Dow Jones bứt phá hơn 300 điểm khởi động quý 2 đầy mạnh mẽ
Dow Jones bứt phá hơn 300 điểm khởi động quý 2 đầy mạnh mẽ
Chứng khoán Mỹ nhảy vọt vào ngày thứ Hai (01/04), khi dữ liệu sản xuất mạnh mẽ của Mỹ và Trung Quốc đã xoa dịu lo ngại về khả năng giảm tốc của kinh tế toàn cầu, CNBC đưa tin.
Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số Dow Jones bứt phá 329.74 điểm lên 26,258.42 điểm, dẫn đầu là đà tăng của các cổ phiếu United Technologies, Caterpillar và J.P. Morgan Chase. Phiên ngày thứ Hai cũng đánh dấu là phiên đầu tiên Dow Jones vượt ngưỡng 26,000 điểm kể từ ngày 26/02/2019. Chỉ số S&P 500 tiến 1.2% lên 2,867.19 điểm, khi lĩnh vực tài chính có thành quả vượt trội. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 1.3% lên 7,828.91 nhờ đà tăng từ cổ phiếu Facebook, Amazon, Netflix và Alphabet.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh. Các cổ phiếu Citigroup, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Bank of America và J.P. Morgan Chase đều tăng ít nhất 2.5%. Chứng chỉ quỹ SPDR S&P Bank ETF vọt 2.8% khi lợi suất khởi sắc.
Hoạt động sản xuất tại Mỹ đã được mở rộng trong tháng trước, phục hồi từ mức thấp nhất kể từ cuối năm 2016, dữ liệu từ Viện Quản lý Nguồn cung (ISM) cho thấy. Dow Jones và S&P 500 đã vọt lên đỉnh trong phiên sau khi dữ liệu này công bố.
Tại Trung Quốc, chỉ số quản lý mua hàng (PMI) sản xuất của Caixin/Markit vọt lên 50.8 trong tháng 3 – mức cao nhất trong 8 tháng – cao hơn dự báo 49.9 từ các chuyên gia kinh tế tham gia cuộc thăm dò của Refinitiv. Chỉ số này cao hơn 50 cho thấy sự mở rộng, còn thấp hơn 50 lại cho thấy sự thu hẹp.
“Tuy nhiên, những diễn biến tích cực được đề cập ở trên không có nghĩa là tất cả các rủi ro đã được giải quyết. Một thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa hoàn tất và vẫn có thể bị trì hoãn”, Adrian Zuercher, Giám đốc phân bổ tài sản APAC tại Văn phòng đầu tư của UBS Global Wealth Management cho biết.
Chứng khoán châu Á khởi sắc sau dữ liệu tích cực, trong đó chỉ số Shanghai Composite vọt 2.6%. Các chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản và Kospi của Hàn Quốc đều tăng hơn 1% trong đêm. Chứng khoán châu Âu cũng nhảy vọt. Chỉ số Stoxx 600 đã tiến 1.2%.
Dữ liệu kinh tế tích cực đã mang đến một số hỗ trợ cần thiết cho nhà đầu tư, vốn đang mất niềm tin do nỗi lo về đà giảm tốc kinh tế toàn cầu. Hồi đầu tuần trước, chứng khoán đã chịu sức ép khi thị trường trái phiếu phát đi tín hiệu cho thấy một cuộc suy thoái ở Mỹ sắp xảy ra.
Lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm gần đây đã giảm thấp hơn lợi suất trái phiếu kỳ hạn 3 tháng, hiện tượng này được gọi là sự đảo ngược đường cong lợi suất. Đường cong lợi suất đảo ngược được xem là một yếu tố dự báo đáng tin cậy về suy thoái. Lợi suất trái phiếu tiếp tục nới rộng vào ngày thứ Hai, khi lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm tiến lên 2.49%.
Ngoài ra, trong các thông tin khác thúc đẩy thị trường, Mỹ và Trung Quốc gần đây đã kết thúc vòng đàm phán thương mại mới nhất. Các quan chức Mỹ hồi tuần trước cho biết Trung Quốc đã đưa ra các đề xuất về một số vấn đề – bao gồm cả chuyển giao công nghệ bắt buộc – đi xa hơn các cam kết trước đó.
2 siêu cường quốc dự kiến sẽ nối lại đàm phán ở Washington trong tuần này. Cả Mỹ và Trung Quốc đã áp thuế quan trị giá hàng tỷ USD đối với hàng hóa 2 bên trong tình trạng căng thẳng thương mại kéo dài.
Fili