ĐHĐCĐ PAN: “Đầu tư trước, lợi nhuận sẽ đến sau”

27/04/2019 07:00
27-04-2019 07:00:00+07:00

ĐHĐCĐ PAN: “Đầu tư trước, lợi nhuận sẽ đến sau”

Ngày 26/04/2019, cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Tập đoàn PAN (HOSE: PAN) đã được tổ chức.

Kết thúc năm 2018, PAN cho biết đã xây dựng được một hệ thống nền tảng vững chắc trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm. Thành quả này đạt được thông qua việc nâng cao hiệu quả hoạt động tại các đơn vị thành viên, cùng với đó PAN cũng tiến hành M&A thêm các công ty có nền tảng tốt và có khả năng mở rộng chuỗi giá trị.

Đầu tư trước, lợi nhuận sẽ đến sau

Nhờ nguồn thu từ đợt chào bán cổ phần cho Tập đoàn Sojitz, PAN đã tiến hành tăng sở hữu tại CTCP Khử trùng Việt Nam (VFG) với tổng số tiền gần 511 tỷ đồng. Số tiền còn lại chưa sử dụng vào khoảng 280 tỷ đồng.

Trong năm vừa qua, PAN đẩy mạnh huy động vốn từ các tổ chức quốc tế để tạo nguồn lực phục vụ tăng trưởng (huy động được 1,135 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu; huy động được hơn 817 tỷ đồng từ việc phát hành 13.4 triệu cp cho Tập đoàn Sojitz).

Kết quả doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng trong năm 2018 được đóng góp bởi các công ty chủ chốt trong Tập đoàn như Vinaseed, Bibica (BBC),… cũng như sự tăng trưởng của các đơn vị trong mảng thủy sản như Aquatex Bến Tre (ABT) và Sao Ta (FMC).

Lợi nhuận của PAN giai đoạn 2013 - 2018 (Đvt: Tỷ đồng)
Nguồn: PAN

Về kế hoạch kinh doanh năm 2019, PAN đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 10,513 tỷ đồng, tăng trưởng 34% so với năm trước. Tuy vậy, lãi ròng mục tiêu của Tập đoàn trong năm nay được đề ra ở mức 340 tỷ đồng, không thay đổi đáng kể so với 2018.

“Sau khi PAN thực hiện M&A thì Tập đoàn sẽ tiến hành đầu tư công nghệ và hỗ trợ cải thiện nhiều quy trình hoạt động tại các đơn vị thành viên. Do đó, việc sinh lợi đối với các khoản đầu tư sẽ có độ trễ của nó. Đó là lý giải cho kế hoạch lợi nhuận trong năm 2019. Chúng ta phải chấp nhận bỏ ra chi phí vốn đầu tư trong giai đoạn đầu phát triển. Sau khi mọi thứ đi vào quỹ đạo, doanh thu cùng lợi nhuận sẽ bắt đầu tăng trưởng nhanh hơn và Tập đoàn sẽ thu về thành quả.” – Chủ tịch PAN – ông Nguyễn Duy Hưng chia sẻ.

Chủ tịch PAN – ông Nguyễn Duy Hưng trả lời câu hỏi của cổ đông.

“Sẽ không thực hiện M&A bằng mọi giá”

Tại Đại hội, trả lời cổ đông về chiến lược M&A của Tập đoàn, ông Hưng khẳng định: “PAN không M&A bằng mọi giá, Tập đoàn cũng chỉ thực hiện việc hợp nhất với những công ty mục tiêu tiềm năng khi nhận thấy những giá trị hợp lý. Việc thực hiện M&A cũng không đơn thuần chỉ đến từ mong muốn của phía PAN mà còn từ các đơn vị mục tiêu.”

Đối với việc PAN thực hiện chào mua công khai VFG chưa thành công hoàn toàn, “có thể do người ta không muốn bán hoặc có thể mức giá chưa đủ cao.” - ông Hưng chia sẻ.

Không chia cổ tức cho năm 2018 để tập trung phát triển

Về phương án phân phối lợi nhuận năm 2018, PAN cho biết đang cần tập trung nguồn lực để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh và nắm bắt các cơ hội M&A nhằm hoàn thiện chuỗi giá trị nông nghiệp. Do đó, HĐQT đề xuất không chi trả cổ tức cho năm 2018.

Đối với năm 2019, Tập đoàn đệ trình ĐHĐCĐ thông qua việc chia cổ tức với tỷ lệ 10% mệnh giá (trong trường hợp PAN đạt kế hoạch kinh doanh).

Trong giai đoạn tới, Tập đoàn sẽ tập trung ưu tiên nguồn lực triển khai thêm nhiều dự án lớn nhằm nâng cấp và mở rộng hạ tầng sản xuất, công nghệ chế biến và phát triển vùng nguyên liệu để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh cho nhiều năm sau. Các dự án tiêu biểu gồm dự án mở rộng nhà máy bánh kẹo Bibica tại Long An; dự án Trung tâm công nghiệp chế biến hạt giống và chế biến nông sản tại Đồng Tháp của Vinaseed; Trung tâm giống hoa và rau tại Lâm Đồng của PAN-HULIC. Bên cạnh đó, PAN sẽ mở rộng vùng nuôi tôm của Sao Ta và đẩy mạnh dự án sản xuất giống cá tra tại Bến Tre.

Về mảng hạt điều, ông Hưng cho biết kinh doanh hạt điều theo hướng giao dịch hàng hóa thì phụ thuộc rất nhiều vào thị trường. Do đó, kinh doanh hạt điều theo hướng xây dựng thương hiệu riêng là mục tiêu của PAN, định hướng này sẽ tạo ra giá trị gia tăng cao và ít phụ thuộc vào biến động của thị trường hơn. Theo tiết lộ của ông Hưng, PAN đã bắt đầu có lãi với mảng kinh doanh hạt điều trong năm 2019.

Về mảng cá tra, PAN hiện chưa xuất khẩu cá tra sang Mỹ mà đang xuất sang thị trường Nhật Bản và Châu Âu. Tập đoàn hướng đến việc phát triển mô hình sản xuất cá tra khép kín, cạnh tranh về chất lượng sản phẩm chứ không cạnh tranh về giá.

Đối với ngành giống, đại diện PAN tin rằng thị trường để Tập đoàn tiếp tục tăng trưởng vẫn còn rất nhiều, vấn đề quan trọng là PAN có khả năng để đạt được tăng trưởng hay không.

Tại Đại hội lần này, PAN đề xuất phương án phát hành tối đa hơn 43 triệu cổ phiếu thưởng (tương ứng tỷ lệ thực hiện quyền là 4:1) cho cổ đông hiện hữu trong năm 2019; các cổ phần này được tự do chuyển nhượng. Ngoài ra, PAN cũng dự kiến phát hành 3 triệu cp ESOP với giá phát hành dự kiến là 10,000 đồng/cp trong năm nay; cổ phiếu ESOP được hạn chế chuyển nhượng 100% trong 2 năm đầu và 50% còn lại trong năm thứ 3 kể từ ngày phát hành.

Đại hội kết thúc với tất cả các tờ trình đều được thông qua.

Vĩnh Thịnh

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (5)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chứng khoán BIS đặt mục tiêu lãi đi lùi gần 90%, chuyển nhượng các khoản phải thu gần 40 tỷ đồng cho cổ đông cũ

CTCP Chứng khoán BIS (tên cũ là CTCP Chứng khoán Kenanga Việt Nam - KVS) đặt mục tiêu lãi trước thuế 500 triệu đồng và doanh thu gần 28 tỷ đồng năm 2024, theo tài...

Tham vọng "Công ty tỷ đô" liệu có khả thi với DGW?

Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2024 vừa công bố, DGW đặt kế hoạch doanh thu thuần và lãi ròng lần lượt tăng 22% và 38%, tiếp nối hành trình trở thành “Công ty tỷ...

Vicostone đặt mục tiêu lãi trước thuế hơn ngàn tỷ trong 2024

Nhận định ngành công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như sản xuất đá nhân tạo còn đối mặt nhiều khó khăn, CTCP Vicostone (HNX: VCS) vẫn đặt kế hoạch lãi trước thuế...

LPBank đặt mục tiêu lợi nhuận 2024 tăng 35%, tăng vốn lên gần 33,600 tỷ 

Kế hoạch tăng trưởng tài sản, tín dụng, lợi nhuận, vốn điều lệ và đổi tên mới là những nội dung quan trọng được Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPBank, HOSE:...

Công ty chứng khoán của chủ sở hữu MoMo đặt kế hoạch tăng lỗ năm 2024

Sau khi về tay chủ sở hữu ví điện tử MoMo, CTCP Chứng khoán CV (CVS) có nhiều bước tái cơ cấu nhằm quay lại thị trường.

Giá cổ phiếu ở mức thấp trong các doanh nghiệp BĐS KCN, Chủ tịch KBC nói gì?

“KBC hoạt động nhờ vào niềm tin từ cổ đông và chứng khoán cũng sống nhờ niềm tin, khi niềm tin càng lớn thì giá cổ phiếu lên theo cách ổn định, bền vững sẽ tốt hơn...

Sợi Thế Kỷ ưu tiên giảm giá để lấy đơn hàng, ngôi sao hy vọng đặt vào nhà máy Unitex

"Chúng ta có những chính sách, chiến lược bán hàng để nhượng bộ khách hàng nhằm lấy được nhiều đơn hàng hơn. Thay vì chờ đạt được giá như mong muốn mới bán thì dùng...

Techcombank dự kiến tăng vốn điều lệ gấp đôi trong năm 2024, trả cổ tức tiền mặt 15% 

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank, HOSE: TCB) dự kiến trình ĐHĐCĐ thường niên 2024 kế hoạch kinh doanh, chia cổ tức tiền mặt và tăng vốn điều lệ.

Lo ngành thép tiếp tục gặp khó, một công ty thép đặt kế hoạch lợi nhuận giảm 24%

Trong báo cáo thường niên vừa công bố, CTCP Kim khí TPHCM (HOSE: HMC) đưa ra cái nhìn thận trọng về năm 2024, dự báo nhu cầu tiêu thụ vẫn chưa hồi phục, nhất là...

ĐHĐCĐ GELEX 2024 thông qua mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1,921 tỷ đồng

Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98