Fed: Kinh tế Mỹ sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 2/2019

11/04/2019 09:26
11-04-2019 09:26:54+07:00

Fed: Kinh tế Mỹ sẽ phục hồi mạnh mẽ trong quý 2/2019

Ngay cả với kỳ vọng tăng trưởng thấp, biên bản họp chính sách tháng 3/2019 của Fed lưu ý rằng các thành viên kỳ vọng GDP sẽ “phục hồi mạnh mẽ” trong quý 2/2019.

Các thành viên của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) lưu ý rằng các điều kiện tài chính vốn đã thắt chặt mạnh trong quý 4/2019 giờ đã nới lỏng phần nào trong 3 tháng đầu năm nay. Các quan chức cho rằng chính họ đã tạo ra sự thay đổi này, cho biết “việc truyền tải thông tin của Fed kể từ đầu năm 2019 được xem là một yếu tố quan trọng góp phần dẫn tới sự cải thiện về điều kiện tài chính”.

Chủ tịch Fed Jerome Powell

Bên cạnh việc đối phó với diễn biến kinh tế, Fed còn phải chịu áp lực chính trị đầy căng thẳng. Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chỉ trích Fed, cho biết trong ngày thứ Sáu tuần trước (05/04) rằng Fed không chỉ nên hạ lãi suất mà còn nên cân nhắc khởi động lại chương trình mua trái phiếu (còn gọi là nới lỏng định lượng).

Trên hết, hai ứng cử viên tiềm năng mà Tổng thống Mỹ đề cử vào Ban Thống đốc của Fed, Stephen Moore (nhà nhận định kinh tế) và Herman Cain (từng là ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ) đã được xem xét kỹ lưỡng và đối mặt với triển vọng đầy bất ổn.

Theo biên bản họp này, cuộc họp của Fed tránh xa các yếu tố chính trị, tập trung vào những tính toán về chính sách tiền tệ - trong đó phải xét tới tỷ lệ thất nghiệp gần đáy 50 năm và một nền kinh tế chịu nhiều áp lực khi tác động tích cực từ các gói kích thích tài khóa dần nhạt phai.

Các thành viên cho biết họ xem khả năng đi lên và khả năng đi xuống là “khá cân bằng”.

Khả năng đi lên của nền kinh tế có thể xuất phát từ sự tăng trưởng nhanh hơn của chi tiêu hộ gia đình và đầu tư doanh nghiệp cũng như những ảnh hưởng tích cực còn lại của các đợt cắt giảm thuế năm 2017, thị trường lao động vẫn rất tích cực và tâm lý lạc quan của người tiêu dùng.

Rủi ro suy giảm bao gồm sự suy yếu của một số dữ liệu vốn có thể được xem là điềm báo cho thấy hoạt động kinh tế giảm mạnh. Hơn thế nữa, các chính sách thương mại và sự phát triển kinh tế nước ngoài có thể tiến triển theo hướng có tác động tiêu cực đáng kể tời tăng trưởng kinh tế Mỹ.

Các quan chức cũng bàn luận về bảng cân đối kế toán của Fed, trong đó bao gồm chủ yếu là trái phiếu Chính phủ Mỹ và chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp. Được biết, chương trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán đã bắt đầu từ tháng 10/2017. Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC) đã thông qua một kế hoạch giảm bớt quy mô của chương trình cắt giảm số dư trên bảng cân đối kế toán vào tháng 5/2019 và dừng hẳn vào tháng 9/2019.

Biên bản họp cho thấy các thành viên vẫn muốn giảm bớt sự không chắc chắn về kế hoạch thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán, do đó, họ quyết định đặt ra một khung thời gian cụ thể tại cuộc họp này.

Fed đã gia tăng số dư tài sản lên hơn 4 ngàn tỷ USD thông qua 3 vòng mua trái phiếu trong suốt và sau khi cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra từ 10 năm về trước, trong một nỗ lực giảm lãi suất dài hạn và nới lỏng các điều kiện tài chính. Động thái này cũng tạo ra thị trường con bò dài nhất trong lịch sử Phố Wall và đà tăng trưởng kinh tế gần chạm tới cột mốc dài nhất mọi thời đại.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Chính phủ Mỹ lại đối diện nguy cơ đóng cửa do vấn đề ngân sách

Ngân sách chính phủ dự kiến hết hạn vào cuối tháng Chín và Quốc hội Mỹ sẽ cần một dự luật tạm thời được gọi là "nghị quyết tiếp tục" (CR) để giữ cho các hoạt động...

Tín hiệu tích cực cho thị trường bất động sản Mỹ

Chi phí đi vay thấp hơn đã thúc đẩy chỉ số đơn xin mua nhà do Hiệp hội Ngân hàng thế chấp của Mỹ theo dõi tăng 1,8%, lên mức cao nhất trong gần hai tháng.

Trump và Harris đấu khẩu nảy lửa về chính sách thương mại với Trung Quốc

Donald Trump và Kamala Harris đã tranh cãi gay gắt về chính sách Trung Quốc trong cuộc tranh luận Tổng thống do ABC News tổ chức vào sáng ngày 11/09 (giờ Việt Nam).

Lạm phát Mỹ xuống thấp nhất kể từ năm 2021, mở đường cho đợt hạ lãi suất của Fed

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng yếu nhất kể từ tháng 2/2021, tạo tiền đề để Fed hạ lãi suất trong tuần tới.

Trung Quốc đối mặt vòng xoáy giảm phát: Liệu có lặp lại "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản?

Bóng ma giảm phát đang bao trùm nền kinh tế Trung Quốc, gợi nhớ về "thập kỷ mất mát" của Nhật Bản. Dữ liệu mới nhất cho thấy tình trạng này đang trở nên trầm trọng...

Fed giảm lãi suất, đồng USD vẫn có thể mạnh lên?

Trong bối cảnh Fed đang chuẩn bị cho một chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ, nhiều chuyên gia cho rằng đồng USD có thể suy yếu. Tuy vậy, một nhà phân tích từ...

Trung Quốc thống trị chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo toàn cầu

Trung Quốc đang ngày càng khẳng định vị thế thống lĩnh của mình trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Năm vừa qua chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh...

Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc: 3 tháng triển khai giải pháp cứu nguy, kết quả vẫn mờ mịt

Tháng 5 vừa qua, Chính phủ trung ương Trung Quốc đã kêu gọi hơn 200 thành phố mua lại các căn nhà "ế ẩm" nhằm giảm bớt tình trạng dư thừa. Tuy nhiên, sau hơn ba...

Các nền kinh tế trên thế giới chưa thể chiến thắng lạm phát

Lạm phát ở Mỹ và các nước Eurozone gần đây đã giảm xuống dưới 3%, chỉ cao hơn một chút so với mục tiêu lạm phát đề ra là 2%; trong khi các nước đang phát triển cũng...

WTO: Chủ nghĩa bảo hộ thương mại đe dọa thu nhập của nước nghèo

Các nước nghèo cần đầu tư nước ngoài và tiếp cận thị trường quốc tế để tăng trưởng bền vững, thu hẹp khoảng cách thu nhập với nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, Tổ...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98