ĐHĐCĐ Masan Consumer: Vì sao chiến lược 5 năm có sự thay đổi?

24/04/2019 15:52
24-04-2019 15:52:13+07:00

Bài cập nhật

ĐHĐCĐ Masan Consumer: Vì sao chiến lược 5 năm có sự thay đổi?

Chiều 24/04, tại ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (UPCoM: MCH), Chủ tịch Trương Công Thắng đã đưa ra mục tiêu 5 năm tới của Công ty với khá nhiều thay đổi so với Đại hội cách đây 1 năm. Trong đó, định hướng phát triển mảng sản phẩm chăm sóc cá nhân được dời từ năm 2019 sang 2020, còn sữa và dược vẫn theo lộ trình là 2021 và 2022.

* Lấn sân sang sữa, dược và chăm sóc cá nhân, Masan Consumer chiến đấu với các thương hiệu lớn như thế nào?

 

Thay đổi kế hoạch 5 năm

Theo ông Thắng, ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam dự kiến tiếp tục tăng trưởng hai con số trong tương lai gần, chủ yếu là do tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhờ vào sự tăng thu nhập khả dụng.

Công ty đưa ra 6 chiến dịch trọng điểm gồm: (1) phát triển các dòng sản phẩm nước tăng lực mới, (2) gia tăng thị phần mì ăn liền ở phân khúc bình dân tại miền Nam, (3) phát triển dòng sản phẩm mì ăn liền thế hệ mới nhằm gia tăng thị phần phân khúc trung cấp trên toàn quốc, (4) phát triển dòng sản phẩm thịt chế biến dành cho bữa ăn chính đầy đủ dinh dưỡng, (5) phát triển dòng sản phẩm xúc xích đặc trưng phong cách, hương vị ẩm thực, (6) xây dựng mô hình kinh doanh và kế hoạch thâm nhập thành công thị trường cà phê rang xay.

Trong đó, mục tiêu ngành hàng nước tăng lực đạt 12% thị phần vào cuối năm 2019, còn cà phê hòa tàn 51% trong vòng 5 năm tới, thịt chế biến có tỷ lệ tăng trưởng 75 - 100% trong vòng 5 năm tới.

Dựa vào đó, Masan Consumer dự kiến năm 2019 sẽ đạt tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong khoảng 20% - 30% nhờ chiến lược gia tăng giá trị của các ngành hàng chính và sự gia tăng đáng kể cơ hội của các ngành hàng trụ cột mới.

Kế hoạch 2019 của Masan Consumer

Năm 2018 lãi 3,367 tỷ, Masan Consumer quyết định trả cổ tức 45% bằng tiền

Sau khi Masan Consumer thành công tái cấu trúc mô hình kinh doanh từ “bán hàng hóa” thành “xây dựng thương hiệu” cuối năm 2017, hy sinh lợi ích ngắn hạn để tập trung nguồn lực vào tăng trưởng bền vững trong dài hạn, Masan Consumer đã tăng trưởng trở lại với 28% doanh thu thuần trong năm 2018.

Trong đó, doanh thu từ gia vị, mì ăn liền đã tăng lần lượt 35% và 29% so với 2017. Ngành nước tăng lực cũng có sự tăng trưởng mạnh mẽ với mức 36% so với 2017. Từ đó, biên lợi nhuận trước thuế tăng 3%, từ 19.8% trong năm 2017 lên 22.8% trong năm 2018. 

Năm 2018, Masan Consumer tập trung đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường tiềm năng như Bắc Mỹ, Trung Quốc, châu Âu, Úc và Đông Á… Masan Consumer đã thiết lập hệ thống các nhà phân phối chủ chốt ở thị trường Bắc Mỹ gồm Hoa Kỳ và Canada, đẩy mạnh xuất khẩu hai ngành hàng chính là gia vị và cà phê với hai nhãn hàng chủ lực là nước mắm Chin-Su và Vinacafe. Tại thị trường Trung Quốc, Công ty cũng đẩy mạnh hai thương hiệu chủ lục là Vinacafe và Wake-Up Café.

Với kết quả đạt được, Masan Consumer sẽ chia cổ tức tỷ lệ 45% bằng tiền và phát hành cổ phiếu ESOP với tỷ lệ tối đa 0.5% nhằm tăng vốn điều lệ, bổ sung vốn lưu động. Đồng thời, Công ty cũng lên kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 15%, nguồn vốn phát hành lấy từ thặng dư vốn cổ phần của Công ty.

Thảo luận

Công ty có kế hoạch phát triển thương hiệu riêng?

Công ty muốn bảo vệ lợi ích kinh doanh của các kênh trên tinh thần lợi ích hài hòa, không dùng kênh này để lấn át kênh kia. Còn phát triển thương hiệu riêng là quyền của siêu thị.

Masan Consumer có kế hoạch niêm yết trên HOSE?

Hiện tại, Công ty chưa có kế hoạch niêm yết trên HOSE.

Tại sao Masan Consumer thay đổi định hướng phát triển mảng sản phẩm chăm sóc cá nhân dời từ năm 2019 sang 2020?

Công ty đang lên chiến lược cho mảng Home care và Personal care về nhãn hiệu, sản phẩm, phân phối… nếu may mắn thì quý 4/2019 này sẽ thấy chuyện này xảy ra, hoặc đầu năm 2020.

Tình hình kinh doanh quý 1 của Masan Consumer?

Quý 1 đang ở tình thế tốt cho cả năm 2019 với doanh thu gần bằng mong đợi còn lợi nhuận vượt mong đợi. Công ty tin rằng cả năm 2019 sẽ đạt hoặc vượt kế hoạch đề ra.

Thị trường cà phê rang xay của Việt Nam có vị thế ra sao trong khu vực và thế giới?

Thị trường cà phê rang xay có sự dịch chuyển, nhiều người sẽ dùng sản phẩm cao cấp hơn cho một ly cà phê rang xay. Đây là yếu tố quan trọng để ngành cà phê rang xay Việt Nam tiến hành trong khu vực, vài năm nữa sẽ bắt kịp các quốc gia châu Á.

Công ty chưa đặt mục tiêu xuất khẩu cà phê rang xay, hiện chỉ tập trung trong nước.

Công ty có kế hoạch giảm các khoản phải thu, cho vay dài hạn như thế nào?

Đây là mảng cho vay nội bộ của Tập đoàn, đến 2022 sẽ hoàn trả hết các khoản này.

Quý 1/2019, giá thành sản phẩm thức ăn tiện lợi tăng, vậy giá vốn hàng bán gồm chi phí nào?

3 thành phần chính gồm nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm (50 - 60%), bao bì (30 - 40%) và chi phí nhân công – điện nước – hơi – máy móc thiết bị (10%). 

Minh An

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98