ĐHĐCĐ Vietjet: Mở rộng đường bay quốc tế, tăng 3-5 tàu bay/năm
ĐHĐCĐ Vietjet: Mở rộng đường bay quốc tế, tăng 3-5 tàu bay/năm
Sáng ngày 19/04/2019, CTCP Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên 2019. Vietjet đặt kế hoạch lãi hợp nhất trước thuế 6,219 tỷ đồng, tiếp tục mở rộng đường bay quốc tế, kế hoạch tăng trưởng 3-5 tàu bay/năm.
Kế hoạch lãi hợp nhất trước thuế 6,219 tỷ đồng, chi trả cổ tức 50%
Chia sẻ tại Đại hội, Bà Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch HĐQT VJC cho biết đến cuối năm 2019, VJC sẽ khai thác 76 tàu bay với hơn 145 ngàn chuyến bay, vận chuyển hơn 27.7 triệu hành khách. Tiết kiệm chi phí, giảm 5.5% tổng chi phí trên mỗi giờ bay và gia tăng hiệu quả hoạt động.
Ông Lưu Đức Khánh – TV HĐQT VJC cho biết kế hoạch doanh thu vận tải hàng không 2019 là 42,250 tỷ đồng, tăng 25%; doanh thu hợp nhất đạt 58,393 tỷ đồng, tăng trưởng 9%. Lợi nhuận trước thuế vận tải hàng không đạt 3,800 tỷ đồng, tăng trưởng 25% và lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt 6,219 tỷ đồng, tăng trưởng 7% so với thực hiện năm 2018.
Ông Khánh cho biết năm 2019, VJC sẽ tập trung vào độ an toàn, chất lượng dịch vụ, giá trị cốt lõi “An toàn, vui vẻ, giá rẻ, đúng giờ”.
ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch chi trả cổ tức 2019 với tỷ lệ 50%, ủy quyền cho HĐQT thực hiện toàn quyền triển khai kế hoạch như lựa chọn hình thức chia cổ tức bằng tiền mặt hay cổ phiếu, tỷ lệ chi trả mỗi đợt, thời điểm chi trả.
Kế hoạch thù lao, phụ cấp và kinh phí hoạt động của HĐQT và BKS dự kiến năm 2019 là 32 tỷ đồng.
Đại hội lần này cũng nhất trí thông qua bầu bổ sung 1 thành viên HĐQT độc lập nhiệm kỳ 2017 – 2022 nhằm đảm bảo cơ cấu thành viên HĐQT phù hợp với các quy định pháp luật. Theo đó, người được trúng cử là ông Donald Joseph Boylan. Ông Boylan có hơn 30 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không và tài chính hàng không, ông kinh qua vị trí lãnh đạo cấp cao ở các định chế lớn, công ty niêm yết ở châu Âu và Hong Kong.
ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Vietjet tổ chức sáng ngày 19/04/2019.
|
Mục tiêu tăng trưởng lãi trước thuế 24% trong 3 năm tới
Dựa trên cơ sở giả định về tăng trưởng khách hàng, đội tàu bay và kế hoạch khai thác, trong 3 năm tới (2019 – 2021), VJC đặt mục tiêu doanh thu vận tải hàng không tăng 35%, doanh thu hợp nhất tăng 28%, lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế tăng 34%, lợi nhuận trước thuế hợp nhất tăng 24%.
Trả lời câu hỏi của cổ đông về triển vọng tăng trưởng và nhu cầu phát triển của ngành hàng không Việt Nam, ông Khánh cho hay khả năng tăng trưởng và dư địa phát triển cho ngành hàng không nói chung và VJC nói riêng còn rất nhiều trong 5-20 năm nữa. Nhu cầu đi lại nội địa càng ngày càng cao, đi ô tô òn nhiều khó khăn, đi tàu còn khoảng 30 – 35 giờ từ Bắc vào Nam. Do đó, đường vận tải tốt nhất là hàng không. Thị trường nội địa tiềm năng, còn thị trường quốc tế hầu như không có giới hạn. Khi đơn giản hóa thủ tục Visa thì nhu cầu này càng tăng cao hơn nữa.
Đề cập đến việc quản lý chi phí giá xăng dầu và giải pháp để quản lý việc giá xăng tăng ảnh hưởng gì đến kết quả kinh doanh VJC, ông Tô Việt Thắng – Phó Tổng Giám đốc VJC chia sẻ, năm 2018 giá nhiên liệu tăng cao, trung bình tăng trên 29%. Từ ngày đầu VJC đã coi chi phí nhiên liệu là chi phí quan trọng, đã quản trị tốt chi phí nhiên liệu này. Biện pháp mà VJC đã triển khai từ ngày đầu, ngoài mở rộng mạng bay quốc tế, phát triển đội tàu bay hiện đại còn có tiết kiệm chi phí nhiên liệu, mở rộng tàu bay tiết kiệt nhiên liệu. Chủ động triển khai chương trình tiết kiệm nhiên liệu cho tất cả tàu bay, tiết kiệm 5%. Ngoài ra VJC còn lựa chọn đối tác cung cấp nhiên liệu chất lượng tốt, giảm thiểu hao hụt, có hệ thống lựa chọn nhiên liệu giá thấp nhất, phương án phòng ngừa rủi ro về nhiên liệu.
Ông Tô Việt Thắng cũng trần tình về 2 sự cố liên quan đến cất và hạ cánh trong năm 2018 vừa qua của VJC. Ông Thắng cho hay sự an an toàn là ưu tiên hàng đầu đối với VJC. Khi nhìn vào con số cụ thể, trong quá trình khai thác VJC vẫn duy trì được hệ thống quản lý an toàn thông qua các hệ thống kiểm chứng. Các chỉ số về sự cố của VJC cũng đang ở mức độ tốt.
Tăng 3-5 tàu bay/năm
Ông Trần Hoài Nam – Phó Tổng Giám đốc VJC chia sẻ thêm về định hướng sở hữu tàu bay, VJC đang vận hành theo hướng một năm tăng trưởng từ 3 – 5 tàu bay.
VJC tăng thêm các nguồn tài chính từ phát hành trái phiếu, cho vay theo cấu trúc,… Thêm nguồn cung cấp bảo lãnh của các công ty bảo hiểm, các định chế tài chính cung cấp cho vay để phát triển tàu bay. Nói chung, có nhiều giải pháp đảm bảo được hoạt động và tăng trưởng, đảm bảo chi phí tài chính tốt nhất.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc chia sẻ thêm, VJC đang sở hữu 1 tàu bay và 5 tàu bay thuê tài chính, và những tàu bay nay trong tương lai cũng sẽ thuộc sở hữu của VJC. Với 1 tàu bay VJC sở hữu, mỗi năm sẽ giảm 1 triệu USD/tàu nếu nhận được các khoản tài trợ tài chính tốt dựa trên sức khỏa tài chính của VJC. Ở Việt Nam, nếu đi vay ngân hàng bằng USD, thì chi phí sở hữu tàu bay sẽ đắt đỏ hơn là đi thuê tàu. Sở hữu tàu bay thông qua các nguồn tài chính có mức chi phí tốt nhất cho công ty.
Chia cổ tức 2018 tỷ lệ 55% bằng tiền mặt và cổ phiếu
Năm 2018, Vietjet đã đạt được những kết quả như vận chuyển 23.1 triệu hành khách, khai thác 64 tàu bay, 105 đường bay khai thác (trong đó 39 đường nội địa và 66 đường bay quốc tế), hệ số sử dụng ghế là 88.06%, tỷ lệ bay đúng là 84.2%.
Năm 2018, doanh thu vận tải hàng không đạt 33,779 tỷ đồng, tăng 50% so với năm trước và đạt 112% kế hoạch. Lợi nhuận vận tải hàng không trước thuế tăng trưởng gần 49% so với năm trước. Doanh thu phụ trợ đạt 8,410 tỷ đồng, tăng trưởng gần 54% so với năm trước. Tính tới 31/12/2018, tổng tài sản hợp nhất đạt 39,086 tỷ đồng, tăng 23.5% so với năm ngoái; vốn chủ sở hữu đạt 14,039 tỷ đồng, tăng gần 35% so với năm trước.
Năm 2018, VJC cũng đã tăng vốn điều lệ từ 4,514 tỷ đồng lên mức 5,416 tỷ đồng. Cổ tức 2018 được chia với tỷ lệ 55% gồm 30% là tiền mặt và 25% là cổ phiếu.
Năm qua, VJC đã ký hơn đặt hàng mua 100 máy bay Boeing 737 MAX và 50 máy bay Airbus A321 NEO, tiếp nhận và đưa vào hoạt động 10 tàu bay Airbus A321 NEO. Đồng thời, VJC còn khai thác thêm 1 đường bay nội địa và 27 đường bay quốc tế.
Về các công ty thành viên của VJC, VietJetAir Cargo đạt doanh thu tăng 24% so với năm 2018, đây là hoạt động mới, đưa hình ảnh dịch vụ vận chuyển của VJC tới thị trường châu Âu và trên thế giới.
Thai VietJetAir là dự án liên doanh đầu tiên tại nước ngoài hoạt động theo mô hình nhượng quyền thương hiệu từ VJC. Thai Vietjet thực hiện 13,978 chuyến bay, vận chuyển gần 2.2 triệu hành khách trên 11 đường bay đến các điểm nội địa tại Thái Lan như Bangkok, Phuket…
FILI