Năm yếu tố kích thích sự tăng trưởng của các công ty FinTech tại châu Á

05/04/2019 20:00
05-04-2019 20:00:00+07:00

Năm yếu tố kích thích sự tăng trưởng của các công ty FinTech tại châu Á

Thị trường châu Á là thị trường cực kỳ năng động và hấp dẫn. Mức độ sử dụng điện thoại thông minh và tốc độ internet cao làm giảm thiểu đáng kể những rào cản giúp cho những ý tưởng mới có cơ hội xâm nhập và hoạt động. Thêm nữa, nhiều người châu Á tương đối tự do về tài chính. Mức thu nhập khả dụng đang gia tăng trên khắp khu vực, đồng nghĩa với việc gia tăng nhu cầu cho những hoạt động tài chính, quản lý tiền bạc, và thanh toán trong nước cũng như quốc tế.

 

Nhưng tại sao thị trường châu Á lại trở nên hấp dẫn đối với các công ty tài chính công nghệ (FinTech) và quản lý công nghệ (RegTech) châu Âu như thế? Dưới đây là 5 yếu tố chủ lực tác động đến sự bùng nổ FinTech ở khu vực châu Á.

1. Sự đặc thù của thị trường

Thị trường châu Á là một thị trường thực sự độc đáo. Mức độ tách biệt và khác biệt giữa các nước ở châu Á rộng hơn nhiều so với các nước ở châu Âu. Mỗi quốc gia đang phát triển với tốc độ riêng. Và tất cả các quốc gia này đều có những nhu cầu mà các công ty FinTech có thể đáp ứng được. Ví dụ, tài chính vi mô phổ biến hơn nhiều ở Indonesia so với Singapore, nơi mà tất cả các khoản thanh toán bằng mã QR được thực thi bằng kỹ thuật số và sáng kiến ​​mã QR của chính quốc gia này.

Sự thật là hầu hết các ngân hàng lớn ở Singapore đều hoạt động khắp châu Á. Họ đã mở rộng hoạt động kinh doanh bằng cách mua lại các ngân hàng địa phương. Việc tích hợp các tổ chức địa phương vào một nhóm thường không được thực hiện hoàn hảo. Những gì mà các công ty RegTech thực sự có thể cung cấp cho các ngân hàng ở châu Á là cách thức quản lý sự tuân thủ nội bộ của họ một cách tập trung và xem xét họ có khác biệt ở điểm nào so với các quy định địa phương tại các quốc gia khác nhau ở châu Á, từ đó đảm bảo rằng các ngân hàng này sẽ không rơi vào tình trạng không nhất quán.

2. Singapore đang trong giai đoạn chuyển đổi các quy định liên quan đến FinTech

Trên thực tế, Singapore là một trong những quốc gia có quy định gắt gao nhất ở châu Á, đây là một đất nước rất phát triển nhưng đồng thời cũng được quản lý rất nghiêm ngặt. Như Nik Storonsky, Giám đốc điều hành (CEO) và người sáng lập Revolut, đã chia sẻ với chúng tôi gần đây, trong khi mọi người đang băn khoăn đến các quy định dành riêng cho các công ty FinTech thì hiện tại, Singapore chỉ mới ở giai đoạn chuyển tiếp. Các cơ quan quản lý địa phương đang trong quá trình hợp nhất nhiều quy tắc và quy định của quốc gia này liên quan đến vấn đề thanh toán và các phương tiện lưu trữ giá trị, vốn có thể không còn phù hợp với thị trường hiện tại, thành một quy định mới, được gọi là Dự luật Dịch vụ Thanh toán. Thực trạng này sẽ bật đèn xanh cho các công ty RegTech cung cấp các giải pháp sáng tạo cho các công ty công nghệ tài chính đang hoạt động trong khu vực.

3. Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore

Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) là một tổ chức điều hành có ảnh hưởng rất lớn. Bản thân MAS đang điều chỉnh rất nhiều khía cạnh, và tổ chức này cũng đang học hỏi theo Cơ quan Quản lý Tài chính (FCA) của Vương quốc Anh. FCA thậm chí còn cung cấp nguồn vốn cho các công ty FinTech và RegTech. Việc MAS hợp tác rất chặt chẽ với FCA là một tấm gương về cách thức thúc đẩy sự đổi mới, cách thức làm thế nào để cung cấp một môi trường an toàn cho những tổ chức mới tham gia vào thị trường. Tổ chức này đang xem xét làm thế nào để họ có thể phát triển thị trường đó nhanh nhất có thể.

4. Tốc độ áp dụng công nghệ

Ở châu Á, tốc độ áp dụng công nghệ rất nhanh bởi vì phương diện này chưa được thiết lập tốt trước đó. Do đó, thị trường đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Đối với các công ty RegTech, điều đó đồng nghĩa với tiềm năng tăng tốc chu kỳ bán hàng và trên thực tế thì các nền tảng (platform) sẽ được chấp nhận nhanh hơn tại các ngân hàng ở Singapore và các quốc gia khác.

Công thức cho sự thành công là bạn có thể cung cấp được loại hình dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh khó có thể làm được giống như bạn. Nếu thực tế diễn ra như vậy, điều đó có nghĩa là các công ty FinTech và RegTech sẽ đạt được sự thành công ở thị trường châu Á mà không vấp phải nhiều sự cạnh tranh.

5. Sự cởi mở

Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, chắc chắn thị trường châu Á sẽ mở cửa chào đón những tổ chức mới. Nếu bạn đã hoạt động ở Singapore, thì các quốc gia khác rất sẵn lòng cởi mở để hợp tác, làm việc với các công ty từ châu Âu. Bởi vì, khi bạn cung ứng giải pháp cho các ngân hàng địa phương tại Singapore, điều đó cho thấy sự cam kết của công ty với thị trường địa phương. Ngoài ra, tại Hồng Kông, cũng có rất nhiều công ty châu Âu. Các công ty FinTech coi Hồng Kông là bàn đạp để hướng đến thị trường Trung Quốc, vốn cũng là một thị trường tài chính đồ sộ. Bạn có thể thiết lập ở Hồng Kông trước và nếu bạn có thể chứng minh rằng bạn có khách hàng ở đó, thì đó là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn cũng có tiềm năng hoạt động ở Trung Quốc.

Tuệ Nhiên (Theo Entrepreneur.com)

fili





MÃ CHỨNG KHOÁN LIÊN QUAN (2)

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC

Các công ty quản lý tài sản khổng lồ đang chi phối hệ thống tài chính Mỹ

Các công ty quản lý tài sản hàng đầu của Mỹ như Blackstone, Franklin Templeton, BlackRock và KKR, đang lấn lướt các ngân hàng ở Phố Wall để chi phối hệ thống tài...

Vì sao đồng USD tăng mạnh trở lại?

Thị trường tài chính thế giới đang đối mặt với một lực lượng mà họ không ngờ tới: Đồng đô la mạnh trở lại và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Các đồng tiền ổn định sau những biến động trên thị trường

Đồng yen tương đối ổn định và đồng USD duy trì gần mức cao sau những diễn biến địa chính trị và các hành động chính sách trong tuần trước.

Đồng won giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008

Trong phát biểu ngày 19/4, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) Rhee Chang-yong cho biết tỷ giá hối đoái đồng won có thể giữ ổn định nếu căng thẳng ở Trung...

Giới đầu tư ồ ạt rút vốn khỏi thị trường

Giá cổ phiếu tăng cao khiến nhà đầu tư lo lắng, kích thích tâm lý lo lắng và gây ra làn sóng rút hàng tỷ đô la khỏi cổ phiếu và trái phiếu rác trong tuần qua.

Các ngân hàng trung ương châu Á chật vật 'chế ngự' đô la

Các ngân hàng trung ương châu Á đang chuẩn bị ứng phó nhiều bất ổn hơn từ sự trỗi dậy của đồng đô la Mỹ khi triển vọng giảm lãi suất không chắc chắn của Mỹ trong...

Đợt tăng vốn lớn nhất cho Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2022

Phần lớn khoản cam kết tài trợ mới nhất, khoảng 9 tỷ USD, là của Mỹ dành cho Nền tảng bảo lãnh danh mục đầu tư mới, giúp hỗ trợ các khoản vay tư nhân và đầu tư vốn...

Doanh nghiệp Trung Quốc tăng cường tích trữ đô la

Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ đô la Mỹ khi họ dự đoán đồng nhân dân tệ (NDT) sẽ mất giá hơn nữa. Thực trạng này càng làm trầm trọng thêm đà...

Bê bối tài chính Wirecard: Kiểm toán EY rất cẩu thả

Theo các nguồn thạo tin liên quan tới cuộc điều tra, cơ quan giám sát kiểm toán Đức (Apas) nhận định hoạt động kiểm toán của EY đối với công ty thanh toán Wirecard...

Nội tệ mất giá, Hàn Quốc phát cảnh báo hiếm thấy

Chính phủ Hàn Quốc đưa ra cảnh báo hiếm hoi đối với những người tham gia thị trường ngoại hối sau khi đồng won nhanh chóng chạm mốc 1,400 won đổi 1 USD lần đầu tiên...


TIN CHÍNH




ĐỌC NHIỀU NHẤT


Hotline: 0908 16 98 98