cổ tức năm 2019 với tỷ lệ 30% vốn điều lệ, trong đó 20% được chia bằng cổ phiếu và 10% được chia bằng tiền mặt với tổng giá trị gần 4,864 tỷ đồng.

Còn mức cổ tức năm 2018, ACB cũng sẽ chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30% trên vốn điều lệ, tương đương hơn 3,741 tỷ đồng.

Theo đó, ACB dự kiến phát hành hơn 374 triệu cổ phiếu để trả cổ tức năm 2018, và dự kiến sau khi phát hành, vốn điều lệ của ACB sẽ đạt hơn 16,627 tỷ đồng.

Ứng với số vốn điều lệ tăng thêm là 3,741 tỷ đồng, ACB dự kiến sử dụng 1,706 tỷ đồng để tăng vốn cho hoạt động tín dụng, đầu tư trái phiếu chính phủ, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn hoạt động, bổ sung nguồn vốn trung dài hạn; 1,706 tỷ đồng còn lại để mua sắm tài sản cố định, xây dựng cơ bản…

Hiện ACB đang có hơn 41 triệu cổ phiếu quỹ. Ngân hàng dự kiến sẽ bán cổ phiếu quỹ nhưng phương án cụ thể sẽ ủy quyền cho HĐQT quyết định.

Với số lượng cổ phiếu quỹ này, nếu tính theo thị giá hiện tại của ACB quanh mức 30,000 đồng/cp thì tổng giá trị tương ứng khoảng 1,242 tỷ đồng, trong khi giá trị sổ sách mà Ngân hàng ghi nhận chi ra là gần 666 tỷ đồng.

Đồng thời, ACB cũng dự kiến bán tối đa hơn 6.2 triệu cổ phiếu quỹ để làm cổ phiếu thưởng, phân phối cho người lao động. Giá bán dự kiến sẽ không thấp hơn giá vốn bình quân của cổ phiếu quỹ là 16,072 đồng/cp. Như vậy, tổng giá trị cổ phiếu quỹ bán ra tính theo mệnh giá dự kiến hơn 62.2 tỷ đồng, tổng giá trị giao dịch cổ phiếu tính theo giá bán dự kiến là 100 tỷ đồng.

Như vậy, sau khi tăng vốn trong năm 2019, cơ cấu cổ đông lớn của ACB sẽ có những biến chuyển nhất định. Trong đó, nhóm cổ đông nước ngoài có liên quan như Dragon Financial Holdings Limited, First Burns Investmnets và Asia Reach Investment tăng sở hữu từ 14.07% lên 14.48%; nhóm cổ đông Alp Asia Finance tăng từ 9.98% lên 10.06%. Riêng các Thành viên HĐQT sẽ tăng sở hữu từ 4.34% lên 4.37%, trong đó Chủ tịch Trần Hùng Huy nắm 3.13% và mẹ ông là Thành viên HĐQT Đặng Thu Thủy nắm 1.19%.

Động thái liên tục trả cổ tức bằng cổ phiếu và bán cổ phiếu quỹ của ACB diễn ra trong bối cảnh cách đây một tháng Chủ tịch Trần Hùng Huy gom vào gần 4 triệu cp ACB, trong khi cha ông là Trần Mộng Hùng, em trai Trần Minh Hoàng cũng thực hiện chuyển quyền sở hữu cổ phiếu ACB cho hai công ty khác.

Lợi nhuận trước thuế năm 2018 tăng 141% so năm trước

Tính đến cuối năm 2018, quy mô tổng tài sản của ACB đạt 329 ngàn tỷ đồng, tăng 16% so với cuối năm 2017 và xấp xỉ đạt 98% kế hoạch. Quy mô vốn huy động đạt 270 ngàn tỷ đồng, tăng 12% và hoàn thành 95% kế hoạch. Trong đó, nguồn vốn không kỳ hạn tăng mạnh 18%, góp phần cải thiện chi phí vốn.

Dư nợ tín dụng đạt 231 ngàn tỷ đồng, tăng 16% và hoàn thành 101% kế hoạch. Tín dụng bán lẻ tăng mạnh 20%. Quy mô nợ xấu giảm, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ được duy trì ở mức 0.73%. Tỷ lệ nợ từ nhóm 2 đến nhóm 5 giảm từ 0.93% về mức 0.89%. Trong năm 2018, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) cải thiện ở mức 3.38%, cao hơn so với mức 3.27% của năm 2017.

Lợi nhuận trước thuế sau trích lập dự phòng đạt 6,389 tỷ đồng, tăng 141% so với năm 2017 và hoàn thành 112% kế hoạch. Trong đó, thu nhập lãi tăng 23% so với năm 2017, chi phí hoạt động được kiểm soát với mức tăng 8%. Tỷ lệ ROA và ROE đạt lần lượt 1.7% và 27.7%. Tỷ lệ an toàn vốn đạt 12.81%, tỷ lệ dự trữ thanh khoản đạt 22.85%, tỷ lệ tối đa của nguồn vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung dài hạn là 32.63%.

Minh An

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Vietbank củng cố ba nhân tố thúc đẩy hoạt động ngân hàng

Báo cáo thường niên 2023 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) đã một lần nữa khẳng định Tầm nhìn – Sứ mệnh – Giá trị cốt lõi của Ngân hàng Việt Nam...

NHNN chỉ đạo hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa có văn bản gửi các tổ chức tín dụng về việc triển khai các giải pháp để hỗ trợ khách hàng khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.

Giá USD suy yếu

Tuần qua (04-06/09/2024), giá USD lao dốc trên thị trường quốc tế sau khi dữ liệu việc làm trái chiều của Mỹ đã làm tăng nghi ngờ về quy mô hạ lãi suất từ Cục Dự...

Tăng trưởng tín dụng năm 2024 liệu có đạt mục tiêu 15%?

Ngày 07/09, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 8/2024, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú đã có những nhận định về khả năng hoàn thành...

Giá USD ngân hàng và tự do đồng loạt giảm sâu

Giá mua bán đôla Mỹ trên thị trường chính thức và chợ đen sáng nay tiếp tục giảm sâu hơn 100 đồng một USD.

Nới lỏng thêm chính sách tiền tệ để thúc đẩy tăng trưởng?

Đang có những động thái cho thấy chính sách tiền tệ được nới lỏng hơn nhằm hỗ trợ tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Vì sao lại vào thời điểm này và đó là...

Mừng sinh nhật 29 năm, NCB tung quà tặng hấp dẫn tri ân khách hàng

Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB) vừa triển khai chương trình ưu đãi lớn tri ân khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp nhân dịp kỷ niệm 29 năm thành lập ngân...

Dư nợ tín dụng bất động sản tại TPHCM tiếp tục tăng trưởng

Ông Nguyễn Đức Lệnh - Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TPHCM cho biết, dư nợ tín dụng bất động sản tại địa bàn TPHCM tiếp tục duy trì tốc độ tăng...

ADB lần thứ hai liên tiếp vinh danh HDBank là ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’, mở rộng mạnh mẽ hợp tác trong tài trợ thương mại

Lần thứ hai liên tiếp nhận giải thưởng ‘Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam’ từ ADB, HDBank một lần nữa khẳng định năng lực quản lý rủi ro, sự minh bạch và hiệu...

Sacombank phát hành chứng chỉ tiền gửi dài hạn lãi suất 7.1%/năm 

Từ ngày 05/09/2024, Sacombank phát hành 5,000 tỷ đồng Chứng chỉ tiền gửi dài hạn có ghi danh với lãi suất hấp dẫn dành cho Khách hàng cá nhân và tổ chức, thêm một...

Cổ phiếu ngân hàng

Cổ phiếu bảo hiểm


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98