ĐHĐCĐ 2019: HCM khẳng định không thao túng thị trường phái sinh vì lý do đơn giản là không làm được
Bài cập nhật
ĐHĐCĐ 2019: HCM khẳng định không thao túng thị trường phái sinh vì lý do đơn giản là không làm được
Tại ĐHĐCĐ thường niên chiều ngày 25/04 của CTCP Chứng khoán TPHCM (HOSE: HCM), đại diện Công ty khẳng định không thao túng thị trường chứng khoán phái sinh vì lý do đơn giản là không làm được.
ĐHĐCĐ thường niên HCM diễn ra chiều ngày 25/04 tại TPHCM.
|
Chỉ còn chiếm khoảng 8% thị phần phái sinh
Ông Johan Nyvene - Tổng Giám đốc HCM mở đầu Đại hội cho biết, thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN) trong năm 2018 có nhiều biến động và giảm điểm chủ yếu do tác động tiêu cực từ các yếu tố bên ngoài. Tuy vậy, TTCK VN vẫn tăng trưởng tốt về các khía cạnh quy mô (tăng 10.6%) và thanh khoản (tăng 29%).
Đối với HCM, mặc dù Công ty không đạt được kế hoạch như dự định nhưng vẫn tăng trưởng nhiều so với năm trước.
Năm qua, sự ra đời của thị trường phái sinh với sản phẩm hợp đồng tương lai đã ảnh hưởng lớn đến thị trường cũng như HCM. HCM đã tận dụng được cơ hội này để tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời chiếm 30% thị phần. Tuy nhiên, sau khi HCM khởi động mảng này thì thị trường đã có sức ép từ các đối thủ cạnh tranh khi số lượng công ty chứng khoán tăng từ 4 công ty lên 14 công ty. Việc không còn để mức phí sàn trong giao dịch chứng khoán đã cho thấy những hoạt động cạnh tranh không lành mạnh khi các công ty có chiến lược giảm phí/miễn phí giao dịch. Vì thế, đến gần đây, HCM chỉ còn khoảng 8% thị phần.
Kế hoạch 2019 gần như không tăng trưởng
Sang năm 2019, HCM kỳ vọng TTCK VN sẽ được hưởng lợi từ những nỗ lực của Chính phủ và các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, với tình hình quý 1/2019, thanh khoản thực tế chỉ đạt 4,600 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với kế hoạch 2019.
Về thị trường cơ sở, HCM đưa ra giả định kế hoạch thị trường cho năm 2019 sẽ đạt giá trị giao dịch bình quân 6,500 tỷ đồng/ngày và tổng thị phần môi giới chứng khoán cơ sở của Công ty sẽ tăng từ 11.4% lên 12.3%. Trong đó, thị phần môi giới khách hàng cá nhân tăng từ 9.7% lên 10.8%, còn tổ chức từ 23.1% lên 25%. Phía HCM cho biết, kế hoạch tương đối thách thức khi có thêm nhiều công ty chứng khoán có vốn nước ngoài tham gia.
Về thị trường phái sinh, HCM dự kiến thị phần của Công ty sẽ giảm từ 22.6% của năm 2018 xuống còn 20% trong năm 2019, chủ yếu là do ngày càng có nhiều công ty tham gia và có một số bên theo đuổi chính sách cạnh tranh không bền vững như miễn giảm phí giao dịch.
Về kết quả kinh doanh năm 2019, HCM dự kiến đạt 1,666 tỷ đồng doanh thu và lãi sau thuế 681 tỷ đồng, không chuyển biến đáng kể so với năm trước.
Mục tiêu 5 năm, HCM đạt 4,000 tỷ đồng doanh thu vào 2023, tức mức tăng trên dưới 20%/năm.
Kế hoạch năm 2019 của HCM
|
HSC cũng xin ý kiến cổ đông triển khai sản phẩm chứng quyền có bảo đảm với tổng hạn mức cho tất cả các đợt phát hành tối đa là 20% vốn khả dụng của HCM, cùng các điều khoản có liên quan.
Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2018, HĐQT đề xuất tỷ lệ chi trả cổ tức tiền mặt với tỷ lệ tổng cộng là 25% (đã chi trả đợt 1 là 6%). Cho năm 2019, HCM dự kiến kế hoạch chi trả cổ tức tiền với tỷ lệ 15%.
Thảo luận
Chưa nâng hạng thị trường trong năm nay, không thao túng phái sinh
Về nâng hạng thị trường, HCM có chuẩn bị hay định hướng như thế nào, liệu HCM có hưởng lợi gì về việc này?
Ông Johan Nyvene - Tổng Giám đốc HCM: Tin đồn nâng hạng là có, nhưng cá nhân tôi đánh giá là cái sở hữu nước ngoài là rào cản, nếu không giải quyết được vấn đề này thì là một thách thức lớn. CTCK cũng nghiên cứu giải pháp để một hình thức nào đó giải quyết được rào cản này. Việc nâng hạng hiện tại rất khó có khả năng xảy ra.
Ông Trịnh Hoài Giang: Khả năng nâng hạng năm nay rất khó. Tôi có nghiên cứu điều kiện để được nâng hạng, trong đó vấn đề sở hữu nước ngoài là vấn đề lớn, hiện chưa có giải pháp nào để giải quyết vấn đề này. Thứ hai là tính pháp lý của doanh nghiệp sau khi mở room. Ngoài ra, cần có một trung tâm thanh toán hiệu quả hơn, nghĩa là phải chờ đợi việc sửa đổi Chứng khoán để giải quyết vấn đề này.
HCM có chuẩn bị cho việc nâng hạng này, là nghiên cứu xem trong điều kiện nào Việt Nam được nâng hạng. HCM có thị phần nước ngoài lớn nên chuẩn bị tiếp nhận luồng đầu tư nước ngoài thế nào. Thông thường, người ta hy vọng nâng hạng, nhưng HCM thì nghĩ vốn vào thì có vốn ra. HCM sẽ có lợi từ nâng hạng thị trường, nhưng chuyện đó không xảy ra trong một năm sắp tới.
Với vai trò ngân hàng đầu tư, nhà tạo lập thị trường, Công ty có gặp rủi ro gì không?
Hoạt động tạo lập thị trường của HCM tương đối thành công trong năm 2018. Việc này đem lại lợi nhuận cho Công ty, nâng kích cỡ quỹ ETF lên khoảng 5,700 tỷ đồng đến nay. Ngoài ra, Công ty cũng tạo lập thị trường cho trái phiếu doanh nghiệp, chứng quyền có đảm bảo; song song đó, còn có phòng ngừa rủi ro. Từ đó, hy vọng sẽ tăng doanh thu từ việc tạo lập thị trường trên nhiều loại sản phẩm khác nhau. Có thể sau này, một ETF nào đó niêm yết nước ngoài thì HCM cũng ưu tiên việc tạo lập này.
HCM cho biết có sự thao túng trên thị trường phái sinh hay không và HCM có khẳng định không thao túng hay không?
HCM không thao túng trên thị trường chứng khoán phái sinh vì lý do đơn giản là không thao túng được. Các hoạt động vừa qua, phái sinh chỉ số cổ phiếu, hoàn toàn không có thao túng. Thao túng thì phải dùng nguồn vốn lớn, phải kết hợp nhiều thứ, không thể nói sâu nhưng HCM không thao túng chỉ số cổ phiếu và thị trường phái sinh.
Và việc này sẽ không làm được và các cơ quan chức năng cũng sẽ cảnh báo.
Cá nhân ông Johan quan tâm đến sản phẩm phái sinh nào nhất?
Ông Johan Nyvene: Cá nhân tôi không đầu tư hay giao dịch sản phẩm phái sinh hiện nay. Xu hướng đầu tư của tôi là đi theo độ tuổi về hưu an toàn là trên hết.
Trước năm 2018 thì cho vay ký quỹ gặp rủi ro với cổ phiếu TTF và CDO
Một số trường hợp HCM gặp rủi ro trong cho vay ký quỹ?
HCM không gặp rủi ro, quản lý rất tốt việc cho vay ký quỹ, hiện nay là 4,200 tỷ đồng. Còn trước năm 2018, có mất tiền là cổ phiếu TTF và CDO. Không mất vốn nhưng có vấn đề là HQC, người sử dụng vốn vay dùng sai mục đích, dùng vốn để đi làm chuyện khác chứ không phục vụ giao dịch. Từ đó HCM đã rút kinh nghiệm và điều chỉnh điều kiện cho vay.
Nhóm cổ phiếu ngành nghề mà HCM đã điều chỉnh giảm trong năm 2018?
HCM phân loại 9 nhóm cổ phiếu khác nhau và HCM cắt bỏ những cổ phiếu nhóm dưới, chủ yếu là nhỏ và không có thanh khoản; ngoài ra, còn là cổ phiếu đột biến thanh khoản hay giá cao.
Lợi nhuận giữ lại có xu hướng tăng, Công ty có định hướng đầu tư hoạt động gì trong tương lai?
HCM đang xây dựng kế hoạch dài hạn, trong đó đầu tư lớn nhất là đầu tư hệ thống và con người. Định hướng ngân hàng đầu tư nên cần một bảng cân đối tài sản lớn hơn, ít nhất 8,000-9,000 tỷ đồng trở lên để duy trì an toàn tốt và tối ưu hóa khả năng sinh lời. HCM dùng nguồn vốn tùy theo loại hình tài sản và thời điểm đầu tư.
HCM xác định không phải là ngân hàng nên không cho vay, mà chỉ hỗ trợ giao dịch cho nhà đầu tư. HCM cũng không phải là nhà đầu tư mà cung cấp dịch vụ cho nhà đầu tư nên Công ty không đầu tư dài hạn.
HCM cũng dùng vốn để tạo thanh khoản cho hoạt động mới. Bên cạnh đó, HCM còn phân phối phát hành, đòi hỏi vốn ngàn tỷ. Cuối cùng là dùng rất nhỏ vốn để đầu tư suy đoán thị trường, và chỉ đầu tư vào nhóm cổ phiếu chất lượng cao.
Quý 1 đang đi sau kế hoạch, và đó là một thách thức để chạy nhanh hơn
Kế hoạch doanh thu giảm nhưng lợi nhuận tăng, trong khi quý 1/2019 lại giảm so với cùng kỳ, Ban lãnh đạo đánh giá thế nào về khả năng hoàn thành hay vượt kế hoạch?
Quý 1/2018 là quý thuận lợi hơn, vì thế nếu so sánh giữa thời điểm đỉnh cao và giảm nhiệt thì không phù hợp. Với lại, quý 1/2019 đúng ra là quý có sự sôi động ít nhất so với cả năm do tình hình kinh doanh thường bị thiệt thòi do dính thời điểm nghỉ lễ, cũng như tinh thần của thị trường bị ảnh hưởng. Kết quả của các công ty chứng khoán khác cũng đều có sự giảm lớn so với kết quả của chính họ từ quý 1/2018. Đối với HCM, quý 1/2018 là quý vượt trội do có những quyết định đúng đắn để hiện thực hóa lợi nhuận cao nhất có thể nên cao hơn thị trường và cả chính HCM. Từ đó, vô hình chung làm quý 1/2019 giảm hơn.
HCM đã có sự tự tin nhất định khi đưa ra kế hoạch 2019 dựa trên tất cả những yếu tố vừa chủ động và bị động của thị trường như tính thanh khoản và diễn biến của VN-Index. Ngoài ra, những yếu tố khách quan khác trên thế giới ảnh hưởng đến nhưng chưa hình dung ra được. Vì thế, HCM đưa ra kế hoạch này. HCM trên tinh thần là tích cực nên không muốn đưa ra dự báo làm cho việc kinh doanh không tiến triển so với năm trước, đó là mức tối thiểu hoặc hơn 2018. Sự tự tin này dù có lúc giảm so 2018 như quý 1/2019 vừa qua, dù đang đi sau kế hoạch, và đó là một thách thức để chạy nhanh hơn, đạt tỷ lệ cao hơn kế hoạch. Nhưng có nhiều yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng.
Vì sao cổ tức năm 2019 chỉ còn 15%?
Áp lực về cổ tức luôn luôn có trong trách nhiệm của người quản lý. Nếu HCM thực hiện vượt 15% trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành, quy về năm 2018 thì tương đương 3,400-3,500 đồng/cp của năm 2018. Đó cũng là áp lực lớn bởi có những rủi ro và thách thức.
Fili