ĐHĐCĐ Vissan: Satra thoái vốn sau 2020, kế hoạch 2019 thận trọng do dịch heo châu Phi

11/04/2019 10:50
11-04-2019 10:50:34+07:00

ĐHĐCĐ Vissan: Satra thoái vốn sau 2020, kế hoạch 2019 thận trọng do dịch heo châu Phi

Sáng 11/04, ĐHĐCĐ thường niên của CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản Vissan (Vissan, UPCoM: VSN) đã thông qua kế hoạch kinh doanh năm 2019 với tổng doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt đạt 4,850 tỷ đồng và 200 tỷ đồng, tăng trưởng lần lượt là 9% và 14% so năm trước.

ĐHĐCĐ thường niên 2019 của Vissan diễn ra sáng 11/04 tại TPHCM.

Ban lãnh đạo Vissan nhận định, trong bối cảnh nền kinh tế phát triển, sự tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường bán lẻ cũng như sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới là tín hiệu cho thấy sự cạnh tranh quyết liệt của ngành thực phẩm từ sản phẩm cho đến hệ thống phân phối. Đây cũng là cơ hội và thách thức to lớn cho thương hiệu Vissan.

Thêm vào đó, nguồn heo trong nước thiếu ổn định do tình hình dịch bệnh lở mồm long móng lan rộng, bệnh dịch tả heo châu Phi bùng phát tại một số tỉnh và khó ngăn chặn lây lan các tỉnh thành khác dẫn đến việc giảm nguồn cung ứng thịt heo trên thị trường, nguồn heo sẽ khan hiếm, cạn kiệt. Như vậy, việc cung ứng thịt heo trên thị trường sẽ sụt giảm nghiêm trọng, người tiêu dùng sẽ thay đổi thói quen tiêu dùng.

Với mục tiêu tăng trưởng đã đề ra trong năm 2019, Vissan sẽ nâng cấp hệ thống nhận diện cho chuỗi cửa hàng giới thiệu sản phẩm Vissan, phát triển và mở rộng mô hình cửa hàng Vissan Premium, triển khai phương thức kinh doanh mới trên tất cả các kênh phân phối truyền thống và hiện đại... Cụ thể, hơn, Vissan dự kiến mở mới 5 cửa hàng giới thiệu sản phẩm/năm, tăng sản lượng tại các hệ thống bán lẻ như Coopmart khoảng 400 tấn/năm (heo và bò), Coopfoods tăng 800 tấn/năm, Satrafoods tăng 600 tấn/năm và các hệ thống siêu thị khác 95 tấn/năm.

Kế hoạch 2019 của Vissan

Liên quan đến câu hỏi của cổ đông vì sao Vissan đặt kế hoạch tăng trưởng mảng thực phẩm chế biến chỉ 10%, Vissan cho biết do đặc điểm tình hình năm nay ảnh hưởng của dịch heo châu Phi, trong khi mảng này của Vissan lại liên quan đến con heo nhiều nhất. Vì thế Công ty đặt kế hoạch tăng trưởng thận trọng ở mảng thực phẩm chế biến. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là 3 tháng đầu năm 2019, tỷ lệ tăng trưởng thực phẩm chế biến của Vissan vẫn trên 15%. Và dù tình hình sắp tới như thế nào thì VSN cũng đã xây dựng kịch bản nhập thịt heo đông lạnh từ nước ngoài về, từ đó khả năng tiềm ẩn là sẽ giảm tỷ lệ tăng trưởng của thực phẩm chế biến.

Kinh doanh thực phẩm tươi sống gặp nhiều khó khăn năm 2018

Nói về tình hình năm 2018, Ban lãnh đạo Vissan cho biết, giá heo hơi biến động liên tục từ tháng 4 và giảm nhẹ từ tháng 11 nhưng vẫn ở mức cao trên phạm vi cả nước. Trong đó, giá heo hơi mua vào bình quân năm 2018 của Vissan tăng 48.8% so với năm 2017. Tình hình kinh doanh thực phẩm tươi sống gặp nhiều khó khăn do giá nguyên liệu đầu vào tăng dẫn đến giá bán tăng, lượng khách hàng giảm.

Thị phần thực phẩm sống chia sẻ bởi nhiều đối thủ kinh doanh cùng ngành tại kênh hiện đại, kênh truyền thống lẫn kênh Horeca. Thêm vào đó, thị trường bán lẻ phát triển nhanh, tạo điều kiện mở rộng kênh phân phối của Công ty nhưng cũng gây khó khăn khi tăng lượng nhân viên tại các kênh này. Trước những khó khăn về tình hình nguồn nguyên liệu đầu vào cũng như sự hạn chế trong việc tăng giá bán thịt heo, Vissan tăng cường kiểm soát chặt nguyên liệu đầu vào, tiết kiệm trong sản xuất kinh doanh.

Trước tình hình đó, Vissan cũng đã hoạch định thương hiệu Vissan, 3 Bông Mai, Mai Vàng hướng đến phân khúc nhận diện riêng cho từng nhóm khách hàng. Song song đó, Công ty cũng cho ra mắt thị trường 13 sản phẩm mới, trong đó có sự xuất hiện của ngành hàng mới gia vị sản phẩm hạt nêm chuẩn vị thịt bổ sung Kẽm và Vitamin D3. Ngoài ra, Công ty còn phát triển thêm phương thức kinh doanh mới như triển khai dịch vụ đặt hàng online. Đặc biệt, tháng 1/2019, Công ty đã chính thức ra mắt thị trường sản phẩm thịt heo thảo mộc không kháng sinh và khai trương cửa hàng đầu tiên trong chuỗi cửa hàng thực phẩm cao cấp Vissan Premium.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn do tình hình thị trường nhưng kết thúc năm 2018, Vissan vẫn đạt được tổng doanh thu mạng lưới đạt 4,466 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2017, hoàn thành 97% so với kế hoạch; lợi nhuận trước thuế đạt 175 tỷ đồng, hoàn thành 98% so với kế hoạch; sản lượng thực phẩm tươi sống và thực phẩm chế biến lần lượt đạt 25,515 tấn và 22,660 tấn.

Hiện Vissan đang sở hữu hệ thống phân phối rộng khắp bao gồm 130,000 điểm bán trên kênh truyền thống, hơn 1,000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên toàn quốc và hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại 55 điểm.

Vissan cho biết cũng đang hoàn thiện thủ tục pháp lý thành lập cụm công nghiệp chế biến thực phẩm Vissan tại Long An và dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2021.

Kế hoạch thoái vốn của Satra tại Vissan thực hiện sau năm 2020

Vissan hiện có vốn điều lệ hơn 809 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), cổ đông lớn tiếp theo là Anco.

 

Trả lời câu hỏi của cổ đông về kế hoạch thoái vốn của Satra tại Vissan, đại diện Satra cho biết, Tổng Công ty đã xây dựng đề án tái cơ cấu trong toàn bộ danh mục đầu tư của Satra chứ không riêng Vissan. Và đề án tái cơ cấu này sẽ được thực hiện sau năm 2020 khi Satra đã cổ phần hóa xong. Hiện các đề án này Satra đang trình đơn vị chủ quản là UBND TPHCM phê duyệt, nên chưa thể công bố thông tin chính thức.

Trong khi đó, dự định cổ phần hóa của Satra được tiết lộ từ cuối năm 2016, nhưng tới nay vẫn chưa có thông tin gì thêm.

Liên quan đến CTCP Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế - Anco (Masan đang nắm 80.8% vốn), năm 2018 đơn vị này thực hiện được  2,025 tỷ đồng doanh thu thuần và 39 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Với kết quả đó, Anco đặt kế hoạch 2019 với doanh thu thuần trong khoảng 3,680-5,600 tỷ đồng, còn lợi nhuận từ 0-100 tỷ đồng.

Minh An

Fili







MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (1)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

LDG bị xử phạt 130 triệu đồng do vi phạm quy định về công bố thông tin

Ngày 27/11, Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) ban hành Quyết định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với CTCP Đầu tư LDG (HOSE: LDG).

Vietnam Airlines "bắt tay" Hãng hàng không Quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ

Vietnam Airlines và Turkish Airlines dự kiến đẩy mạnh hợp tác trên lĩnh vực vận chuyển hàng hóa và nghiên cứu khả năng thành lập hãng liên doanh vận chuyển hàng hóa

Kê khai sai thuế, DHC bị phạt và truy thu 443 triệu đồng

Ngày 28/11, CTCP Đông Hải Bến Tre (HOSE: DHC) thông báo nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Cục thuế tỉnh Bến Tre. Đồng thời, DHC cho biết đã chấp...

Cưỡng chế một công ty của bầu Thắng vì nợ thuế hơn 52 tỷ

Cục Thuế tỉnh Long An vừa công bố quyết định cưỡng chế thuế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với CTCP Khu công nghiệp Đồng Tâm - thành viên thuộc Đồng Tâm...

Nam Long: Doanh số bán hàng tăng vọt nhờ chiến lược “Chung tay đưa nhà dễ sở hữu trở lại”

Sau thử nghiệm chia nhỏ giỏ hàng để bán ở quý 2, chiến lược mới của Tập đoàn Nam Long (HOSE: NLG) với khẩu hiệu “Chung tay đưa nhà dễ sở hữu trở lại” đã mang lại...

Ngành dược quý 3: Chia hai thái cực

Khác với 2 quý đầu năm, bức tranh kinh doanh của doanh nghiệp ngành dược trong quý 3 có sự phân hóa rõ rệt. Một mặt chứng kiến sự lao dốc của nhiều doanh nghiệp...

FDC hoãn tổ chức ĐHĐCĐ bất thường

CTCP Ngoại thương và Phát triển Đầu tư TP.HCM (Fideco, HOSE: FDC) quyết định hoãn tổ chức kỳ họp ĐHĐCĐ bất thường dự kiến diễn ra ngày 01/12 tới.

Lợi nhuận doanh nghiệp xây dựng trên sàn trong quý 3 giảm 35%

Ngành xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung từ thị trường bất động sản.

Tỷ phú Joe Lonsdale: “Masan ứng dụng công nghệ như một công ty hàng đầu của Mỹ”

“Masan Group đã và đang đi đúng hướng, ứng dụng dữ liệu, đưa AI vào hoạt động kinh doanh như các công ty hàng đầu của Mỹ”, ông Joe Lonsdale – nhà sáng lập 8VC nhận...

CEO Lương Hoài Nam: Không có chuyện Bamboo Airways nộp đơn phá sản, đội bay bị cắt giảm còn 1/3

Là người dẫn dắt quá trình tái cấu trúc của Bamboo Airways, tân CEO Lương Hoài Nam muốn chứng minh rằng hãng hàng không nặng nợ 6 năm tuổi này vẫn có một tương lai...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98