ĐHĐCĐ SCB: "Khách hàng VIP sẽ đóng góp 60% tổng thu nhập SCB 3 năm tới"

16/04/2019 10:21
16-04-2019 10:21:10+07:00

ĐHĐCĐ SCB: "Khách hàng VIP sẽ đóng góp 60% tổng thu nhập SCB 3 năm tới"

Sáng ngày 16/04/2019, Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019 nhằm thông qua kế hoạch tăng vốn khủng và bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, 2 thành viên BKS nhiệm kỳ 2017 – 2022.

Kết thúc Đại hội, tất cả tờ trình đều được thông qua. Sau khi được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thông qua, 2 thành viên HĐQT được bầu bổ sung là bà Mai Thị Thanh Thủy và bà Nguyễn Phương Hồng; 2 thành viên BKS là ông Lưu Quốc Thắng và ông Nguyễn Mạnh Hải.

SCB cần hạn chế tập trung quá nhiều vào đầu tư bất động sản

Ông Võ Văn Thuần – Phó Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát NHNN tại TPHCM chia sẻ tại Đại hội, về góc độ quản lý của NHNN, Cục thanh tra giám sát đánh giá tình hình hoạt động của SCB có phát triển. Tổng tài sản đến cuối 2018 là 518,000 tỷ đồng, so với 12 ngân hàng TMCP trên địa bàn thì SCB đứng đầu, huy động và cho vay cũng đứng thứ 1 và 2 trên địa bàn TPHCM. Tuy nhiên kết quả kinh doanh còn khiêm tốn, lợi nhuận chỉ 229 tỷ đồng, đứng thứ 9/12, ở đây không so sánh với các ngân hàng có vốn Nhà nước.

Theo ông Thuần, khi SCB được NHNN đồng ý sáp nhập, thời gian qua SCB cũng đã từng bước củng cố, xử lý những tồn đọng còn lại sau sáp nhập. SCB có tiềm lực về đầu tư, thời gian qua đầu tư nhiều vào lĩnh vực bất động sản với dự án lớn, đòi hỏi thanh khoản cao, nhà đầu tư có tiềm lực, lợi nhuận sinh lời nhiều hơn, do đó không thể đòi hỏi sinh lời trước mắt.

Từ 2019 – 2025, SCB cũng được NHNN phê duyệt đề án tái cơ cấu về xử lý nợ xấu và cơ cấu lại hoạt động ngân hàng.

Những năm tiếp theo, NHNN đề ra kế hoạch phải có ít nhất 5 ngân hàng đứng đầu châu Á. Đây là một trong những điểm mà NHNN và Chính phủ rất quan tâm.

Cục thanh tra giám sát cũng lưu ý HĐQT SCB cần hạn chế, tập trung quá nhiều vào đầu tư bất động sản. Cần thẩm định, đánh giá đối tượng đầu tư bất động sản có tính khả thi, hiệu quả. Cần cân đối lại nguồn vốn và sử dụng vốn hợp lý, đầu tư trung dài hạn, ngắn hạn, cần có lộ trình rõ ràng để hoạt động có lãi.

Thứ hai là hạn chế đầu tư nhiều lĩnh vực rủi ro như mua trái phiếu doanh nghiệp, kinh doanh bất động sản... kể cả thị trường chứng khoán.

Thứ ba là cần nghiêm túc thực hiện phương án tái cơ cấu của Ngân hàng đã được phê duyệt. SCB cần nghiêm túc thực hiện những cảnh báo của cơ quan Nhà nước, xem xét và xử lý nợ xấu quyết liệt, thực hiện Nghị quyết 1058 của Chính phủ và Thông tư 42, hạn chế mức thấp nhất để nợ xấu không phát sinh.

Đứng về góc độ quản lý Nhà nước, tạm thời NHNN chưa cho chia cổ tức do còn nợ VAMC và xử lý nợ xấu, khi nào xử lý hết được các khoản nợ xấu này, các ngân hàng mới chia cổ tức bằng cổ phiếu để nâng cao năng lực tài chính. Thời gian qua, địa bàn TPHCM cũng không có nhiều ngân hàng chia cổ tức bằng tiền mặt.

Thảo luận

Ngân hàng sẽ trích lập dự phòng rủi ro đến bao giờ, cổ đông muốn trích dự phòng rủi ro dưới 45% so với lợi nhuận?

Nguồn dự phòng là nguồn dự trữ SCB giữ lại để nâng cao năng lực tài chính, khi có thời cơ, nguồn dự phòng này sẽ hoàn nhập lại để SCB có nguồn lực đủ lớn. Ông Võ Tấn Hoàng Văn chia sẻ, Ngân hàng bạn 15 năm không chia cổ tức, chuẩn bị tái cơ cấu để lên sàn. Do đó, chủ trương của NHNN đối với các ngân hàng như SCB là không nên chia cổ tức mà giữ lại để nâng cao năng lực tài chính.

Nguồn dự phòng hiện tại của SCB khoảng 8,200 tỷ đồng là rất lớn. Khi SCB phải thực hiện niêm yết trong những năm tới, giá trị sẽ nhân 2, 3 lần, giá trị to lớn hơn nhiều so với việc chia cổ tức hàng năm. Ông hy vọng rằng cổ đông sẽ đồng thuận với chiến lược dài hạn của Ngân hàng.

Nhớ không lầm thì Đại hội năm trước chi khoảng 600 tỷ đồng theo hình thức bổ sung cổ phiếu? Bao giờ chia cổ tức?

Con số này tính đến năm nay khoảng 670 tỷ đồng, nằm ở lợi nhuận để lại. Khi nào được NHNN cho phép sẽ thực hiện chia trả cổ tức.

Khách hàng ủng hộ SCB theo số tiền gửi, phúc lợi của khách hàng VIP có còn áp dụng hay không?

Ông Võ Tấn Hoàng Văn trả lời cổ đông hiện nay SCB đang duy trì mức cho vay cao trên thị trường, đây là nguồn tài nguyên không nhiều ngân hàng có thể có. SCB có được danh mục khách hàng chất lượng. 2019 – 2021 là thời gian SCB quyết liệt nâng cao chất lượng dịch vụ. SCB sẽ tập trung chăm sóc những khách hàng lớn, trong 3 năm tới họ sẽ đóng góp khoảng 60% tổng thu nhập của SCB.

Thời gian giao dịch của khách hàng tại SCB còn chưa nhanh. SCB cần xem lại tránh làm mất thời gian khách hàng?

Mục tiêu của giao dịch viên là cố gắng bán thêm sản phẩm cho khách hàng, tăng cường dịch vụ của Ngân hàng. Ban điều hành sẽ cố gắng chỉnh sửa, để việc tư vấn đi vào trọng tâm, tránh gây khó chịu cho khách hàng, đảm bảo hài lòng cho khách hàng.

Thời gian giao dịch chậm trong cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, ông Văn cho hay, trước đây NHNN phê bình SCB cho vay cầm cố sổ tiết kiệm phải có phương án cho vay. Do đó, SCB điều chỉnh quy trình để đáp ứng quy định của Nhà nước.

Nên trích thù lao HĐQT dựa trên lợi nhuận hơn là trên số thành viên là 7 người. Thật ra, chi phí hoạt động của SCB còn cao. Lãi ngoài hoạt động tín dụng trên 35%. Cổ đông hy vọng lãi từ hoạt động chính thức của SCB sẽ là nguồn thu chính.

Ông Võ Tấn Hoàng Văn cho rằng, dùng số tuyệt đối thì chi phí hoạt động không cao. Trong nhiều năm qua SCB cực kỳ tiết kiệm chi phí hoạt động, tiết giảm hạn chế các chi phí, dùng lực để đầu tư phát triển đội ngủ kinh doanh, đào tạo lại đội ngũ cấp cao. Ngoài ra, SCB cũng sẽ nâng cấp hệ thống COM. Toàn bộ chi phí hoạt động SCB sẽ tập trung để duy trì nâng tầm cán bộ nhân viên.

Về thù lao HĐQT, không có công thức chung, do TV HĐQT phải thường xuyên đi lại, gặp gỡ, công tác, cần người có năng lực để chịu trách nhiệm.

Lợi nhuận ngân hàng không cao, ngân hàng khác lợi nhuận 500-700 tỷ đồng, trong khi SCB chỉ khoảng 300 tỷ đồng. Làm thế nào để tương xứng với các TCTD trên địa bàn, cân đối đầu vào và đầu ra?

Ông Văn cho hay SCB phải tìm cách để hạ lãi suất huy động nhưng vẫn giữ mục tiêu phát triển quy mô hoạt động của SCB. Đây là vấn đề liên quan đến vận hành, marketing và nhiều hoạt động khác. Do đó, muốn như vậy, SCB phải nâng chất lượng dịch vụ, rút ngắn thời gian giao dịch… và những nội dung này đều nằm trong kế hoạch thay đổi mô hình vận hành của SCB từ cuối năm 2018 đến nay.

ĐHĐCĐ thường niên SCB sáng ngày 16/04

Tăng vốn từ 3,000 – 5,000 tỷ đồng

Tại Đại hội, Ông Võ Tấn Hoàng Văn - TV HĐQT kiêm Tổng Giám đốc SCB cho biết 2019 là năm kết thúc quá trình tái cơ cấu lại theo Đề án tái cơ cấu gia đoạn 2015 – 2019 đã được NHNN phê duyệt. Đồng thời, với việc hoàn thiện Phương án cơ cấu lại gắn với Đề án xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020, SCB sẽ chú trọng cơ cấu lại danh mục tín dụng và cải thiện chất lượng nguồn thu cho Ngân hàng, chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng nguồn thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.

Mục tiêu tổng tài sản 2019 theo kế hoạch đạt 558,015 tỷ đồng, tăng gần 10%. Cho vay khách hàng đạt 341,138 tỷ đồng, tăng 13%, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ dưới 5% và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ dưới 3%. Huy động thị trường 1 đạt 473,338 tỷ đồng, tăng hơn 13%.

Kế hoạch lợi nhuận trước thuế 2019 đạt 273 tỷ đồng, tăng hơn 19% so với năm 2018. Trên cơ sở đó, SCB dự kiến trích lập quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ là 5% lợi nhuận sau thuế và 10% lợi nhuận sau thuế trích lập quỹ dự phòng tài chính.

Các chỉ số tài chính như tỷ lệ ROA và ROE đạt lần lượt 0.04% và 1.11%, hệ số CAR đạt trên 9%.

Năm 2019, SCB cũng đặt mục tiêu tăng vốn điều lệ từ 3,000 – 5,000 tỷ đồng bằng phương thức chào bán 500 triệu cp riêng lẻ với mệnh giá 10,000 đồng/cp cho cổ đông hiện hữu sở hữu từ 0.5% vốn điều lệ trở lên, nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Như vậy, tổng giá trị dự kiến thu được từ đợt chào bán này khoảng 5,000 tỷ đồng. Tính đến 31/12/2018, vốn điều lệ của SCB là 12,232 tỷ đồng, nếu thực hiện thành công vốn điều lệ của SCB có thể nâng lên mức tối đa là 20,232 tỷ đồng. Thời gian dự kiến phát hành trong quý 2/2019 hoặc quý 3/2019 sau khi được NHNN và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.

Số vốn sau khi tăng thêm sẽ được tập trung đầu tư tài sản cố định, hiện đại hóa công nghệ thông tin và đầu tư xây dựng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh.

Tại Đại hội lần này, SCB sẽ trình ĐHĐCĐ bầu bổ sung 2 thành viên HĐQT, 2 thành viên BKS nhiệm kỳ 2017-2022. Theo tờ trình, 2 thành viên HĐQT được đề cử thay thế là Nguyễn Phương Hồng và Mai Thị Thanh Thủy, 2 thành viên BKS được đề cử là Nguyễn Mạnh Hải và Lưu Quốc Thắng.

Trước đó, hai thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017 – 2022 là ông Chiêm Minh Dũng, ông Tạ Chiêu Trung và hai thành viên BKS là bà Phạm Thu Phong, bà Võ Thị Mười xin miễn nhiệm vì lý do cá nhân.

Năm 2018: Phát triển theo hướng ngân hàng bán lẻ

Tính đến ngày 31/12/2018, tổng tài sản của SCB đạt 508,954 tỷ đồng, tăng gần 15% so với đầu năm. Dư nợ cho vay đạt 301,892 tỷ đồng, tăng hơn 13% so với đầu năm. SCB duy trì tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu lần lượt là 0.61% và 0.42%.

Về hoạt động đầu tư và góp vốn, danh mục đầu tư của SCB đến cuối năm 2018 đạt 64,397 tỷ đồng, giảm gần 17% so với đầu năm. Tổng huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế của SCB tăng 65,011 tỷ đồng, tăng 18.4%, đưa tổng quy mô huy động thị trường 1 đạt 418,338 tỷ đồng.

Tăng trưởng tín dụng đạt 35,391 tỷ đồng, tăng hơn 13%, nâng quy mô cho vay lên 301,892 tỷ đồng. Tại Đại hội, Ông Võ Tấn Hoàng Văn cho biết năm qua SCB tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán lẻ, các sản phẩm tín dụng tập trung vào phân khúc cho vay bổ sung vốn kinh doanh. Đầu tư tài sản và cho vay tiêu dùng, mua xe, mua nhà.

Tổng thu ngoài lãi thuần đạt 1,746 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Năm 2018, lợi nhuận trước thuế của SCB đạt 229 tỷ đồng, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm trước. Mức lợi nhuận khiêm tốn này chủ yếu là do SCB vẫn đang trong quá trình củng cố nền tảng tài chính, các chi phí tái cơ cấu phát sinh trong năm tương đối cao cũng như việc SCB phải tập trung nguồn lực để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

Toàn bộ lợi nhuận không chia của SCB và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản của SCB (AMC) sẽ được bổ sung tăng vốn tự có nhằm nâng cao năng lực tài chính của Ngân hàng. Lợi nhuận giữ lại của năm tài chính 2018 sau khi trích lập các quỹ là gần 38 tỷ đồng của SCB và gần 1.8 tỷ đồng của AMC.

Cát Lam

FILI







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (3)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chủ dự án T&T City Millennia lãi gần 4 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024

CTCP Thái Sơn – Long An, chủ đầu tư của dự án T&T City Millennia tại tỉnh Long An cho biết đã lãi sau thuế gần 4 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2024, tăng 33% so với...

Ông Vũ Thế Phiệt làm Chủ tịch ACV

Ngày 06/09, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (UPCoM: ACV) đã công bố quyết định của HĐQT bầu ông Vũ Thế Phiệt, Tổng giám đốc giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Vietjet công bố báo cáo kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng mạnh

CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) vừa công bố báo cáo tài chính sau kiểm toán 6 tháng đầu năm 2024, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh so với cùng...

Phạt nặng TTC Hospitality vì kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng sai chủng loại

CTCP Du lịch Thành Thành Công (TTC Hospitality, HOSE: VNG) công bố nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra Bộ Tài chính. Công ty đã hoàn tất...

Khi kỳ lân bật bãi: Thị trường Việt có quá khốc liệt?

Với sự rời đi của Gojek, số kỳ lân đã bật bãi khỏi Việt Nam trong hơn 1 năm qua đã lên con số 4. Khá nhiều nguyên nhân phía sau, từ câu chuyện nền kinh tế đi xuống...

6 thương hiệu chủ chốt Vingroup được vinh danh trong top 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024 

Ngày 06/09/2024, công ty định giá thương hiệu uy tín toàn cầu Brand Finance công bố báo cáo về 100 thương hiệu giá trị nhất và mạnh nhất Việt Nam năm 2024. Trong...

Nông nghiệp Trường Hải vốn chủ gần 14.7 ngàn tỷ, lãi hơn 6 tỷ đồng nửa đầu 2024

Theo báo cáo tình hình tài chính định kỳ gửi tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), CTCP Nông nghiệp Trường Hải (Thaco Agri) tăng lãi 25% trong nửa đầu năm 2024.

Chuỗi cầm đồ F88 lãi 89 tỷ đồng nửa đầu 2024, phục hồi sau năm lỗ nặng

CTCP Kinh doanh F88 công bố tình hình tài chính định kỳ tới Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2024, Doanh nghiệp đã có sự phục...

No Va Thảo Điền lãi hơn 400 tỷ đồng nửa đầu năm

Sau hai năm lỗ liên tiếp, Công ty TNHH No Va Thảo Điền, công ty con của Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HOSE: NVL) bất ngờ lãi sau thuế hơn 400 tỷ đồng trong nửa đầu...

FID nói gì về việc tiếp tục lỗ nửa đầu năm 2024 và nhận ý kiến ngoại trừ của kiểm toán?

Sau 6 tháng đầu năm 2024, CTCP Đầu tư và Phát triển Doanh nghiệp Việt Nam (HNX: FID) báo lỗ ròng 2.5 tỷ đồng, nặng hơn mức lỗ gần 1 tỷ đồng cùng kỳ năm 2023 trong...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98