Hồi hộp chờ kết quả đàm phán Mỹ-Trung, chứng khoán châu Á giao dịch ảm đạm
Hồi hộp chờ kết quả đàm phán Mỹ-Trung, chứng khoán châu Á giao dịch ảm đạm
Chứng khoán châu Á dường như khá yên ắng vào phiên chiều ngày thứ Năm (04/04) khi nhà đầu tư theo dõi chặt chẽ cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc, trong đó hai nền kinh tế lớn nhất thế giới được cho là gần tiến tới một thỏa thuận thương mại để chấm dứt xung đột thương mại kéo dài.
Tính tới lúc 13h45 ngày thứ Năm (04/04 – giờ Việt Nam), chỉ số Shanghai Composite tăng 34.85 điểm (tương đương 1.08%) và Shenzhen Component tiến 0.37%. Shenzhen Composite cũng cộng 0.108%. Tuy nhiên, ở Hồng Kông, chỉ số Hang Seng giảm 0.4%.
Diễn biến trên thị trường chứng khoán châu Á vào lúc 13h45 giờ Việt Nam
Nguồn: CNBC
|
Chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản chỉ còn tăng nhẹ 0.05%, còn Topix gần như đi ngang.
Cổ phiếu của công ty cung ứng thiết bị cho Apple, Japan Display, tăng hơn 6% sau khi Reuters đưa tin rằng Công ty sẽ cung ứng màn hình phát sáng hữu cơ (OLED) cho Apple Watch sau đó trong năm nay.
Thỏa thuận cung ứng này sẽ giúp Japan Display thâm nhập vào thị trường màn hình OLED, Reuters dẫn lại hai nguồn tin thân cận. Công ty Japan Display hiện đang cung ứng màn hình tinh thể lỏng cho iPhone XR.
Ở Hàn Quốc, chỉ số Kospi tiến nhẹ 0.12% khi cổ phiếu Samsung Electronics – vốn chiếm tỷ trọng cao trong chỉ số chung – tăng hơn 0.5%.
Trong khi đó, chỉ số ASX 200 của Australia giảm 0.83% khi các lĩnh vực suy yếu.
Hy vọng về thương mại Mỹ-Trung dâng cao
Các cuộc đàm phán thương mại cấp cao giữa Trung Quốc và Mỹ tiếp tục trong ngày thứ Tư (03/04) ở Washington. Hy vọng đang dâng cao khi cả hai bên tiến gần hơn tới một thỏa thuận, trong đó Tổng thống Mỹ Donald Trump dự định gặp Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào ngày thứ Năm (04/04) ở Washington.
Trong ngày thứ Tư (03/04), Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow nói với các phóng viên rằng Bắc Kinh đã thừa nhận Mỹ có lý do chính đáng để phàn nàn về việc đánh cắp sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ bắt buộc và tấn công mạng. Đây sẽ là bước tiến lớn lao hướng về một thỏa thuận, nhưng cũng chưa chắc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ giải quyết xung đột đủ để tạo ra một thỏa thuận.
“Đây là lần đầu tiên họ lên tiếng thừa nhận chúng ta có ý đúng về nhiều chuyện”, ông Kudlow nói với các phóng viên tại một sự kiện do tổ chức Giám sát Khoa học Người công giáo (CSM). Ông cho biết, trước đó “họ toàn phủ nhận”.
“Thông tin về thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung gần hoàn tất đã tạo ra tâm lý lạc quan”, Vishnu Varathan, Trưởng bộ phận kinh tế và chiến lược tại Mizuho Bank, viết trong một báo cáo buổi sáng.
Varathan cho biết vấn còn nhiều vấn đề khó khăn về việc triển khai thỏa thuận, chẳng hạn như yêu cầu Bắc Kinh không được đáp trả nếu Mỹ đơn phương hành động áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc nếu họ không tuân thủ theo thỏa thuận.
S&P 500 tăng liền 5 phiên
Chứng khoán Mỹ tăng nhẹ vào ngày thứ Tư (03/04), khi nhà đầu tư hân hoan với thỏa thuận thương mại sắp tới giữa Mỹ và Trung Quốc, mặc dù dữ liệu việc làm và kinh tế dịch vụ ảm đạm đã kìm hãm tâm lý lạc quan.
Cụ thể, chỉ số Dow Jones nhích 39 điểm lên 26,218.13 điểm khi cổ phiếu Intel và Home Depot có thành quả vượt trội. Chỉ số S&P 500 tiến 0.2% lên 2,873.40 điểm, đánh dấu 5 phiên leo dốc liên tiếp, khi lĩnh vực nguyên vật liệu và công nghệ dẫn đầu đà tăng. Chỉ số Nasdaq Composite cộng 0.6% lên 7,895.55 điểm.
Thị trường tiền tệ và dầu
Chỉ số đồng USD – thước đo diễn biến của đồng bạc xanh so với các đồng tiền chủ chốt khác – dao động ở mức 97.065 sau khi lên trên mức 97.2 trong ngày hôm qua.
Đồng JPY được giao dịch ở mức 111.38 đổi 1 USD. Đồng AUD – vốn nhạy cảm với thông tin thương mại – hồi phục lên mức 0.7115 USD sau khi lên tới mức 0.7127 USD.
Giá dầu đã suy giảm trong phiên giao dịch châu Á ngày thứ Năm (04/04), trong đó hợp đồng dầu Brent tương lai giảm nhẹ xuống mức 69.28 USD/thùng và hợp đồng dầu WTI tương lai giảm 0.18% xuống 62.35 USD/thùng.
FILI