Fed phản pháo trước những chỉ trích của Tổng thống Mỹ

09/04/2019 10:04
09-04-2019 10:04:21+07:00

Fed phản pháo trước những chỉ trích của Tổng thống Mỹ

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang phản pháo lại nhận định của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng quá trình thắt chặt chính sách tiền tệ đang gây tổn thương tới nền kinh tế.

Trong một nghiên cứu công bố ngày thứ Sáu (05/04), Fed khu vực St. Louis cho biết động thái giảm bớt số dư trái phiếu trên bảng cân đối kế toán của Fed – hay còn gọi là “thắt chặt định lượng” – sẽ không gây ra tác động tiêu cực đáng kể tới tăng trưởng.

Điều này đi ngược lại với lời khẳng định của ông Trump cùng ngày rằng quá trình bình thường hóa chính sách tiền tệ “thật sự khiến chúng ta chậm lại”.

Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell

“Đúng là việc gỡ bỏ các biện pháp hỗ trợ bất thường về tiền tệ có khả năng khiến hoạt động thực suy giảm và giá thấp hơn, nhưng quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán không phải là ‘thủ phạm’ khiến thị trường lao dốc trong năm 2018 và cũng không khiến hoạt động kinh tế bị chậm lại đáng kể trong tương lai”, Christopher J. Neely, Chuyên gia kinh tế Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), viết trong nghiên cứu.

Hiện nay, Fed cho phép thoái vốn bớt 50 tỷ USD/tháng khỏi trái phiếu Chính phủ Mỹ và các chứng khoán đảm bảo bằng khoản thế chấp và tái đầu tư khoản còn lại. Tuy nhiên, tại cuộc họp chính sách tháng 3/2019, Fed thông báo họ sẽ bắt đầu giảm quy mô của chương trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán trong tháng 5/2019 và gần như chấm dứt chương trình này vào tháng 9/2019 sau khi có khả năng giảm gần 1 ngàn tỷ USD trên bảng cân đối kế toán.

Ông Trump không chỉ kêu gọi chấm dứt chương trình thắt chặt định lượng mà còn thúc giục Fed cân nhắc nới lỏng chính sách như họ đã thực hiện trong thời kỳ khủng hoảng tài chính.

Tổng thống Mỹ đã đưa ra lời kêu gọi trên sau khi Bộ Lao động Mỹ ghi nhận nền kinh tế tạo thêm 196,000 việc làm mới trong tháng 3/2019 (vượt xa dự báo 175,000 việc làm) và tỷ lệ thất nghiệp ở mức 3.8%, gần mức đáy 50 năm. Bất chấp con số việc làm lạc quan, vẫn còn đó những hoài nghi về tính bền vững của giai đoạn bùng nổ kinh tế dưới thời ông Trump, trong đó GDP tăng trưởng 2.9% trong suốt năm 2018.

Ông Trump đã nhiều lần chỉ trích Fed khi cơ quan này nâng lãi suất và thực hiện các động thái tháo gỡ biện pháp nới lỏng tiền tệ đã thực hiện trong thập kỷ vừa qua. Tổng thống Mỹ cho rằng Fed chính là “thủ phạm” khiến thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc trong quý 4/2018, đồng thời nhận định tăng trưởng sẽ nhanh hơn nhiều nếu Fed không nâng lãi suất (4 lần trong năm 2018).

“Cá nhân tôi nghĩ Fed nên hạ lãi suất”, Tổng thống Mỹ nói với các phóng viên trong ngày thứ Sáu (05/04). “Tôi nghĩ chúng thực sự làm nền kinh tế chậm lại. Chẳng có lạm phát. Về các chương trình thắt chặt định lượng, Fed nên chuyển chúng thành các gói nới lỏng định lượng”.

Tuy nhiên, ông Neely đã phản đối ý tưởng của Tổng thống Mỹ về lộ trình chính sách tương lai, cho rằng “quá trình thắt chặt định lượng có lẽ không tác động quá mạnh tới nền kinh tế”.

“Nhịp độ của quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán – nếu được tiếp tục – sẽ cần ít nhất 5 năm để trở về xu hướng trước khủng hoảng”, ông Neely cho biết. “Tác động dần dần như thế này hoàn toàn tương phản với sự thay đổi giá tài sản lớn và rời rạc – vốn đi theo sau các tuyên bố mua tài sản và phản ánh những kỳ vọng về các yếu tố cơ bản trong ngắn hạn”.

Ông Neely dẫn lại 4 lý do cụ thể để giải thích tại sao các gói thắt chặt định lượng không hề tác động mạnh như Tổng thống Mỹ đã nói:

- Lợi ích sẽ không bị đảo ngược vì các gói nới lỏng định lượng “chỉ tạm thời điều chỉnh các thị trường kém thanh khoản”.

- Vì Fed đã chấm dứt chương trình mua tài sản trong năm 2014 và bắt đầu nâng lãi suất trong năm 2015, quá trình thắt chặt đã diễn ra với ít tác động tiêu cực tới cả nền kinh tế và thị trường tài chính.

- Bộ Tài chính Mỹ đã và đang phát hành trái phiếu kỳ hạn dài với mức lợi suất thấp hơn, qua đó giảm thiểu bớt thiệt hại của việc Fed giảm bớt trái phiếu có kỳ hạn dài.

- Fed đã giảm số dư trên bảng cân đối kế toán ở mức quá nhỏ đến nỗi cần phải mất vài năm thì thị trường mới cảm nhận được.

Ông Neely lưu ý những nỗi lo của nhà đầu tư trên thị trường phần lớn xuất phát các động thái thắt chặt của Fed, nhưng cho biết các động thái của Fed “không có khả năng làm giảm đáng kể hoạt động kinh tế”.

Bên cạnh việc chấm dứt quá trình thu hẹp số dư trên bảng cân đối kế toán, Fed cũng cam kết “kiên nhẫn” khi đưa ra các động thái lãi suất trong tương lai và báo hiệu sẽ không nâng lãi suất trong năm nay trừ khi dữ liệu thay đổi quá mạnh.

Vũ Hạo (Theo CNBC)

FiLi







TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Nội địa chật vật, người giàu Trung Quốc tìm kiếm cơ hội ở nước ngoài

Trong bối cảnh nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại, một làn sóng mới đang hình thành trong giới siêu giàu nước này. Không còn đơn thuần tìm kiếm lợi nhuận ngắn...

Bóng ma giảm phát đeo bám Trung Quốc

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc tăng thấp hơn dự kiến trong tháng trước, góp phần cho thấy các nhà hoạch định chính sách đang gặp khó khăn trong việc thúc...

Trung Quốc nới lỏng hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài

Theo danh sách hạn chế cập nhật mới được công bố ngày 8/9, Trung Quốc sẽ giảm các lĩnh vực hạn chế đầu tư nước ngoài từ 31 xuống còn 29 lĩnh vực, riêng ngành sản...

Nhật Bản đối mặt với khủng hoảng thiếu gạo tồi tệ nhất

Trải qua một trong những mùa hè nóng nực nhất, Nhật Bản phải đối mặt với cuộc khủng hoảng thiếu gạo lớn nhất trong 30 năm qua, với các kệ hàng trống rỗng, giá cả...

Bộ trưởng Yellen: Kinh tế Mỹ vẫn trên đà "hạ cánh mềm", thị trường việc làm chưa đáng ngại

Trong bối cảnh thị trường tài chính lo ngại về sự hạ nhiệt rõ rệt của thị trường việc làm, Bộ trưởng Tài chính Janet Yellen đã lên tiếng trấn an công chúng về sức...

Fed đứng trước ngã ba đường: Cắt giảm lãi suất 0.25 điểm phần trăm liệu có đủ?

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sắp khởi động quá trình nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng này khi lạm phát hạ nhiệt và thị trường lao động chậm lại. Câu hỏi lớn...

Trump nói sẽ áp thuế 100% với các quốc gia từ bỏ đồng USD

Trong bài phát biểu hùng hồn trong ngày 07/09, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sẽ áp thuế mạnh tay với các quốc gia từ bỏ đồng bạc xanh, bổ sung thêm...

Nền kinh tế Eurozone tăng trưởng thấp hơn dự đoán trong quý 2

Khu vực gồm 20 quốc gia đã ghi nhận mức tăng trưởng kinh tế 0,2% trong quý 2 so với quý trước đó, thấp hơn mức ước tính 0,3% được đưa ra hồi tháng Bảy.

Thống đốc Fed: 'Đã đến lúc hành động', sẵn sàng cho nhiều đợt hạ lãi suất

Thống đốc Fed Christopher Waller đã đưa ra tín hiệu cắt giảm lãi suất trong tháng này trong bối cảnh thị trường lao động hạ nhiệt rõ rệt.

Cựu Bộ trưởng Mỹ: Khả năng Fed giảm 50 điểm cơ bản đã tăng lên sau báo cáo việc làm

Trong bối cảnh thị trường việc làm Mỹ đang có dấu hiệu chững lại, cựu Bộ trưởng Tài chính Lawrence Summers cho biết xác suất giảm lãi suất 50 điểm cơ bản đã tăng...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98